Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thống nhất Yemen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Free Bloc (thảo luận | đóng góp)
→‎Bối cảnh: tôi sửa nốt chính tả là xong nhé, ok
Mora Rino (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 64939887 của Free Bloc (thảo luận) Chèn vô duyên thế ko để ý câu cú à (sử dụng mobileUndo)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 18:
 
==Thống nhất==
[[Cộng hòa Yemen]] tuyên bố thành lập ngày 22 tháng 5 năm 1990, Yemen lần đầu được thống nhất từ năm 1918. Ali Abdullah Saleh của miền bắc là nguyên thủ quốc gia, và Ali Salim al-Beidh đứng đầu Chính phủ. Một giai đoạn chuyển tiếp 30 tháng để thống nhất kinh tế chính trị được thiết lập. Một Hội đồng Chủ tịch được thành lập và được bầu bởi 26 thành viên Hội đồng tư vấn Cộng hòa Ả Rập Yemen và 17 thành viên Đoàn Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen. Hội đồng Chủ tịch bổ nhiệm Thủ tướng, người đứng đầu chính phủ và thành lập nội các. Ngoài ra còn 301 đại biểu tạm thời cho Quốc hội thống nhất gồm bao gồm 159 thành viên từ phía bắc, 111 thành viên từ phía nam, và 31 thành viên độc lập do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.
 
Hiến pháp thống nhất đã được thỏa thuận vào tháng 5 năm 1990 và tới tháng 5 năm 1991 được chấp thuận sau cuộc trưng cầu ý dân. Nó khẳng định cam kết của Yemen bầu cử tự do, một hệ thống đa đảng chính trị, quyền sở hữu tài sản tư nhân, bình đẳng trước pháp luật, và tôn trọng các quyền con người cơ bản. Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất diễn ra ngày 27 tháng 4 năm 1993, quốc tế cử quan sát viên và nhân viên hỗ trợ. Kết quả bầu cử 143 Đại hội Nhân dân toàn quốc (GPC), 69 Đảng Xã hội Yemen (YSP), 63 Islaah (Đảng Hồi giáo lớn nhất nước), 6 Ba'athists, 3 Tổ chức thống nhất Nhân dân Nasserist, 2 Al Haq, và 15 không đảng phái. Quốc hội mới với đa số là miền Bắc. YSP giành được nhiều ghế trong Quốc hội đại diện cho dân số ở miền Nam, và được coi là phần nhỏ trong liên minh Chính phủ<ref>Enders, Klaus-Stefan, [http://books.google.com/books?id=D_ukUE9SiZ0C&pg=PA6&dq=%22democratic+republic+of+yemen%22+1994&hl=en&ei=W9yZTZGYKIq2tweZ8YGyBw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1&ved=0CCwQ6AEwADgK#v=onepage&q=%22democratic%20republic%20of%20yemen%22%201994&f=false Republic of Yemen: selected issues], International Monetary Fund Report, 2001</ref>. Lãnh đạo Islaah, Abdullah ibn al-Ahmar Husayn trở thành Chủ tịch Quốc hội.
Dòng 25:
 
Cuối cùng, quốc gia thống nhất đối mặt với khủng hoảng chính trị khi 800,000 người Yemen bị trục xuất khỏi Ả Rập Xê Út ngay sau khi Yemen không tham gia liên minh trong [[chiến tranh vùng vịnh]]. Tiền của người lao động được gửi về là nguồn thu nhập của đất nước bị cắt giảm mạnh, và nhiều người Yemen phải sống trong các trại tị nạn trong khi chính phủ quyết định nơi ở, làm thế để tái hòa nhập số lượng người lao động. Việc người Yemen hồi hương đã tăng dân số Yemen lên 7%.
 
==Nội chiến Yemen==
Mâu thuẫn trong liên minh dẫn tới sự lưu vong của Phó Tổng thống [[Ali Salim Al-Beidh]] đến [[Aden]] đầu tháng 8 năm 1993, các bộ lạc lợi dụng tình hình gia tăng tình trạnh bất ổn. [[Haidar Abu Bakr al-Attas]], cựu Thủ tướng miền Nam tiếp tục làm Thủ tướng chính phủ, nhưng chính phủ hoạt động không hiệu quả do cuộc tranh chấp trong nội bộ. Cuộc họp liên tiếp giữa lãnh đạo miền Bắc và Nam và ký kết văn bản cam kết và đồng ý ở [[Amman]], [[Jordan]] ngày 20 tháng 2 năm 1994. Mặc dù vậy các cuộc xung đột vẫn tiếp tục cho tới cuộc nội chiến tháng 5 năm 1994. Đáng chú ý, lực lượng vũ trang của 2 miền vẫn chưa được thống nhất với nhau.