Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
n typo (spelling)
Dòng 134:
Thiết bị sử dụng vật liệu trạng thái [[rắn]] đầu tiên là thiết bị dò sợi râu [[mèo]] ("cat's whisker" detector), dùng để thu tín hiệu vô tuyến trong thập niên 1930. Sợi râu tiếp xúc nhẹ với một tinh thể rắn (như tinh thể [[germanium]]) nhằm phát hiện ra tín hiệu [[radio]] thông qua hiệu ứng mối nối tiếp xúc.<ref>[http://encyclopedia2.thefreedictionary.com/solid+state "Solid state"], ''The Free Dictionary''</ref> Trong linh kiện [[chất rắn]], [[dòng điện]] bị hạn chế bởi các linh kiện [[bán dẫn]] và tổ hợp linh kiện nhằm bật tắt hay [[khuếch đại]] chúng. Dòng điện có thể biểu hiện dưới hai dạng: các [[electron]] mang điện âm, và các [[ion]] dương bị thiếu electron gọi là các [[lỗ trống electron]]. Các điện tích và lỗ trống này được giải thích theo ngôn ngữ của cơ học lượng tử, và chúng là cơ sở cho sự hoạt động của các [[chất bán dẫn]].<ref>John Sydney Blakemore, ''Solid state physics'', pp.1-3, Cambridge University Press, 1985 ISBN 0-521-31391-0.</ref><ref>Richard C. Jaeger, Travis N. Blalock, ''Microelectronic circuit design'', pp.46-47, McGraw-Hill Professional, 2003 ISBN 0-07-250503-6.</ref>
 
Thiết bị bán dẫn đi vào ứng dụng thực tế khi [[tranzitortransistorr]] được phát minh ra vào năm 1947. Nói chung [[mạch điện tử]] gồm các thiết bị bán dẫn như [[tranzitortransistorr]], [[chip]] [[vi xử lý]], và [[RAM]]. Một loại RAM đặc biệt là [[bộ nhớ flash]] được sử dụng trong các [[ổ USB flash]] và gần đây là [[SSD|ổ lưu trữ trạng thái rắn]] nhằm thay thế các đĩa từ quay trong các [[ổ đĩa cứng]]. Nghiên cứu thiết bị bán dẫn và thể rắn phát triển mạnh mẽ trong thập niên 1950 và 1960, khi công nghệ [[đèn điện tử chân không]] chuyển sang các [[điốt bán dẫn]], [[tranzitortransistorr]], [[mạch tích hợp]] (IC) và [[LED]].
 
==Các khái niệm==
Dòng 501:
{{chính|Điện tử học}}
[[Tập tin:Arduino ftdi chip-1.jpg|thumb|phải|250px|Các linh kiện điện tử được [[công nghệ dán bề mặt|dán lên bo mạch]].]]
Điện tử học nghiên cứu và ứng dụng mạch điện chứa các linh kiện điện chủ động như [[đèn điện tử chân không]], [[tranzitotransistor]], [[điốt bán dẫn]] và [[vi mạch]], cũng như công nghệ kết hợp với các linh kiện bị động. Đặc tính [[phi tuyến]] của các linh kiện chủ động và khả năng kiểm soát dòng electron của chúng cho phép các linh kiện này khuếch đại được tín hiệu yếu và điện tử học được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ [[xử lý thông tin]], [[viễn thông]], và [[xử lý tín hiệu]]. Khả năng các thiết bị điện tử hoạt động như những công tắc [[switch]] dẫn đến sự ra đời của ngành công nghệ xử lý thông tin số. Công nghệ liên kết các linh kiện như các [[mạch in]], công nghệ đóng gói..., và những hạ tầng viễn thông khác hoàn chỉnh tính năng của mạch và kết hợp các linh kiện với nhau thành một hệ thống làm việc theo chức năng của nó.
 
Điện tử học khác với khoa học điện công nghiệp và công nghệ [[cơ điện]]; mà nghiên cứu cách sản xuất điện, truyền tải và phân phối, biến đổi dòng điện, lưu trữ, và chuyển năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác sử dụng [[dây điện|dây dẫn]], [[động cơ điện]], [[máy phát điện|máy phát]], [[pin (điện học)|pin]], [[công tắc]]/ngắt mạch, [[rơ le]], [[máy biến áp]], [[điện trở (thiết bị)|điện trở]], và các linh kiện bị động khác. Sự phân biệt này bắt đầu hình thành vào năm 1906 khi [[Lee De Forest]] phát minh ra [[triode]], với khả năng [[bộ khuếch đại|khuếch đại]] tín hiệu vô tuyến yếu và tính hiệu âm thanh yếu mà không cần thiết bị cơ học nào hỗ trợ. Cho đến tận 1950 lĩnh vực này được gọi là "công nghệ vô tuyến" bởi vì các ứng dụng chính của nó là trong thiết kế và lý thuyết các máy truyền vô tuyến, máy thu vô tuyến, và đèn điện tử chân không.