Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 8:
Như định nghĩa về chữ 「'''Phi'''; 妃」, đó nguyên bản là một cách gọi [[vợ]], tức ''"chính thất"'' của các vị [[Vua]] thời viễn cổ, từ đời [[nhà Thương]] và [[nhà Chu]] thì 「''"Thiên tử chi Phi viết Hậu"''; 天子之妃曰后」, do đó từ ''"Phi"'' dần không còn được nhắc đến như một tước hiệu nữa, mà gần như thành một [[danh từ]].
 
Từ thời [[nhà Hán]], các [[Hoàng tử]] đều trở thành [[Quốc vương]], ban đầu thì do chế độ [[chư hầu]] còn theo triều đại [[nhà Chu]] nên đất phong đều ở trạng thái Tiểu quốc độc lập quy phụ triều đình, do vậy [[vợ]] của các Hoàng tử Vương đều là [[Vương hậu]], mẹ là [[Vương thái hậu]]. Từ thời [[Tào Ngụy]] về sau, tước Vương dần bị tiêu giảm đáng kể, đất phong dần thành Thực ấp phong kiến mà không còn hình thái Tiểu quốc bán độc lập quy phụ triều đình nữa, cho nên ''"Vương hậu"'' không còn thích hợp để gọi vợ của Hoàng tử Vương. Lúc này ''"Vương phi"'' được sử dụng.
 
Bên cạnh vợ cả, Hoàng tử Vương cũng có các thiếp xuất thân cao, lúc này lại phân ra tình trạng gọi 「'''Chính phi'''; 正妃」 cho người chính thất, mà các Thị thiếp có danh phận cao được gọi là 「'''Trắc phi'''; 側妃」 hoặc 「'''Thứ phi'''; 次妃」. Thế nhưng phần lớn ''"Chính phi"'' rồi ''"Trắc phi"'' này chỉ là một dạng nhã xưng - tức xưng hô lịch sự mà không đưa vào quy hoạch tước vị chính thức của triều đình, phần lớn ''"Vương phi"'' đều chỉ nói đến chính thất mà không phải trắc thất cùng thiếp thất.