Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Plato: Hiệu đính lại phần
Dòng 64:
Danh tiếng của Aristotle cũng gắn với những ghi chép đồ sộ của ông về thế giới xung quanh (dù đã bị thất lạc rất nhiều, Aristotle vẫn để lại một di sản với khoảng một triệu từ, gấp đôi so với Plato).{{Sfn|Kenny|2006|p=63}} Ông ghi lại và đưa ra giải thích về nhiều hiện tượng trong thế giới tự nhiên, trải dài trên rất nhiều lĩnh vực như vật lý, thiên văn học, hóa học, địa chất học, vũ trụ học và đặc biệt là sinh học.{{Sfn|Kenny|2006|p=63}}{{Sfn|Buckingham|2019|p=59}} Ông đã thu thập dữ liệu và phân loại sinh vật vào một hệ thống được gọi là [[Bậc thang Sự sống]] hay [[Chuỗi xích Vĩ đại của Sự sống]], trong đó, mỗi sinh vật chiếm một mắt xích hoặc một bậc thang đi lên, với vị trí cao nhất là con người.{{Sfn|Buckingham|2019|p=60}} Ngoài ra, Aristotle cũng đưa ra những giải thích về chuyển hóa và ông còn mở một lỗ trên quả [[trứng gà]] để nghiên cứu về quá trình phát triển của [[phôi]].<ref>{{Cite book|title=Biology|last=Campbell|first=Neil A.|publisher=Pearson Benjamin Cummings|year=2008|isbn=978-0805368444|location=|pages=|chapter=47: Animal Development}}</ref>
 
Vì Aristotle quan sát và gắn bó chặt chẽ với thế giới tự nhiên nên không khó để thấy tại sao ông lại đưa ra những ý tưởng trái ngược với Plato về nhận thức.{{Sfn|Buckingham|2019|p=58}} Aristotle cho rằng, bản chất hay tính chất riêng biệt của các sự vật có thể được rút ra từ việc quan sát và nghiên cứu chúng.{{Sfn|Buckingham|2019|p=58}}{{Efn|Người thầy của ông (Plato), trái lại, cho rằng các sự vật trong thế giới là quá bất toàn để cho các giác quan có thể rút ra được một khoa học nào đó. {{sfn| Lawhead|2013|p=77}}}} Chẳng hạn, chúng ta có thể quan sát và để ý đến những đặc điểm giống và khác nhau của "nước" trong những bối cảnh khác nhau và ta có thể rút ra khái niệm "nước" từ những kinh nghiệm đó.{{Sfn|Buckingham|2019|p=58}} Và do vậy, theo ông, bản chất phổ quát của sự vật có thể được tri nhận thông qua kinh nghiệm từ các giác quan chứ không cần đến một thế giới Ý niệm tách biệt khỏi hiện thực.{{Sfn|Buckingham|2019|p=58}}
 
=== Những trường phái triết học thời kỳ cổ đại khác ===