Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại dịch COVID-19”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 159:
 
Khả năng lây lan virus giữa người với người khá đa dạng, có người mắc nhưng không truyền virus, có người lại có khả năng truyền bệnh cho nhiều người.<ref name="Schnirring25Jan2020">{{chú thích web|url=http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2020/01/doubts-rise-about-chinas-ability-contain-new-coronavirus|title=Doubts rise about China's ability to contain new coronavirus|last=Schnirring|first=Lisa|date=ngày 25 tháng 1 năm 2020|website=CIDRAP|language=en|access-date =ngày 26 tháng 1 năm 2020}}</ref> [[Hệ số lây nhiễm cơ bản|Hệ số lây nhiễm cơ bản R<sub>0</sub>]] (cũng được gọi là ''hệ số sinh sản cơ bản'' hoặc ''hệ số sinh sản cơ sở'')<ref>{{lang-en|basic reproduction number}}. Thuật ngữ ''số sinh sản cơ sơ'' được lấy trong bài báo "Động lực của mô hình truyền bệnh sốt rét" của tác giả Nguyễn Hữu Khanh trên Tạp chí Khoa học của trường Đại học Cần Thơ. [https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-5459/23.%20NGUYEN%20HUU%20KHANH_190-200_.pdf. Bản PDF]. Bản gốc trang web: [https://web.archive.org/web/20200126151456/https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-4910/baibao-5459.html lưu trữ].</ref><ref>Thuật ngữ ''hệ số lây nhiễm cơ bản'' được chú thích trong [https://vnexpress.net/khoa-hoc/he-so-lay-nhiem-cua-virus-corona-4048537.html Hệ số lây nhiễm của virus corona] của ''VnExpress.net.''</ref> chỉ ra khả năng truyền virus từ người sang người, được ước tính là từ 2 đến 4 (R<sub>0</sub>=2÷4). Con số này có ý nghĩa: trong quần thể người, một người mới nhiễm có khả năng truyền virus cho bao nhiêu người khác và khiến họ mắc bệnh. Như vậy, theo như các báo cáo hiện nay, một người mắc chủng coronavirus này có thể lan truyền cho 4 người khác.<ref name="Saey24Jan2020">{{chú thích web|url=https://www.sciencenews.org/article/how-new-wuhan-coronavirus-stacks-up-against-sars-mers|title=How the new coronavirus stacks up against SARS and MERS|last=Saey|first=Tina Hesman|date=ngày 24 tháng 1 năm 2020|archive-url=https://web.archive.org/web/20200125064423/https://www.sciencenews.org/article/how-new-wuhan-coronavirus-stacks-up-against-sars-mers|archive-date=ngày 25 tháng 1 năm 2020|access-date =ngày 25 tháng 1 năm 2020}}</ref>
 
=== Hệ số lây nhiễm của các biến chủng SARS-COV-2 mới ===
 
Từ giữa năm 2020 đến nay, nhiều biến chủng mới của SARS-COV-2 ra đời ở nhiều vùng khác nhau trên the giới như B.1.1.7 ở England, biến chủng B.1.2.2.2 ở Scotland, Biến chủng D614G ở lục địa Châu Âu, biến chủng B.1.619 ở Trung Phi, biến chủng B.1.351 ở Nam Phi, biến chủng B.1.617.2 ở Ấn Độ đã làm thay đổi tốc độ lây nhiễm theo chiều hướng gia tăng. Trong đó, biến chủng B.1.1.7 ở Anh và biến chủng B.1.617.2 ở Ấn Độ có thể cho tốc độ lây nhiễm gấp 1,7 lần so với chủng SARS-COV-2 gốc. Có nghĩa là trung bình một người nhiễm SARS-COV-2 gốc có thể lây cho 2,5 đến 3 người thì một người biến chủng mới B.1.1.7 hoặc B.1.617.2 có thể lây sang 4 đến 5 người. Mặt khác, các yếu tố ngoại cảnh cũng có thể làm gia tăng tốc độ và khả năng lây nhiễm. Tỷ lệ lâu nhiễm trong nhà có thể đạt từ 11% đến 19% tùy theo điều kiện thông gió và mật độ người có mặt trong một đơn vị diện tích. Trong không gian kín như khoang máy bay, khoang tàu hỏa, khoang ô tô thì mức độ lây nhiễm có thể cao gấp 6 đến 7 lần so với mức độ lây nhiễm ở không gian bên ngoài. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát trung bình từ F1 sang F2 ở trẻ em là 4% so với người lớn là 17,1%. Tỷ lệ lây nhiễm trong các căn hộ gia đình rất cao, lên tới 75% hoặc hơn. Tỷ lệ lây nhiễm ở những nơi làm việc (văn phòng, công xưởng) cũng cao hơn bình thường, tới 43,5%. Những điều này lý giải nguyên nhân bùng phát nhanh chóng của COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ quan, doanh trại, trên tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, xe khách, những nhà hàng, siêu thị, chợ, bến tàu, bến xe, trường học, thánh đường, đền chùa, bệnh viện, cơ sở chăm sóc y tế, rạp hát, trại giam.v.v... thường có hệ số lây nhiễm rất cao so với những nơi khác.<ref>[https://covidreference.com/epidemiology_vn Dịch tễ học về COVID (bản Việt ngữ)]</ref>