Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Thất Thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 45:
 
[[Tập tin:TauchienPhap1883.png|nhỏ|260px|Tàu chiến Pháp tấn công cửa Thuận An 1883]]
Sáng ngày 20/3/1883, hơn 1.000 quân Pháp đổ bộ và chiếm được [[cửa Thuận An]]. Nghe tin Thuận An thất thủ, vua Hiệp Hòa phải cử người đến xin người Pháp đình chiến và buộc các tướng lĩnh rút lui và nhổ các vật cản trên [[sông Hương]]. Quyết định nghị hòa của vua Hiệp Hòa tạo ra sự bất mãn trong hàng ngũ quan quân chủ chiến, nhưng họ đành bất lực. Tôn Thất Thuyết phản ứng bằng cách đem cờ và ngự bài binh sự trả lại cho nhà vua, còn [[Ông Ích Khiêm]] thì hậm hực rút quân bản bộ (chừng 700 người).

[[Hiệp ước Harmand]] được vua [[Hiệp Hòa]] phê chuẩn ngày 25/8/1883, gồm 27 điều khoản công nhận người Pháp có quyền bảo hộ lãnh thổ và kiểm soát về mặt ngoại giao của triều đình. Đây được coi là văn bản đầu hàng chính thức của nhà Nguyễn và Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp đô hộ. Vua Hiệp Hòa còn nghe theo Khâm sứ De Champeaux, cử người ra Bắc để triệu hồi các võ tướng đang trấn giữ ở nơi đó về kinh. Những việc làm mang tính đầu hàng Pháp của nhà vua đã khiến nhiều người thêm phẫn nộ. Các tướng như [[Hoàng Tá Viêm]], [[Trương Quang Đản]], [[Ngô Tất Ninh]]... đều không tuân lệnh vua và đều ở lại để cùng nhân dân tiếp tục kháng Pháp.
 
Tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính bá. Nhưng do phản đối [[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hiệp ước Harmand]], ông đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm [[thượng thư bộ Lễ]] rồi [[thượng thư bộ Lại]]. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, ông đã cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11 năm đó, rồi lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là [[Kiến Phúc]] lên ngôi. Ông giữ lại chức [[thượng thư bộ Binh]].