Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp Hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 98:
:''"Lúc bấy giờ, vua sai thái giám là Trần Đạt đem tờ chiếu nhường ngôi, yêu cầu lui về chỗ phủ cũ. Hai người giả cách nhận lời, sai Tôn Thất Thạ đem võng đưa vua cùng phi tần nội cung cho về phủ cũ (ở địa phận xã Phú Xuân). Nhưng mật dặn riêng [[Ông Ích Khiêm|Ích Khiêm]], Văn Đễ trực trước ở ngoài cửa Hiển Nhân, đón đường sai đưa vua đến nhà Hộ Thành, cho uống thuốc độc giết đi... Lúc bấy giờ những phi tần đã cho về trước để hộ vệ đưa vua. Khi đến đấy, Ích Khiêm, Văn Đễ cho thuốc độc vào nước chè dâng lên, vua không chịu uống. Văn Đễ ra lạy khóc khuyên rằng: Vua tôi đến lúc biến không thể làm thế nào được. Vua nói rằng: Ta lại không được bằng [[Dục Đức|Thụy quốc công]] [Dục Đức] à ? Còn lần chần không uống. Ích Khiêm bèn đem nước chè ấy đổ vào miệng vua. Lập tức phát lên như người phải gió. Một lúc lâu [[Trần Xuân Soạn]] ra truyền nói rằng: Nếu để chậm quá sẽ phải tội nặng, lập tức lấy tay bóp họng vua lè lưỡi, lồi mắt ra, rồi vua mới chết. Đến lúc đưa vua về phủ, thấy chỗ cổ họng vua sưng như cái cung giương lên, ai cũng thấy làm lạ. Ích Khiêm, Văn Đễ vào bảo rằng: Lãng quốc công đến đấy đã uống thuốc độc chết rồi. Hai người bèn rước [[Kiến Phúc|Hoàng tử thứ 3]] [Kiến Phúc] vào ở điện Hoàng Phước, đợi sẽ chọn ngày tốt tôn lên làm vua"''...<ref>[[Đại Nam thực lục]] (Quyển 8), tr. 611.</ref>
 
== VaiVấn tròđề trongđầu sửhàng ViệtPháp ==
Tin rằng vấn đề [[Bắc Kỳ]] chỉ có thể được giải quyết ở [[Huế]], bộ chỉ huy [[Pháp]] liền lợi dụng việc hai quan Phụ chính là [[Nguyễn Văn Tường]] và [[Tôn Thất Thuyết]] vừa phế truất và bắt giam vua [[Dục Đức]], để dương oai.
 
Trong khi bộ binh của tướng Bouet bận việc quân ở Bắc Kỳ, tướng Courbet đem hạm đội tới đánh cửa Thuận An ngày [[18 tháng 8]] năm [[1883]]. Trước sức mạnh của đại bác, triều đình Huế phải đề nghị hưu chiến. Và Tổng ủy [[François Jules Harmand]] đã tới Huế để thương lượng và rồi một hòa ước được ký kết ngày [[25 tháng 8]] năm [[1883]], dưới thời vua Hiệp Hòa, đó chính là [[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hòa ước Quý Mùi]] hay còn gọi là ''Hòa ước Harmand.''. Bản hiệp ước này công nhận Pháp có quyền "bảo hộ" trên toàn Việt Nam, Pháp có quyền can thiệp vào các vấn đề về nội trị và ngoại giao của Việt Nam. Trên thực tế, với bản hiệp ước này, Hiệp Hòa đã đầu hàng và trao chủ quyền đất nước cho thực dân Pháp.
 
Trong khi ấy, Nguyễn Thế Anh viết: ''Vua Hiệp Hòa lại chủ trương hóa giải. Chính sách đó, được coi là quá nhu nhược, nên bị ép uống thuốc độc chết''.<ref>''Việt Nam - thời Pháp đô hộ'', tr. 92.</ref>
Việc ký hòa ước này, đối với phái chủ chiến, được xem như là một kế hoạch hoãn binh, để họ có thời gian lập những đội nghĩa quân, đắp thêm đồn phòng thủ quanh Kinh thành và xây dựng các căn cứ bí mật...
Trong khi ấy, Nguyễn Thế Anh viết: ''Vua Hiệp Hòa lại chủ trương hóa giải. Chính sách đó, được coi là quá nhu nhược, nên bị ép uống thuốc độc chết''.<ref>''Việt Nam - thời Pháp đô hộ'', tr. 92.</ref>
 
Còn theo sách ''Lịch sử Việt Nam'' (1858 - cuối [[thế kỷ XIX]]), thì từ sau Hòa ước Quý Mùi, phong trào chống đối lại sự đầu hàng của triều đình càng thêm rộng khắp. Ấy vậy mà vua Hiệp Hòa còn nghe theo Khâm sứ De Champeaux, cử người ra Bắc để triệu hồi các võ tướng đang trấn giữ ở nơi đó về kinh. Những việc làm mang tính đầu hàng Pháp của nhà vua đã khiến nhiều người thêm phẫn nộ. Tuy cả hai lần đều bị thất bại, các tướng như [[Hoàng Kế Viêm|Hoàng Tá Viêm]], [[Trương Quang Đản]], Ngô Tất Ninh... đều không tuân lệnh và đều ở lại để cùng nhân dân tiếp tục kháng [[Pháp]].