Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Socrates: Sửa lại phần
n →‎Thời kỳ Cổ điển: Thêm chú thích
Dòng 38:
Socrates được cho là người đầu tiên thiết lập nên thứ mà ngày nay chúng ta gọi là "[[tư duy phản biện]]", phương pháp đặt ra những câu hỏi bản chất và yêu cầu suy nghĩ do vậy cũng được mang tên ông: [[phương pháp Socrates]]. Cách thức được Socrates sử dụng để dẫn dắt đối phương đến với tri thức được gọi là "[[biện chứng]]" (en. ''dialectic''). Phương pháp này có hình thức là một chuỗi các câu hỏi và trả lời được trao đổi qua lại giữa người thầy và học trò, trong đó: những câu hỏi sau sẽ bộc lộ những điểm chưa hợp lý của câu trả lời trước đó. Đặc điểm mạnh mẽ nhất của phương pháp này là, thay vì cung cấp ngay đáp án cho vấn đề, người học có thể tự nhận biết những khiếm khuyết của mình và tư duy để tìm ra câu trả lời thỏa đáng hơn.{{Sfn|Lawhead|2013|p=36}} Đã có nhiều tác phẩm có mô tả cuộc tranh biện hay đối thoại giữa Socrates và những chính trị gia, nhà thơ và các chuyên gia, những người được cho là sở hữu một lượng trí tuệ đáng kể; song rút cục thì không ai có thể bảo vệ danh tiếng của mình trước những câu hỏi phản biện và sắc bén của Socrates, người tự nhận: "[[Tôi biết rằng tôi không biết gì cả|Điều duy nhất tôi biết là tôi không biết gì cả]]."{{Sfn|Kenny|2006|p=26}}
 
Socrates cũng quan tâm đến đạo đức hành xử trong cuộc sống. Với Socrates, trí tuệ và đức hạnh là hai khái niệm đồng nghĩa với nhau. Nếu một người ''biết'' rằng hành động nào là tốt, anh ta sẽ ''thực hiện'' nó. Một cách diễn đạt khác cho tư tưởng của Socrates là: "không ai làm điều tội lỗi mà thực sự chủ tâm điều đó", do vậy, để có thể đạt được những đức hạnh thực sự, việc truy tìm tri thức và tăng vốn hiểu biết phải được thực hiện.{{Sfn|Lawhead|2013|p=41-42}} Trong một chừng mực nào đó, mối liên hệ mật thiết giữa đức hạnh và trí tuệ chính là một đặc trưng của triết học Hy Lạp cổ đại nói chung. Điều này tương phản với đạo đức [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] sau này khi đặt trọng tâm của đạo đức vào việc sở hữu một "trái tim thuần khiết", điều có thể được tìm thấy ở tất cả mọi người.{{Sfn|Russel|1946|p=97-99}}
 
Socrates bị kết án tử hình vào năm 399 với tội danh đầu độc tâm trí những người trẻ và [[báng bổ]] thánh thần.<ref>Debra Nails, [https://books.google.co.uk/books?id=5fYpie_C5BMC&pg=PT364&dq A Companion to Greek and Roman Political Thought] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20171201062412/https://books.google.co.uk/books?id=5fYpie_C5BMC&pg=PT364&dq|date=1 December 2017}} [https://books.google.co.uk/books?id=5fYpie_C5BMC&pg=PT364&dq=Death+of+Socrates+by+execution&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwin3bHblNXXAhXFXhoKHfqhDb44FBDoAQhGMAY#v=onepage&q=Death%20of%20Socrates%20by%20execution&f=false Chapter 21 – The Trial and Death of Socrates] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20171201062426/https://books.google.co.uk/books?id=5fYpie_C5BMC&pg=PT364&dq=Death+of+Socrates+by+execution&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwin3bHblNXXAhXFXhoKHfqhDb44FBDoAQhGMAY#v=onepage&q=Death%20of%20Socrates%20by%20execution&f=false|date=1 December 2017}} John Wiley & Sons, 2012 {{ISBN|1-118-55668-2}} Accessed 23 November 2017</ref> Socrates nói rằng, phản bác bản án đó là điều không khó, nhưng chiến thuật được sử dụng sẽ hạ thấp phẩm giá của chính ông.{{Sfn|Kenny|2006|p=28}} Ông nói: "Điều khó khăn, những người bạn của tôi, không phải là tránh xa cái chết mà là tránh xa sự không ngay thẳng, thứ tìm đến với ta còn nhanh hơn cái chết."{{Sfn|Kenny|2006|p=28}}