Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trợ giúp:Chỗ thử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Tẩy trống chỗ thử
Thẻ: Tẩy trống trang Lùi lại thủ công
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 1:
=== Vấn đề liên quan đến thiên mục ===
Có nhiều khí công sư cũng bàn về một số tình huống liên quan đến ‘thiên mục’; nhưng Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức hiển hiện khác nhau. Người tu luyện đến tầng nào, họ chỉ thấy được cảnh tượng trong tầng đó; chân tướng vượt trên tầng đó thì họ không nhìn thấy, cũng không tin; do vậy, họ cho rằng chỉ những gì tự mình nhìn thấy tại tầng này mới là đúng. Khi họ chưa tu luyện đến một tầng cao nào đó, thì họ cho rằng những thứ ấy tại đó không tồn tại, cũng không thể tin; đây là do tầng của họ quyết định; tư tưởng của họ cũng không thể thăng hoa lên trên được. Nên cũng nói, về vấn đề thiên mục của con người, thì có người giảng thế này, có người giảng thế kia; kết quả giảng đến loạn cả lên; rốt cuộc cũng không ai có thể giảng về vấn đề thiên mục cho rõ ràng cả; thật ra, vấn đề thiên mục ấy cũng không thể từ tầng thấp mà giảng cho rõ được đâu. Trong quá khứ, vì kết cấu của thiên mục về bí mật trong những bí mật, không cho người thường biết được, cho nên lịch sử xưa nay cũng không hề có ai giảng về nó. Vả lại tại đây chúng tôi cũng không xoay quanh lý luận trong quá khứ mà giảng về thiên mục; chúng tôi sẽ dùng khoa học hiên đại, dùng ngôn ngữ hiện đại nông cạn nhất để giảng về thiên mục này, và giảng về căn bản của nó.
 
Thiên mục mà chúng tôi nói, thực chất là tại chỗ giữa hai lông mày của con người dịch lên trên một chút rồi nối đến vị trí thể tùng quả; đó là đường thông chính<sup>1</sup>. Thân thể còn có rất nhiều con mắt khác nữa; Đạo gia giảng mỗi một khiếu chính là một con mắt. Đạo gia gọi huyệt vị của thân thể là ‘khiếu’, còn Trung Y gọi là ‘huyệt vị’. Phật gia giảng mỗi lỗ chân lông chính là một con mắt; vậy nên có người dùng tai mà học chữ; có người dùng tay, dùng gáy mà nhìn; lại có người dùng tay mà nhìn, dùng bụng mà nhìn; tất cả đều có thể xảy ra. Giảng đến thiên mục, chúng tôi trước hết nói một chút về cặp mắt thịt này của con người chúng ta. Hiện nay con một số người cho rằng cặp mắt này có thể nhìn thấy bất kể vật chất nào, bất kể vật thể nào trong thế giới chúng ta. Do vậy, có một số người đã hình thành một thứ quan niệm cố chấp; họ cho rằng chỉ những gì nhìn thấy được thông qua con mắt này mới đúng là điều thực tại; còn điều họ nhìn không thấy thì không thể tin. Trước đây người như thế được xem là ‘ngộ tính không tốt’; cũng có người giảng không rõ ràng vì sao ngộ tính không tốt. ‘Không thấy thì không tin’, câu này thoạt nghe rất hợp lý. Nhưng từ một tầng hơi cao hơn một chút mà xét, thì nó không còn hợp lý nữa.
 
Bất kể một thời-không nào đều do vật chất cấu thành; tất nhiên các thời-không khác nhau có kết cấu vật chất khác nhau, có các chủng hình thức hiển hiện của các thể sinh mệnh khác nhau. Tôi dẫn ví dụ này cho mọi người; trong Phật giáo giảng rằng hết thảy hiện tượng của xã hội nhân loại đều là huyễn tượng, không thật. Huyễn tượng là sao? Vật thể này thực tại rành rành bày đặt ở đây, ai có thể bảo là giả được? Hình thức tồn tại của vật thể là thế này; nhưng hình thức biểu hiện của nó lại khác. Còn con mắt chúng ta có một công năng: nó có thể từ vật thể của không gian vật chất chúng ta đưa đến một trạng thái hình tướng cố định mà chúng ta nhìn thấy hiện nay. Thực ra nó không phải là trạng thái ấy; ngay tại không gian của chúng ta nó cũng không phải trạng thái như vậy. Ví như nhìn qua kính hiển vi thì thấy con người ra sao? Toàn bộ thân thể trông thật lơi lỏng; những phân tử nhỏ cấu thành; như những hạt cát, như những dạng hạt; luôn vận động; toàn bộ thân thể luôn lay động, luôn vận động. Bề mặt thân thể cũng không trơn nhẵn, không đều đặn. Bất kể loại vật thể nào trong vũ trụ như thép, sắt, đá đều như vậy; thành phần phân tử bên trong chúng đều luôn vận động; chư vị không thể thấy được toàn bộ hình thức của chúng; thực ra chúng không ổn định. Chiếc bàn này cũng luôn lay động, nhưng con mắt nhìn không thấy được chân tướng; cặp mắt thịt này làm cho người ta nhìn sai như thế.
 
Không phải là chúng ta không thể thấy được các thứ ở vi quan, không phải là con người không có bản sự ấy; mà nguyên con người sinh ra được trang bị đầy đủ bản sự đó, và có thể nhìn thấy được những thứ đến một mức vi quan nhất định. Chính là từ khi con người chúng ta có cặp mắt tại không gian vật chất này, mà con người mới thấy giả tướng, làm cho người ta nhìn không thấy chân tướng. Do đó ngày xưa giảng rằng, những ai nếu không thấy là không thừa nhận, thì trong giới tu luyện xưa nay luôn cho rằng ngộ tính loại người ấy không tốt, đã bị giả tướng của người thường làm mê hoặc, đã mê trong người thường; tôn giáo xưa nay vẫn giảng câu ấy; và chúng tôi thấy rằng nó cũng có lý. Cặp mắt thịt này có thể từ những thứ trong không gian vật chất hiện hữu mà cố định đến một trạng thái; ngoài đó ra, nó không có tác dụng gì kể. Khi người ta nhìn một vật, thì cũng không phải trực tiếp từ cặp mắt mà lên hình; con mắt cũng giống như ống kính máy ảnh, chỉ có tác dụng của loại công cụ ấy thôi. Khi nhìn xa, ống kính sẽ kéo dài ra, và con mắt của chúng ta cũng lại có tác dụng như thế; khi nhìn vào chỗ tối, đồng tử con mắt cần lập tức thu nhỏ, nếu không như thế thì lóa mắt, nhìn gì cũng không rõ; máy ảnh cũng theo nguyên lý ấy, lỗ ống kính cũng cần thu nhỏ lại.
 
Nó chỉ có thể thâu nhận hình ảnh vật thể, nó chỉ là một thứ công cụ. Chúng ta thật sự nhìn thấy được một thứ gì, thấy một người hay thấy một hình thức tồn tại của một vật thể, thì đó là do hình ảnh hình thành trên đại não của con người. Như vậy, thông qua con mắt này nhìn, rồi lại thông qua dây thần kinh thị giác truyền dẫn đến thể tùng quả ở nửa phần sau đại não; tại khu vực ấy nó phản ánh hình ảnh lên đó. Nghĩa là phản ánh hình ảnh thật sự nhìn thấy được, là một bộ phận của thể tùng quả trong đại não của chúng ta; y học hiện đại cũng nhận thức điểm này. Khai mở thiên mục mà chúng tôi giảng chính là tránh việc mở dây thần kinh thị giác của con người; ở chỗ giữa hai lông mày, chúng tôi sẽ đánh thông qua một đường, cho phép thể tùng quả có thể trực tiếp nhìn ra ngoài; đó gọi là 'khai thiên mục'. Có người nghĩ; Điều này cũng không thực tế, cặp mắt này rốt cuộc cũng có tác dụng làm công cụ ấy, nó có thể thâu nhận hình ảnh vật thể, không có con mắt này thì không thể được. Giải phẫu y học hiện đại cũng đã phát hiện rằng, nửa bộ phận phía trước của thể tùng quả, nó đã đựoc trang bị một kết cấu tổ chức đầy đủ của một con mắt người. Vì nó đặt ở vị trí bên trong sọ não, nên người ta giảng rằng nó là một con mắt thoái hóa. Dù đó có đúng là con mắt thoái hóa hay không, giới tu luyện chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình.
 
Và dù sao thì y học hiện đại cũng đã công nhận rằng tại vị trí ấy trong sọ não người có một con măt. Chúng tôi đánh thông ra một đường nhắm vào chính điểm ấy; nó chính là tương hợp với nhận thức của y học hiện đai. Con mắt này không gây cho người ta giả tướng như cặp mắt thịt kia của chúng ta, nó có thể thấy được bản chất của sự vật, thấy được bản chất của vật chất. Do đó, với người có thiên mục tầng rất cao, họ có thể nhìn xuyên qua không gian chúng ta mà thấy được những thời-không khác có thể thấy được những cảnh tượng mà người thường không thấy; người ở tầng không cao có thể có lực xuyên thấu, cách tường khán vật, thấu thị nhân thể; nó có đầy đủ công năng như thế. Phật gia giảng ngũ thông, nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, Pháp nhãn thông, Phật nhãn thông. Đó là năm tầng lớn của thiên mục; mỗi một tầng lại phân thành thượng, trung, hạ. Đạo gia giảng chín lần chín là tám mươi mốt tầng Pháp nhãn.