Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Hoàn thiện phần mở đầu
Dòng 4:
Trong lịch sử, phạm vi của triết học bao gồm ''tất cả'' những nỗ lực nhằm đạt tới trí tuệ, tức bên cạnh những vấn đề triết học như cách mà ta hiểu hiện tại, nó cũng chứa đựng kiến thức của những bộ môn mà nay được coi là [[khoa học]] như [[Vật lý học|vật lý]], [[toán học]] và [[thiên văn học]].<ref>{{cite book|title=The beginnings of Western science: the European Scientific tradition in philosophical, religious, and institutional context|last=Lindberg|first=David C.|publisher=University of Chicago Press|year=2007|isbn=978-0-226-48205-7|edition=Second|location=Chicago, Illinois|pages=1–27|chapter=Science before the Greeks}}</ref> Chẳng hạn, cuốn sách ''[[Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên]]'' của Newton nay được coi là một tác phẩm về vật lý chứ không phải triết học. Triết học, theo cách hiểu hiện đại hơn, thường đề cập đến các vấn đề thuộc vào ba lĩnh vực chính là [[nhận thức luận]] (ví dụ, "Con người có thể nhận thức được những gì?"), [[siêu hình học]] ("Bản chất tối hậu của hiện thực là gì?") và [[Đạo đức học|luân lý học]] ("Tiêu chí gì đánh giá một hành động là tốt hay xấu?"). Bên cạnh đó, một số chủ đề khác như [[logic]], [[chính trị]]-[[xã hội]] và [[tôn giáo]] cũng có thể coi là thuộc về triết học.{{Sfn|Lawhead|2013|p=xxxiii}}
 
Các vấn đề và cách tiếp cận chúng của triết học phương Tây thay đổi không ngừng trong suốt hành trình dài hơn 25 thế kỷ của nó. Những nhà triết học Hy Lạp đầu tiên đã chiêm ngưỡng vũ trụ và đi tìm những yếu tố và các nguyên lí chi phối nó. Khi các [[thành bang Hy Lạp]] được hình thành, các câu hỏi về [[Luật pháp|pháp luật]] và đời sống của công dân trở thành những vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết. Sự trỗi dậy của [[Kitô giáo]] vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên mang đến cho triết học những câu hỏi mới như [[Sách Sáng Thế|Sáng thế]], [[đức tin]] và lý trí hay các vấn đề về [[Chân lý]]. Thời kỳ thịnh trị của Kitô giáo này được gọi là [[Trung Cổ|thời kỳ Trung cổ]] và kéo dài khoảng 10 thế kỷ. Đến [[Phục Hưng|thời kỳ Phục Hưng]], mối quan tâm lại hướng về thế giới tự nhiên bí ẩn và các quy luật chi phối nó, với đỉnh cao là các khám phá của [[Isaac Newton|Newton]]. Các chủ đề triết học giai đoạn này thiên về hướng nhận thức luận và tập trung vào [[tâm trí]] con người, thứ đã giúp tạo nên những tiến bộ khoa học vượt bậc vào thời điểm đó. Sau cuộc cách mạng của [[Immanuel Kant|Kant]], triết học vào thế XIX rất đa dạng và mở ra nhiều hướng đi khác nhau. Đây chính là tiền đề tạo nên ba trường phái triết học khác hẳn nhau vào thế kỷ XX là: [[chủ nghĩa thực dụng]], [[triết học phân tích]] và [[Chủ nghĩa hiện sinh|triết học hiện sinh]]. Đó cũng là những trường phái triết học có ảnh hưởng sâu rộng cho tận ngày nay.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.britannica.com/topic/Western-philosophy/General-considerations|tựa đề=Western Philosophy|họ=T. McLellan|tên=David|ngày=2021-1-28|website=Britannica|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20210310013933if_/https://www.britannica.com/topic/Western-philosophy/General-considerations|ngày lưu trữ=ngày 6 tháng 5 năm 2021|url hỏng=No|ngày truy cập=ngày 7 tháng 5 năm 2021}}</ref>
[[Tập tin:Lịch sử triết học.png|giữa|không_khung|784x784px860x860px|Sơ lược dòng thời gian của lịch sử triết học phương Tây]]
 
== Triết học thời kỳ cổ đại ==