Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Thất Thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.167.16.185 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của InternetArchiveBot
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 133:
Đối với những nhà nghiên cứu [[lịch sử]] sau năm [[1954]], khi nước Việt Nam đã đánh đuổi được thực dân Pháp, thì Tôn Thất Thuyết được ca ngợi là [[anh hùng dân tộc]]. Trên tinh thần ca ngợi [[chủ nghĩa yêu nước]] chống ngoại xâm, giới sử học đánh giá cao nhân cách Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông, ca ngợi sự kiên trì chống Pháp và tận trung với vua [[Hàm Nghi]] của ông. Vua Hàm Nghi xuống dụ Cần Vương kêu gọi sĩ phu yêu nước giúp vua đánh giặc, về mặt danh nghĩa là dụ của vua Hàm Nghi, nhưng ai cũng biết tinh thần linh hồn của cuộc chiến đấu và cả việc khởi thảo dụ Cần Vương là do Tôn Thất Thuyết<ref>https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/ton-that-thuyet-linh-hon-cua-phong-trao-can-vuong-22647.vov2</ref>
 
Việc Tôn Thất Thuyết 2 lần phế vua Nguyễn chỉ trong một thời gian ngắn cũng được giới sử học ngày nay phân tích lại. Ở thời kỳ đó thì đây bị coi là hành vi bất trung, nhưng xét kỹ ra thì đó là ''"bất trung với vua nhưng tận trung với nước"'', bởi nếu không làm thế thì nhà Nguyễn sẽ lạichỉ có một vị vua nhu nhược, cam nguyện phục tùng Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa, chứ không thể tìm ra vị vua có chí hướng kháng chiến như [[Hàm Nghi]] để hiệu triệu toàn dân chống Pháp. Rõ ràngViệc Tôn Thất Thuyết phế vua không phải vì mưu lợi quyền lực cho bản thân nhưbị sách vở của [[thực dân Pháp]] và [[nhà Nguyễn]] mô tả là do ông có tham vọng cá nhân, "quyền thần sâu hiểm". Sự mô tả mang tính bôi nhọ đó rõ ràng là phi lý, bởi nếu nhưmuốn vậygiành quyền lợi của bản thân thì ôngTôn Thất Thuyết chỉ cần làm một việc đơn giản: cộng tác với thực dân Pháp để cùng khống chế vua Nguyễn và triều đình, rồi sau đó chỉ việc ở Huế hưởng phú quý với sự bảo trợ của Pháp, chứ ông không cần phải mạo hiểm đứng lên chống Pháp, rồi lại phải đưa vua [[Hàm Nghi]] bôn tẩu nơi núi rừng, chịu bao gian khổ để đánh Pháp, để rồi cuối cùng cả 3 đời trong gia đình ông đều hy sinh.
 
Tuy nhiên một số sai lầm của ông cũng được phân tích: không huy động nhân dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở Huế ngày [[5 tháng 7]] năm [[1885]], ảo tưởng việc cầu viện [[nhà Thanh]] sẽ giúp Việt Nam chống Pháp, hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế cũng khiến ông bị mất đi một phần sự ủng hộ tại địa phương.<ref>Nguyễn Quang Trung Tiến. ''Tôn Thất Thuyết anh hào lắm nỗi nhiêu khê''. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 2(8).1995</ref> Theo TS Nguyễn Quang Trung Tiến, Khoa Lịch sử Trường Đại học khoa học Huế, Tôn Thất Thuyết có những tính cách đặc biệt nên khiến người khác có những hiểu lầm: ''“Theo ghi chép qua các tư liệu lịch sử Tôn Thất Thuyết là người ít nói, nhưng cương quyết, khẳng khái, thích lời ngay thẳng không ưa xu nịnh. Ông có sự quả quyết đôi lúc hơi tàn nhẫn liên quan đến việc trừng trị đối phương. Ngay cả những người trong cung cũng ngại ông. Tuy nhiên, ở cương vị là một vị tướng đem quân đi dẹp các nhóm nổi dậy và ăn cướp hãm hại dân chúng thì không thể nhân nhượng, nhu mì được”''<ref>https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/ton-that-thuyet-linh-hon-cua-phong-trao-can-vuong-22647.vov2</ref>
 
Ngày nay tại Việt Nam có hàng trăm đường phố ở khắp các địa phương được đặt theo tên ông để ca ngợi. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết vốn là Phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyết cho xây dựng khoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866). Sau ngày Tôn Thất Thuyết mất dòng họ lấy Phủ này làm nơi thờ ông. Di tích Phủ thờ Tôn Thất Thuyết được Nhà nước Việt Nam công nhận là [[di tích quốc gia]] ngày 19/10/1994 theo Quyết định số 2754/QĐ-BT.