Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Thất Thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lược bỏ nội dung thiếu trung lập
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 49:
Tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính bá. Nhưng do phản đối [[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hiệp ước Harmand]], ông đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm [[thượng thư bộ Lễ]] rồi [[thượng thư bộ Lại]]. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, ông đã cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11 năm đó, rồi lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là [[Kiến Phúc]] lên ngôi. Ông giữ lại chức [[thượng thư bộ Binh]].
 
Vua Kiến Phúc lên ngôi ngày 2/12/1883, tạo điều kiện cho phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu củng cố thế lực, tăng cường lực lượng quân sự ở các tỉnh và kinh đô, cũng như củng cố hệ thống sơn phòng ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Bắc. Trong triều đình Huế, tất cả những quan từng có quan hệ mật thiết với Pháp đều bị ông tìm cách trừ bỏ. Nhưng ông phải nhẫn nhịn khiđể [[Kiến Phúc]] ký [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hòa ước Giáp Thân]] ([[6 tháng 6]] năm [[1884]]) vì cần có thêm thời gian củng cố lực lượng.
 
Việc đưa [[Hàm Nghi]] lên ngôi vàoVào đầu [[tháng tám|tháng 8]] năm [[1884]], sau khi vua Kiến Phúc lâm bệnh băng hà, việc đưa [[Hàm Nghi]] lên ngôi cũng xuất phát từ mục tiêu của Tôn Thất Thuyết nhằm hướng triều đình theo chủ trương chống Pháp. Đến lúc Hàm Nghi lên ngôi, Tôn Thất Thuyết mới thực sự kiểm soát triều đình đã không còn thực quyền nhằm tháo gỡ những ràng buộc mà người Pháp đang thiết lập lên An Nam. Người Pháp cũng đã công nhận "''triều đình An Nam đã biểu dương một thái độ không hèn''" và "''thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra''"<ref>Marcel Gaultier. ''Le roi proscrit''. Hà Nội, Impr. d'Extrême-Orient, 1940, tr. 41</ref>. Từ đó, Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh trừng hàng đầu của người Pháp.
 
=== Thời vua Hàm Nghi ===