Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trợ giúp:Chỗ thử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tôi tên là Thảo
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 1:
= Nguyễn Chí Oanh =
Hello
 
=== '''I.''' '''Tổng quát''' ===
'''Nguyễn Chí Oanh''', sinh ngày 3 tháng 6 năm 1944 (tức ngày 13 tháng  4 năm Giáp thân). Ông là kỹ sư xây dựng thủy lợi thủy điện, nguyên là cán bộ của [[Tổng công ty Sông Đà|Tổng Công ty Sông Đà]]; ông đã kinh qua các chức vụ quản lý Công ty thành viên của Tổng công ty:  Phó giám đốc rồi Giám đốc Xí nghiệp gỗ (Sông Đà), Phó Giám đốc Công ty Cung ứng Vật tư (Sông Đà), phó giám đốc công ty Vật tư Thiết bị Sông Đà, Giám đốc công ty Xây lắp và kinh doanh vật tư xây dựng, Trưởng ban Q'''uản lý và thi công công trình ngầm''' “ do tổ chức viện trợ  phát triển SIDA của Thụy điển tài trợ cho Chính phủ Việt Nam. (Bộ Xây Dựng và Tổng Công ty Sông Đà đơn là vị thụ hưởng)
 
Ông là một trong số ít cán bộ kỹ thuật  đầu tiên tham gia xây dựng  nhà máy thủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện đầu tiên lớn nhất Việt Nam 1960-1965
 
Ông là người thay mặt bên B (bên thi công) và ông Thái Phụng Nê'''<sup>(1)</sup>''', bên A (chủ đầu tư) ký biên bản  và ra lệnh cho đội Máy xúc (thuộc Liên đội thi công cơ  giới) đào  gầu đất đầu tiên tại móng nhà máy thuỷ điện Thác Bà (8/1963).
 
Năm 1975, ông chuyển về xây dựng Thủy điện Sông Đà (Hòa Bình); hơn 10 năm , ông  là  Phó tư lệnh về “hậu cần”: vật tư, thiết bị xây dựng cho Nhà máy.
 
Giai đoạn hậu Sông Đà. Ông  cùng với các chuyên gia của công ty SKANSKA  (Thụy Điển) viết, và đề xuất  dự án “ '''Nâng cao năng lực quản lý và thi công công trinh ngầm” được''' Nhà nước phê duyệt và đề nghị Chính phủ Thụy điện tài trợ vốn ODA cho dự án.  Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao công nghệ ( không hoàn lại)  lớn nhất của nước ngoài  cho Việt Nam trong thập niên 1990 '''<sup>(2)</sup>.'''
 
Theo chương trình của dự án: Trong 3 năm ( 1997-1999) Thụy Điển đã đưa hơn 10 chuyên gia có trình độ cao về chuyên môn  kỹ thuật đào hầm của  các nước:Thủy Điển, Áo, Pháp, Úc, Mỹ…sang giúp Viêt nam. Dự án  đã được áp dụng ngay trên các  công trình thủy điện: I-A-Ly, Sông Hinh,  hầm giao thông  đèo Hải Vân, hầm đèo Ngang, đã  góp phần vào đẩy nhanh tiến độ  hoàn thành các công  trình nêu trên; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế  nước ta những năm cuối thế kỷ 20.
 
=== '''II. Tiểu sử''': ===
Ông '''Nguyễn Chí Oanh''' quê ở thôn Phù Yên, xã Trường yên, huyện Chương mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Thủ đô Hà Nội. Bố ông là Nguyễn Chí Liêm, mẹ là Nguyễn Thị Hoẹt, đều là nông dân thuần túy. Vợ ông là Nguyễn Thị Loan, cán bộ tài vụ-kế toán Nhà máy Bê tông tấm lớn Xuân Mai thuộc Bộ Xây Dựng.
 
Gia đình ông có 3 người con: Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Sơn Trường, Nguyễn Thị Tuyết Chinh.
 
-      '''1953 - 1956''' : Học cấp 1 tại địa phương.
 
-      '''1957 - 7/1960''': Học cấp 2  trường Nguyễn Huệ,  Hà đông
 
-      '''8/1960 - 8/1962''': Học tại  Học viện Thủy lợi - Điện lực.( hệ trung cấp) .
 
-      '''1970''' - '''1975''': Học Đại học  Xây dựng - Hà Nội (Khóa 10 TC) lấy bằng Kỹ sư Xây dựng.
 
-      '''Trình độ ngoại ngữ''' : Tiếng Nga, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc.
 
-      '''Lý luận  Chính trị''' : Trung cấp
 
-      '''Ngày vào Đảng''':   16-8-1966.
 
-      '''Ngày chính thức''': 16-5-1967.
 
=== '''III. Sự nghiệp và đóng góp:''' ===
-      Sau tốt nghiệp Học viện Thủy lợi - Điện lực, tháng 8 năm 1962  ông xung phong tình nguyện đi miền núi làm việc xây dựng công trường Thủy Điện Thác bà <sup>3</sup>, Ông  công tác tại Phòng  Kế hoạch -Kỹ thuật ( bên B) , nhiêm vụ  thiết kế & lập  biện pháp tổ chức thi công công trình Thủy Điện Thác bà.
 
-      Tháng  8 năm  1964,  ông  là người đầu tiên trong số về  công trường Bê tông  và  được giao: phụ trách Trưởng ban Kế hoạch-Kỹ thuât  của công trường. Ông là cán bộ  tham mưu  chính cho   Công trường .
 
-      Ngày đầu về công tác tại công trường Bê tông Ông đã có sáng kiến cho đóng Sa bàn (Mô hình) 1/100 bằng gỗ đặc. Mô hình  thể hiện các khối đổ Bê tông toàn bộ các hạng mục công trình: nhà máy, đập tràn, tường cánh gà, sân tiêu năng và kên dẫn ra. Mô hình do  ông trực tiếp chỉ đạo làm rất chi tiết có thể lắp ghép các khối thành một nhà máy thủy điện thu nhỏ, hoàn chỉnh.
 
-      Sáng kiến nhỏ nhưng lợi lớn:  mô hình đã giúp lãnh đạo công trường hình dung  rất dễ  dàng về vị trí, chi tiết các khối đổ. Hàng ngày. hàng tháng,  quý,  năm ông báo cáo kế hoạch tiến độ thi công (trên mô hình) cho Đảng ủy, Ban  Giám  đốc, các đội trưởng, tổ trưởng sản suất để  họ nắm bắt được công việc một cách nhanh chóng. Nhờ vậy mà năm nào  Công trường  Bê tông cũng hoàn thành kế hoạch tiến độ đề ra.
 
-      Ngày 19-8-1964''''',''''' chào mừng ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 74 tuổi, công trường tổ chức đổ khối khối  bê tông  khối đầu tiên rất trọng thể. Tham dự  có đoàn ngoại giao    các nước XHCN, Đại sứ quán Liên Xô và đại diện  Chính phủ có phó Thủ tướng [[Lê Thanh Nghị|'''Lê Thanh''' '''Nghị''']] (Ủy Viên Bộ Chính trị)  tới dự. Ông đã   thay mặt Cán bộ kỹ thuật trên công trường cùng Phó Thủ tướng và Trưởng đoàn chuyên gia Liên xô  cùng chung tay quay chiếc vô lăng đổ Ben vữa Bê tông đầu tiên, đồng thời cùng Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn chuyên gia theo phong tuc  ném  những đồng tiền xu VN và tiền xu Liên xô  vào mẻ bê tông đầu tiên này <sup>4</sup> .
 
-      Năm 1966 Mỹ đánh bom mạnh miền Bắc, có thủy điện Thác Bà buộc Công trường Thác bà phải tạm ngừng thi công ngay sau trận ném bom ngày 8/7/1966. Thời gian này Ông đã có công việc tổ chức sơ tán lực lượng trên công trường giúp bảo toàn lực lượng trên. Những ngày cao điểm ông cũng đã trực tiếp cùng bô đội trực chiến trên đồi cao bắn máy bay Mỹ <sup>5</sup>  trong những ngày bộ đọi và dân quân cùng trên chiến hào.
 
-      Trận Mỹ đánh bom trực tiếp vào công trường Bê tông  lúc 13 giờ ngày 8/7/1966, bom rơi trúng khu nhà ở của công nhân khi họ đang chuẩn bị đi làm ca 2 trong ngày. Trận ném bom đã làm  hy sinh  50 cán bộ công nhân công trường Bê tông và công trường khoan phun xi măng dẫn đấn công trường Bê tông và toàn Thác bà phải tạm ngừng thi công ngay sau đó. Trong trận ném bom hôm ấy với cương vị Đại đội trưởng dân quân tự vệ, ông  đã chỉ huy anh em tự vệ rất dũng cảm xông ra trận địa khi bom vừa dứt để:  dập lửa, cứu thương, tải  người bị thương. Các dân quân ông chỉ huy đã vượt qua  trên 10 cây số  đường rừng nhiều đồi cao suối sâu để đến được Bệnh viên nhanh nhất, kịp chữa cứu sống được gần 60  người bị nạn. Ông  đã chủ động tổ chức  lại anh em trên công trường, bình tĩnh, ổn định nhanh  sự hỗn loạn, thu dọn  trận địa , mặc dù trong lúc đó cứ vài phút máy bay trinh sát của Mỹ  vẫn lượn   trên bầu trời khu vực trận địa chúng vừa ném bom; về đêm chúng thả pháo sáng rực cả khu vực công trường để chụp ảnh.  Trong trận đó, với nghị lực tuổi trẻ,  với tinh thần không quản ngại hy sinh. Ông cùng anh em suốt cả đêm hôm đó và ngày hôm sau, sát cánh bên đồng chí Chỉ huy công trường tổ chức  đội mộc đóng áo quan thu gom thi thể nhừng công nhân thiệt mạng, khâm niệm, tiễn đưa họ đến nơi an nghỉ cuối cùng. Kểt thúc trận chiến đấu hôm đó ông được lãnh đạo công trường tuyên duơng khen thưởng và được kết nạp vào Đảng.
 
-      Từ tháng 8 năm 1966 đến tháng 12 năm 1970: Công trường Thác bà tạm ngừng thi công,  phần lớn cán bộ công nhân chuyển sang làm  công trình khác,  cán bộ công nhân đủ sức khỏe đều nhập ngũ vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ;  ông  xung phong nhập ngũ nhưng Tổ chức  điều ông đến “Ban chuẩn bị thi công trở lại” khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom.
 
-       Tại “Ban chuẩn bị thi công trở lại ”. ông làm tổ trưởng tổ điều độ, ông chỉ huy điều phối các đơn vị toàn công trường tháo dỡ máy móc thiết bị,  đưa  máy thiết bị đi sơ tán, bảo toàn lực lượng  chờ thi công trở lại. Năm 1968 -1970 Sau khi sơ tán xong  sơ tán thiết bị, ông được giao nhiệm vụ  đi kiểm tra giám sát kỹ thuật xây dựng các công trình xây dựng Quốc phòng dân sinh khác như  ''Sân bay 130, Xưởng Trung đại tu  máy kéo ,nhà máy nước Tuyên Quang, mỏ  đá Hang dơi , Giấy bãi bằng, Dệt Minh phương  vv…''
 
-       Từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 8 năm 1975''':'''  Ông làm Tổ trưởng, tổ Tổng hợp - Phòng kỹ thuật Thác bà. Trong trong thời gian này, Ông học đại học trường Đại học xây dựng (khóa 10  khoa Tại chức) tốt nghiệp xuất sắc,  được phát bằng Kỹ sư xây điển hình của khóa 10 tại hội nghị tổng kết các khoa  toàn  trường năm 1975 ) .
 
-      Từ tháng 9 năm 1975: ông được điều về Hòa Bình, làm Trợ lý tổng hợp  cho ông Chu Đỗ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiêm  chức Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Đà cho  đến khi ông Chu Đỗ  không kiêm nhiệm  chức TGĐ ( tháng 2 năm 1976).
 
-       Từ tháng 3 năm 1976 đến tháng 6 năm 1976: Tổ trưởng Tổ chuyên môn Kỹ thuât tổng hợp ( Tổng Công ty Sông Đà), ông phụ trách phần quy hoach và giám sát thi công xây dựng các tiểu khu 1,2,3,4, khu chuyên gia Tổng Công ty Sông Đà) và các hạng mục Ban đầu bên bờ trái Thủy điện Hòa Bình.  
 
-       Từ tháng 7 năm 1976 đến tháng 9 năm 1977: Ông là Phó giám đốc  Xí nghiệp Gỗ,  Tổng Công ty Sông Đà.
 
-       Từ tháng 10 năm 1977 đến tháng 12 năm 1980: Giám đốc Xí nghiệp Gỗ Tổng Công ty Sông Đà.
 
-       Từ tháng 1 năm 1981 đến tháng 3 năm 1991: Phó giám đốc công ty Cung ứng vật tư , sau là công ty Vật tư Thiết bị Sông Đà<sup>6</sup> . Trong thời này, năm 1983 ông đi  học thực tập sinh quản lý  xây dựng thuỷ điện tại Nước Cộng hòa Tajikistan  (Thuộc Liên xô cũ).    
 
-       Từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 3 năm 1992: Phó giám đốc Công ty Vật tư thiết bị Sông Đà kiêm giám đốc XN vật tư số 1 - Sông Đà.
 
-       Từ tháng 4 năm 1992 đến tháng 2 năm 1994: Giám đốc Công ty Xây lắp và kinh doanh vât tư Xây dựng (Thuộc Tổng Công ty Sông Đà).
 
-       Từ tháng 3 năm 1994 đến tháng 3 năm 1997: Chuyên viên trợ lý Tổng giám đốc đại diện Tổng Công ty Sông Đà Tại Hà nội, được giao nhiệm vụ quan hệ đối ngoại của Tổng Công ty Sông Đà với các cơ quan hữu quan của Bộ  Xây Dựng và Bộ Kế hoạch Đầu Tư về đối mới công nghệ xây dựng, đặc biêt là thi công công trình ngầm.
 
-      Từ tháng 4 năm 1997 đến tháng 11 năm 1999: Trưởng Ban Quản lý Dự án  “'''Nâng cao''' '''năng lực quản lý và thi công công trình ngầm''': do Tổ chức Phát triển kinh tế cua Chính phủ Thủy Điển  (SIDA) tài trợ cho VN. Dự án thực hiện trong 3 năm (1997-1999). Tổng Công ty Sông Đà – Bộ Xây Dựng, đơn bị đươc thụ hưởng).  Trên cương vị Trưởng ban QLDA, ông là người đã có công chắp mối  đề xuất với phía Thụy Điển, thêm nhiều  nội dung, bổ sung vào chương trình  đào tạo của dự án cho phía bạn. Đối tác đã đánh giá cao và chấp nhận đề xuất của  ông phù hợp với tình hình thực tế  trên công trường và  trình độ cán bộ, công nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới bắt đầu thực hiện nền kinh tế thị trường. Dự án đã đưa tiến bộ mới về  kỹ thuật đào hầm và  phương thức quản lý  các dự án xây dựng  tiên tiến của phương Tây cho ngành Xây dựng công trình ngầm tại Việt Nam.
 
-      Trong ba năm các chuyên gia Thụy điển (Tập đoàn SKANSKA) sang Việt Nam (Tổng công ty Sông đà) . Họ đã hướng dẫn thực hành & đào tạo  lý thuyết cho CB, công nhân  Việt Nam, đã đưa kỹ thuật đào hầm mới   của Áo ( phương pháp NATM)  áp dụng  ngay thự hành tại   công trình thủy điện I-A-Ly, Sông Hinh , hầm  qua đèo Hải Vân, hầm đèo Ngang ( QL1)  góp phần  đẩy nhanh tiến độ thi công và chất lượng các công  trình  ngầm ngày nay tại nước ta.
 
-      Từ tháng 12 năm 1999 đến tháng 5 năm 2003: ông  là trợ  lý cho Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Đà, làm việc tại Ban đại diện Tổng công ty tại Hà Nội về công tác đối ngoại & liên doanh liên kết. Ông đã  có đã có công  đòng góp quan trọng trong việc đưa  Tổng Công ty Sông Đà  thành lập các công ty Liên doanh, liên kết với với một số công ty trong và ngoài nước như:  Công ty liên doanh Sông Đà- Jurong, giữa Sông Đà với Singapore (tại Hải phòng); Công ty tư vấn thiết kế Việt Nam – Canada, liên doanh với Canada và liên doanh với  các đơn vị trong nước thành lập công ty cổ phần: Công ty CP thủy điện Ea-Cờ-Rông-Zu (Khánh hòa); Công ty cổ phần thủy điện Bình điền (TT Huế);  công ty CP thủy điên Sê San 3, Công ty CP Thuỷ điện Việt Lào (tại Lào) vv…
 
-      Từ tháng 9 năm 2003:  Ông nghỉ hưu tại Tổng Công ty Sông Đà, sau đó  được mời làm Cố vấn cho Chủ tịch Tập đoàn BITEXCO. Ông đã có công đưa tập đoàn BITEXCO, tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đầu tư thành công về lĩnh vực năng lượng tái tạo (Thủy điện).  Ông có công đưa Tập đoàn BITEXCO từ con số không về đầu tư thủy điện  đến thời  điểm năm 2020 đã sở hữu gần 10 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ  với  Tổng công suất  thiết kế gần 1000 MW. Hàng năm Tập đoàn này cung cấp cho quốc gia  nhiều  Tỷ KWh điện, góp phần vào phát triển  ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
 
=== IV. Khen thưởng: ===
Ông nhận được  nhiều Bằng khen, Giấy khen, Huân huy chương và huy hiệu   kỷ niệm  chương vào các năm:
 
-      Năm 1965: TW Đoàn Thanh Niên tăng huy hiệu Sáng tạo KHKT tuổi trẻ.
 
-      Năm 1985: Hội đồng Nhà nước tặng huân chương Kháng chiến  chống Mỹ hạng 3.
 
-      Năm 1987: Bộ XD  tặng: Huy chương“vì sự nghiệp  ngành XD Việt Nam “
 
-      Năm 1989: Bộ XD  tăng: Huy chương“vì sự nghiệp XD  nhà máy thủy điện  Hòa Bình.
 
-      Các năm: 1985,1987, 1989, 1991, 1992: Ông được nhiều Giấy khen, Bằng khen của Tổng Công ty Sông Đà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng trao tặng.   
 
-      Năm 1989: Được Đại sứ quán Liên xô tặng phần thưởng và bằng khen ,  huy chương” Vì tình Hữu nghị Việt Nam - Liên Xô”.
 
-      Năm 1989: Được TƯ Đoàn tặng huy chương danh dự “ Vì sự nghiệp Thanh Niên”
 
-      Năm 1990 được Tổng Công ty Sông Đà  tặng kỷ niện chương “ Vì sự nghiệp xây dựng  nhà máy thủy điện Hoà bình”.
 
-      Năm 1994: Thủ tường Chính Phủ tặng bằng khen .
 
-      Năm 1996: Ông được Bộ XD tặng huy chương  “vì sự nghiệp  xây dựng Ngành Xây Dựng Việt Nam”( lần thứ hai).
 
-      Các năm 2005 – 2015 ông được tặng nhiều  Giấy khen   và phần thưởng của  tập đoàn BITEXCO, khi ông là cố vấn  cấp cao cho Tập đoàn .
 
-      Năm 2006 -2021 ông đươc BCH Dảng bộ TP Hà nội tặng huy hiệu: 40,45,50,55 năm tuổi Đảng.
 
=== '''V. Về tham gia Đào tạo thế hệ trẻ''': ===
-      Quá trình làm việc với các chuyên gia Liên xô và với các chuyên gia phương Tây ông đã học hỏi,  tích lũy được nhiều kinh nghiệm  của  các chuyên gia  trưởng thành trong chuyên môn. Với những điều đã  tích lũy và học hỏi  được ông ,đã được  giao hướng dẫn đào tạo  được nhiều sinh viên các trường ĐH đến thực tập  tốt nghiệp  và thực tập nghề. Nhiều  sinh viên do ông hướng dấn đã bảo vệ luận án tốt nghiệp  xuất sắc<sup>7</sup>
 
=== VI. Câu nói: ===
Ông  thường  khuyên bảo con cháu,  “ ''Muốn trở thành người có ích cho xã hội  thì hãy luôn nhớ lấy ba từ : “'''Trí , Đức, Minh”'''  để tự rèn  mình  trong cuộc sống. <sup>9</sup>''
 
=== VII. Tác phẩm: ===
Ông đã hoàn thành  các  trên 2000 trang hồi ký và thơ  do ông viết  như :
 
-      Cuộc đời ( hồi ký 2 tập )
 
-      Những Miền đất trên thế giới tôi đã đặt chân (ghi lại cảm nghĩ những điều mắt thấy  tai nghe  tại  những miền đất của   '''29''' nước trên thế giới  mà   ông đã có dịp  đặt  chân đến (Hồi ký ký 8 tập).
 
-      Truyện tản mạn đời tôi ( ''những mẩu chuyện ngắn có thực trong công việc, cuộc sống đời thường  hàng ngày'' ).
 
-      Sáu mươi  ngày  tại Winsen – Hamburg (German (Nhật ký)
 
-      Nhưng vần thơ theo cùng năm tháng cuộc đời.
 
-      Gia phả Họ Nguyễn - nhánh '''“Nguyễn Chí”''' Xóm đồi,  Thôn Phù yên, Chương Mỹ, Hà nội.
 
=== '''Tham khảo''': ===
-      35 năm (1980-1985) xây dựng và phát triển công ty Sông Đà 12 ( Công ty SĐ 12 là hậu của  công ty Cung ứng vật tư –Sông Đà)- Nhà xuất bản Thanh niên '' ''do  Báo Giao thông & SĐ 12-  tháng 1-2016).
 
=== Chú thích: ===
<small>'''''<sup>(1)</sup>''' Ông Thái Phụng Nê sau này là Bộ trưởng Bộ Năng Lượng.''</small>
 
<small>'''''<sup>(2</sup>'''<sup>)</sup> Dự án nâng cao năng lực quản lý và thi công công trình ngầm có Tổng vốn  27 triêu Curon tiền tiền thụy Điển ( tương đương khoang 3,6 triệu USD lúc bấy giờ)''</small>
 
<small>'''''<sup>(3</sup>'''<sup>)</sup> Thác bà  những năm 1960  còn là rừng thiêng nước độc, rừng núi âm u, dân  cư thưa thớt. Đã có câu ca dao: “ có tiền thì tới biển Đông, không tiền thì vơ vẩn Thác ông Thác Bà”.''</small>
 
<small>'''''<sup>(4</sup>'''<sup>)</sup> Khối đổ bê tông đầu tiên tại Thác bà là ( khối 1 , đoạn 8 , tường cánh gà  trái hạ lưu). Phong tục bỏ những đồng tiền xu vào khối bê tông đầu tiên : theo một số chuyên gia Liên xô họ giải thích:” Đây là theo phong tục truyền thống ở  Liên Xô, các công trình vĩnh cửu, kiên cố, thường bỏ tiền xu  xuống mẻ bê tông đầu tiên, để công trình đó tồn tại vĩnh viễn  và  đồng thời có ý nghĩa với công trình thủy điện Thác bà tượng trưng cho tình hữu nghi bền vũng  giữa hai dân tộc Việt Nam và Liên Xô.''</small>
 
<small>'''''<sup>(5)</sup>''' Những năm 1964-1972,Mỹ đánh  bom ác liệt khu vực Thác bà, Yên bái  có ngày ông đã tham gia trực chiến cùng bộ đội phòng không, bắn máy bay  trong các ngày căng thẳng nhất (tháng 5 tháng 6 và tháng 7, 8 năm 1966 và sau này năm 1972) dân quan đã cùng bộ đội   khu vực Thác bà anh dũng chiến đấu. Kết quả là những tháng năm đó dân quân tự vệ khu vực Thác bà Yên bái cùng đã  bắn rơi  được một máy bay  F 105 của Mỹ. .''</small>
 
<small>'''''<sup>(6)</sup>''' Công ty Cung ứng Vật tư Sông Đà  là do liên hợp lại 5 XN trực thuộc TCT hợp lại  (bao gồm: XN sản xuất đá, XN gỗ, XN SX gạch Thịnh Lang, XN SX gach Yên mông, XN vận tải)''</small>
 
<small>'''''<sup>(7)</sup>  '''Từ năm 1964 đến năm 2015''':''' Ông đã tham gi đào tạo  kèm cặp cho  khoảng 30 kỹ sư mới ra trường và 50 sinh viên  làm luận văn và đồ án tốt nghiệp. Đến làm việc và thực tập tại các công trường Thủy điện.''</small>
 
<small>'''''<sup>(8)</sup>   '''Xuất thân là cán bộ của công ty  Cung ứng Vật tư  sau này trở thành Bộ trưởng như: Đinh La Thăng (Bộ  Giao Thông Vận Tải) ; Đinh Tiến Dũng ( Bộ Tài Chính, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội);  Bùi Phạm Khánh ( Thứ trưởng Bộ Xây Dựng) : Trần Anh Tuấn (Thứ trưởng. Bô Nội Vụ)''</small>
 
<small>''<sup>(9)</sup> Ý nghía của ba  chữ “'''Trí, Đức , Minh”'''   theo ông giải thích:''</small>
 
''<small>- '''“Trí”''' là: Hãy  dùng trí tuệ, trí thông suy nghĩ và hành  động, Có trí tuệ thì  có thể: biến nguy thành yên, biến rủi thành may trong giây lát.</small>''
 
''<small>'''“Trí”''' còn đồng âm với '''“Chí”''' nhắc nhở cho con cháu  sống phải có “Chí hướng rõ ràng” thì mới  mới trưởng thành, làm nên sự nghiệp, có ich cho xã hội</small>''
 
''<small>- “'''Đức”'''  là : Con người  sống phải có  đạo đức, hội tụ  tất cả các Đức như: '''Đức''' cần, kiệm, liêm, chính, đức kiên nhẫn, đức đam mê công việc…: Đức còn bao gồm cả  '''đức''' hiếu thảo, đạo đức đối xử với người và người trong xã hội. Tóm lại trong cuộc sống cần có '''Đức''' trong mọi hành động, suy nghĩ.</small>''
 
<small>''- '''“ Minh”''' là  có nghĩa là '''“sáng”'''; sáng trong hành động, trong suy nghĩ, sáng suốt trong tất cả mọi tình huống'''.'''''</small>
 
''<small>Để con cháu  nhớ kỹ  ba từ  trên: khi xây nhà Từ Đường của chi nhánh “Họ Nguyễn”  tại quê nhà, ông đã cho khắc ba chữ trên nổi bật lên tấm Hoành Phi, treo chính  gian giữa để con cháu  mãi mãi ghi nhớ.</small>''