Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đế quốc Đại Nam thời Nguyễn
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 103.199.57.94 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Newone
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 81:
<div style="float: right; clear: right">{{Lịch sử Việt Nam}}</div>
 
'''Nhà Nguyễn''' ([[chữ Nôm]]: 茹阮, [[chữ Hán]]: 阮朝; [[Hán-Việt]]: ''Nguyễn triều'') là [[triều đại]] [[quân chủ]] cuối cùng trong [[lịch sử Việt Nam]]. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi [[chúa Nguyễn]], [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] ([[Gia Long]]), lên ngôi hoàng đế năm [[1802]] và kết thúc hoàn toàn khi [[Bảo Đại]] thoái vị vào năm [[1945]], tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn cũng là triều đại hình thành Đế quốc Đại Nam,đế quốc bảo hộ Lào và Campuchia,có diện tích lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong [[lịch sử Việt Nam]], đặc biệt là [[chiến tranh Pháp-Đại Nam|cuộc xâm lược của người Pháp]] giữa [[thế kỷ 19]].
 
Từ năm 1802–1884, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền [[quản lý]] đất nước, trải qua 4 đời vua: [[Gia Long]], [[Minh Mạng]], [[Thiệu Trị]], [[Tự Đức]].<ref name="theche2">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=198.}}</ref> Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên cơ sở nền tảng [[Nho giáo]]. Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của [[Nhân dân|người dân]].<ref name="Nguyễn Phan Quang 1976 173">{{harvnb|Nguyễn Phan Quang|1976|p=173}}</ref> Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng khiến người dân bất bình, đến thời Minh Mạng thì lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ ở [[Campuchia]] nên đã khiến [[Kho bạc|ngân khố]] cạn kiệt, đến thời [[Tự Đức]] thì mọi mặt của đất nước đều sút kém. Từ [[thập niên 1850]], một nhóm [[trí thức]] Việt Nam, tiêu biểu là [[Nguyễn Trường Tộ]], đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển [[công nghiệp]] – [[thương mại]], cải cách [[quân sự]] – [[ngoại giao]], nhưng họ chỉ là thiểu số, còn đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này.<ref name=":0">{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973.|pp=}}</ref> Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân [[châu Âu]] xâm chiếm.