Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên đỉnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 11:
== Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và thiên đỉnh ==
[[File:Tropical-area-mactan-philippines.jpg|thumb|right|Bóng cây trên [[Trái Đất|mặt đất]] là ngắn nhất khi Mặt Trời ở ngay trực tiếp trên đỉnh đầu (thiên đỉnh). Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra vào lúc [[Buổi trưa|trưa mặt trời]] vào những ngày nhất định ở vùng [[nhiệt đới]], khi [[vĩ độ]] của [[Hạ điểm mặt trời|địa điểm]] bằng [[xích vĩ]] của [[Xích vĩ của Mặt Trời|Mặt Trời]].]]
{{See also|Đỉnh điểm (thiên văn học)|3=Hạ điểm mặt trời}}
{{anchor|góc thiên đỉnh}}Trong hệ tọa độ chân trời, '''góc thiên đỉnh''' là góc giữa phương thẳng đứng và vị trí của một thiên thể và là góc phụ với [[Hệ tọa độ chân trời|góc cao]], tức là góc so với phương nằm ngang ([[chân trời]]). Nếu [[Góc thiên đỉnh mặt trời|góc thiên đỉnh của mặt trời]] bằng 0°, [[Mặt Trời]] ở cao 90° trên đỉnh đầu và ta nói là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 
Trên Trái Đất, những người quan sát nằm trong khu vực giữa [[chí tuyến Nam]] và [[chí tuyến Bắc]] (bao gồm cả [[xích đạo]]) sẽ quan sát được [[Hạ điểm mặt trời|hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh]] mỗi năm hai lần. Những người quan sát nằm đúng tại hai đường chí tuyến chỉ quan sát được một lần trong năm Mặt Trời ở thiên đỉnh (vào ngày [[đông chí]] với [[chí tuyến Nam]] và ngày [[hạ chí]] với [[chí tuyến Bắc]]). Các quan sát viên nằm ở [[vĩ độ]] cao hơn chí tuyến Bắc hay thấp hơn chí tuyến Nam sẽ không bao giờ quan sát được Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Địa điểm nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh được gọi là [[hạ điểm mặt trời]]. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22/6 (hạ chí) và ở chí tuyến Nam vào ngày 22/12 (đông chí). Ở xích đạo, Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm, vào ngày 20/3 (xuân phân) và 23/9 (thu phân).