Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 85:
[[Zeno xứ Citium|'''Zeno''']] là học trò của [[Diogenes thành Sinope|Diogenes]], một nhà triết học nổi tiếng với [[Chủ nghĩa yếm thế|trường phái Khuyển nho]] (tiếng Anh: ''Cynism'', "giống như chó") - trường phái tin rằng con người cần phải từ bỏ mọi hình thức phong tục và lề lối xã hội để có thể sống một cách tự nhiên nhất và từ đó có thể đạt tới hạnh phúc chân thực.{{Sfn|Buckingham|2019|p=66}} Có một lưu ý nhỏ là Zeno thành lập nên trường phái khắc kỉ là Zeno xứ Citium, khác với [[Zeno xứ Elea]] được biết đến trong toán-logic học qua những [[Nghịch lý Zeno|nghịch lý]] oái ăm nổi tiếng của mình.
 
Như đã nhắc đến, Zeno được coi là người đã sáng lập nên [[Chủ nghĩa khắc kỷ|chủ nghĩa khắc kỉ]].{{Sfn|Kenny|2006|p=95}} Ông lập luận rằng, con người hoàn toàn bất lực và không thể thay đổi được hoàn cảnh khách quan, thứ được chi phối bởi những quy luật nằm ngoài tầm tay của những sinh vật trần thế; nhưng ta vẫn có thể đạt được hạnh phúc thông qua chấp nhận và sống hòa hợp với nó.{{Sfn|Buckingham|2019|p=67}} Sự tự nguyện chấp thuận những quy luật bất khả kháng này tạo nên ''đức hạnh'' và đức hạnh là điều kiện cần và đủ của một cuộc sống hạnh phúc.{{Sfn|Kenny|2006|p=95}} Nghèo túng, tù ngục và đau khổ không thể lấy đi đức hạnh và do vậy, chúng không thể lấy đi hạnh phúc trong mỗi con người.{{Sfn|Kenny|2006|p=97}} Việc nhấn mạnh vào đức hạnh của chủ nghĩa khắc kỷ, cùng với những tư tưởng trước đó của Socrates, Plato và Aristotle, tạo nên [[luân lý học đức hạnh]] nổi bật ở thời Hy Lạp cổ đại.<ref>Sharpe, Matthew. "[http://dro.deakin.edu.au/eserv/DU:30059463/sharpe-stoicvirtue-2013.pdf Stoic Virtue Ethics]." ''Handbook of Virtue Ethics'', 2013, 28–41.</ref> Học thuyết luân lý học này lấy những đức tính của con người làm trung tâm; qua thời gian, nền luân lý này dần được thay thế bởi hai trường phái đạo đức rất ảnh hưởng khác là [[nghĩa vụ luận]] và [[hệ quả luận]].

Một trong những câu chuyện thể hiện lý tưởng của chủ nghĩa khắc kỉ nổi tiếng nhất là mẩu chuyện về người lính [[Scaevola]]. Scaevola bị quân địch phát giác khi đang thi hành nhiệm vụ ám sát hoàng đế [[Porsena]], khi kẻ địch đe dọa sẽ sử dụng lửa để tra tấn, người lính trẻ thản nhiên bước tới và đặt tay vào đống lửa mà không thể hiện bất cứ dấu hiệu nào của sự đau đớn.{{Sfn|Tatarsky|2017|p=29}} Quân địch đã đầu hàng trước sự dũng cảm của Scaevola và sau đó trả tự do cho anh.{{Sfn|Tatarsky|2017|p=29}}
 
Chủ nghĩa khắc kỷ của Zeno tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với chủ nghĩa khoái lạc của Epicurus.{{Sfn|Buckingham|2019|p=67}} Một trong những người nổi tiếng nhất áp dụng những lý tưởng của chủ nghĩa này là vị minh quân [[Đế quốc La Mã|La Mã]] trứ danh, [[Marcus Aurelius]]. Nhiều lý tưởng của chủ nghĩa khắc kỷ vẫn được suy ngẫm và thực hành cho đến tận ngày nay, đặc biệt là khi nói đến thái độ con người nếu phải đối mặt với nghịch cảnh.<ref>{{Chú thích sách|title=Nghệ thuật sống hạnh phúc gặt thành công|last=Dobelli|first=Rolf|publisher=Nhà xuất bản Thế giới|year=2019|isbn=978-604-77-6173-9|location=|pages=187 - 189}}</ref>