Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Fernando VII của Tây Ban Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
'''Fernando VII''' ([[tiếng Anh]]: Ferdinand VII; 14 tháng 10 năm 1784 - 29 tháng 9 năm 1833) ông trị vì Vương quốc Tây Ban Nha trong hai lần, lần đầu vào năm 1808 và lần thứ 2 từ năm 1813 cho đến khi ông qua đời vào năm 1833. Những người ủng hộ đã gọi ông là "el Deseado" (Người được mong chờ), trong khi đó những người oán ghét ông thì gọi ông là "el Rey Felón" (Vị vua tội ác).
 
Fernando là con trai trưởng của vua [[Carlos IV của Tây Ban Nha|Carlos IV]], trở thành "trữ quân" cho ngai vàng Tây Ban Nha từ khi mới sinh ra đời. Sau sự kiện Aranjuez năm 1808, cha ông đã tuyên bố thoái vị để ủng hộ việc ông lên ngôi, nhưng trong năm đó Hoàng đế [[Napoleon I]] của [[Đệ Nhất Đế chế Pháp]] nắm trong tay 100.000 quân đang chiếm đóng Tây Ban Nha đã tuyên bố lật đổ triều đại [[Nhà Bourbon|Bourbon Tây Ban Nha]], có nghĩa là không thừa nhận sự lên ngôi của Fernando. Sự kiện này được xem là chiêu bài dọn đường của Napoleon để đưa anh trai của ông là [[Joseph PonaparteBonaparte]] lên ngôi vua Tây Ban Nha. Sau khi bị lật đổ khỏi ngai vàng, Fernando đã liên kết chế độ qân chủ của mình với các chính sách phản cách mạng và phản động, điều này đã tạo ra rạn nét sâu sắc ở Tây Ban Nha giữa các lực lượng cánh hữu do ông đứng đầu và các lực lượng cánh tả do phe Tự do đứng đầu.
 
Fernando trở lại ngai vàng vào tháng 12/1813, ông đã cho tái lập [[Chế độ quân chủ chuyên chế]] và đồng thời bác bỏ [[Hiến pháp Tây Ban Nha 1812|Hiến pháp tự do năm 1812]]. Một cuộc nổi dậy vào năm 1820 do [[Rafael del Riego]] lãnh đạo đã buộc Fernando phải khôi phục hiến pháp, bắt đầu thời kỳ [[Trienio Liberal]]: giai đoạn 3 năm cai trị tự do. Năm 1823, [[Quốc hội Verona]] đã cho phép Pháp can thiệp vào Tây Ban Nha để khôi phục quyền lực chuyên chế cho Fernando lần thứ hai. Ông đã cho đàn áp tự do báo chí từ năm 1814 đến 1833, bỏ tù nhiều chủ biên tập và nhà văn.