Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Những nhà triết học Ionia: Sửa lại phần này
Dòng 18:
'''[[Pythagoras]]''' được tôn vinh trong những tác phẩm kinh điển là một trong những người nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại.{{Sfn|Kenny|2006|p=1}} Ngày nay, tên tuổi của ông gắn liền với những công trình toán học, đặc biệt là [[Định lý Pythagoras|định lý mang tên ông]] nói về mối quan hệ giữa chiều dài cạnh huyền và hai cạnh góc vuông trong một tam giác vuông.{{Sfn|Tatarsky|20017|p=24}} Dù danh tiếng của ông gắn với toán học, ông cũng có những đóng góp không nhỏ cho triết học.{{Sfn|Tatarsky|2017|p=23}} Phái của Pythagoras tin rằng, tất cả sự vật đều được cấu tạo từ những [[Số|con số]], trong đó số "1" biểu hiện cho cội nguồn của vạn sự.{{Sfn|Kahn|2001|p=27}}{{Sfn|Riedweg|2005|p=23}} Nhờ việc tìm ra mối liên hệ giữa toán học, âm nhạc và quỹ đạo chuyển động của hành tinh, Pythagoras cùng những môn đệ của mình tin rằng: quy luật của [[Toán học]] cũng chính là quy luật của [[Hệ vũ trụ|Vũ trụ]] (en. ''Cosmos'') này.{{Sfn|Lawhead|2013|p=14}} Bên cạnh đó, Pythagoras cũng tin rằng linh hồn của con người sau khi chết đi sẽ được chuyển đến một loại động vật khác nào đó; chính vì vậy mà ông ăn chay và cũng khuyên những môn đệ của mình thực hiện như vậy.{{Sfn|Tatarsky|20017|p=24}}
 
Một nhà hình học lỗi lạc khác là '''[[Thales]]'''. Giống như Pythagoras, định lý mang tên ông được nhắc đến và ứng dụng rất nhiều trong bộ môn hình học. Nhờ những kiến thức của mình, Thales có thể đo được chiều cao của [[kim tự tháp]] nhờ bóng đổ xuống của chúng.{{Sfn|Kenny|2006|p=2}} NgoàiKhi ra,Thales ôngdự cũngđoán thành nhữngcông phátvề hiệnthời đángđiểm kểxảy trongra lĩnhnhật vựcthực [[thiênvào vănnăm học]]585 nhưtrước Công nguyên, ông chỉ ra đượcrằng [[Tiểuthế Hùng|chòmgiới sao Tiểuđược Hùng]]vận hành nêubởi những tácquy dụngluật củabất chòmbiến sao nàycon trongngười việc địnhthể hướnghiểu được.{{Sfn|KennyLawhead|20062013|p=24}} Về mặt triết học, Thales có lẽ là người đầu tiên đặt câu hỏi về cấu trúc và bản chất của toàn thể vũ trụ.{{Sfn|Kenny|2006|p=2}} Và câu trả lời của ông là [[nước]],{{Sfn|Tatarsky|2017|p=15}} theo Thales thì tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ nước, còn chính mặt đất này cũng nổi trên một khối nước (sau này, [[Aristoteles|Aristotle]] đặt câu hỏi thêm: thế khối nước đó lại đặt trên thứ gì?){{Sfn|Tatarsky|2017|p=15}}{{Sfn|Kenny|2006|p=2}} Thales không tin rằng linh hồn có thể chuyển giao như Pythagoras, nhưng ông tin rằng linh hồn là bất diệt.{{Sfn|Kenny|2006|p=2}}
 
Người cuối cùng và có lẽ nổi tiếng nhất trong số những triết gia đầu tiên trên đảo Ionia là '''[[Heraclitus]]'''.{{Sfn|Kenny|2006|p=7}} Trái ngược hoàn toàn với Thales, Heraclitus tin rằng cả thế giới được cấu tạo từ [[lửa]] và ông đặt ra vòng chuyển biến giữa [[bốn nguyên tố cổ điển]] ([[khí]], [[nước]], [[đất]], lửa) với lửa làm trung tâm.{{Sfn|Kenny|2006|p=8}} Nhưng ý tưởng rằng thế giới được "làm" từ lửa không gây ấn tượng bằng quan điểm của ông cho rằng: mọi thứ đều thay đổi và biến động và quá trình này không bao giờ dừng lại.{{Sfn|Kenny|2006|p=8}} Điều này được thể hiện qua một câu nói nổi tiếng của ông:{{cquote|Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông|qcolor=#8e001c|tác giả=[[Heraclitus]]}}