Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thời kỳ Cổ điển: Thêm chú thích
Dòng 27:
 
Democritus cho rằng, mọi vật không thể phân chia vô giới hạn.{{Sfn|Kenny|2006|p=18}} Theo ông, nếu ta lấy một mẩu vật chất và phân nhỏ liên tục nó, sẽ đến một điểm mà ta không thể chia nhỏ tiếp được nữa, ông gọi các phần tử thu được là "atom", nghĩa là "không thể chia nhỏ" hay "[[nguyên tử]]".{{Sfn|Tatarsky|2017|p=16}} Những lập luận của Democritus là dựa trên tư duy triết học thuần túy chứ không qua thực nghiệm.{{Sfn|Kenny|2006|p=18}} Democritus giải thích toàn bộ thế giới theo ý tưởng "atom" ở trên, theo đó: "tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ nguyên tử và khoảng không giữa chúng". Thậm chí, [[Vị|mùi vị]] của thức ăn cũng được giải thích bằng khái niệm nguyên tử, chẳng hạn: vị [[ngọt]] có nguồn gốc từ những nguyên tử to và tròn hơn, còn vị [[Vị|mặn]] là do các nguyên tử lớn, xù xì và sắc cạnh.{{Sfn|Kenny|2006|p=19}} Phải đến tận năm 1917, con người mới phát hiện ra rằng nguyên tử có thể được tiếp tục chia nhỏ hơn nữa, [[Ernest Rutherford]] là người được ghi công cho khám phá lớn này.{{Sfn|Tatarsky|2017|p=17}}
 
Các nhà Nguyên tử luận, khác với Socrates, Plato và Aristotle sau này, giải thích thế giới mà không cần sử dụng đến khái niệm ''[[Mục đích luận|mục đích]]'' hay [[Mục đích cuối cùng|''cứu cánh'']]. Cứu cánh của một biến cố đề cập đến một sự kiện trong tương lai mà ''vì nó'' biến cố phải xảy ra. Khi chúng ta đặt câu hỏi “Vì sao” khi nói về một sự kiện đã xảy ra, điều ta muốn nói đến có thể là 1) “'''Mục đích''' của sự kiện này là gì?” hoặc 2) “Những '''hoàn cảnh''' nào diễn ra trước đó đã '''dẫn đến''' sự kiện này?”. Câu trả lời cho câu hỏi 1) là một cách giải thích [[mục đích luận]] (hay giải thích nhờ cứu cánh) còn câu trả lời cho câu hỏi 2) là một cách giải thích bằng cơ học (en. ''Mechanistic''). Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, chính cách giải thích 2) đã đưa đến những hiểu biết [[khoa học]]. Các nhà Nguyên tử luận đã hỏi những câu hỏi cơ học và trả lời chúng một cách cơ học. Tuy nhiên, những nhà triết học nối tiếp họ, cho đến tận thời kỳ Phục hưng, đều quan tâm hơn đến các câu hỏi mục đích luận.{{Sfn|Russel|1946|p=74-76}}
 
=== Thời kỳ Cổ điển ===