Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Thất Thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 132:
::''Tây phiên nói thực anh hùng nước Nam!''
*Một số quan chức Pháp coi Tôn Thất Thuyết là kẻ thù, nhưng trên tinh thần thượng võ nhà binh thì lại tôn trọng khí phách của ông: ''“Lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thoả hiệp nào. Ông ta xem các quan lại chủ hoà như kẻ thù của dân tộc... Tuy nhiên, dù cho sự đánh giá ông của những người cùng thời thiên vị như thế nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi hoàn cảnh của đời ông: đó là sự gắn bó kỳ lạ của ông đối với Tổ quốc”''<ref>M. Gaultier, trong Ông vua bị lưu đầy (Le Roi proscrit), Hà Nội, 1940</ref>
 
Nói về [[Ông Ích Khiêm]], nhà văn [[Phan Khôi]] có nhắc lại câu: ''"Nước Nam có bốn anh hùng / Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu!"''<ref>[http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_DatSuOngIchKhiem.htm Lược theo]</ref>
Bàn luận về đôi câu này PGS. TS. Đỗ Bang viết: ''Sau ngày kinh đô thất thủ, phe thân Pháp và tay sai nắm quyền, các vị này thất thế bị rơi vào thế đối lập chống lại triều đình...Danh dự của các ông bị bôi nhọ, xuyên tạc ngay tại Huế...bia miệng độc ác và nghịch lý nhất là khi đem sự nghiệp của các ông ra làm điều giễu cợt...''<ref>''[[Nguyễn Văn Tường]], cuộc đời và lời giải'', PGS. TS. Đỗ Bang chủ biên, Nhà xuất bản VHTT, 2007, tr. 12.</ref>.
 
Đối với những nhà nghiên cứu [[lịch sử]] sau năm [[1954]], khi nước Việt Nam đã đánh đuổi được thực dân Pháp, thì Tôn Thất Thuyết được ca ngợi là [[anh hùng dân tộc]]. Trên tinh thần ca ngợi [[chủ nghĩa yêu nước]] chống ngoại xâm, giới sử học đánh giá cao nhân cách Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông, ca ngợi sự kiên trì chống Pháp và tận trung với vua [[Hàm Nghi]] của ông. Vua Hàm Nghi xuống dụ Cần Vương kêu gọi sĩ phu yêu nước giúp vua đánh giặc, về mặt danh nghĩa là dụ của vua Hàm Nghi, nhưng ai cũng biết tinh thần linh hồn của cuộc chiến đấu và cả việc khởi thảo dụ Cần Vương là do Tôn Thất Thuyết<ref name=vov>https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/ton-that-thuyet-linh-hon-cua-phong-trao-can-vuong-22647.vov2</ref>
 
Việc Tôn Thất Thuyết 2 lần phế vua Nguyễn chỉ trong một thời gian ngắn cũng được giới sử học ngày nay phân tích lại. Ở thời kỳ đó thì đây bị coi là hành vi bất trung, nhưng xét kỹ ra thì đó là ''"bất trung với vua nhưng tận trung với nước"'', bởi nếu không làm thế thì nhà Nguyễn sẽ chỉ có một vị vua nhu nhược, cam nguyện phục tùng Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa, chứ không thể tìm ra vị vua có chí hướng kháng chiến như [[Hàm Nghi]] để hiệu triệu toàn dân chống Pháp. Việc Tôn Thất Thuyết phế vua bị sách vở của [[thực dân Pháp]] và [[nhà Nguyễn]] mô tả là do ông có tham vọng cá nhân, "quyền thần sâu hiểm". Sự mô tả mang tính bôi nhọ đó rõ ràng là phi lý, bởi nếu muốn giành quyền lợi của bản thân thì Tôn Thất Thuyết chỉ cần làm một việc đơn giản: cộng tác với thực dân Pháp để cùng khống chế vua Nguyễn và triều đình, rồi sau đó chỉ việc ở Huế hưởng phú quý với sự bảo trợ của Pháp, chứ ông không cần phải mạo hiểm đứng lên chống Pháp, rồi lại phải đưa vua [[Hàm Nghi]] bôn tẩu nơi núi rừng, chịu bao gian khổ để rồi cuối cùng cả 3 đời trong gia đình ông đều hy sinh<ref name=vov />
 
Tuy nhiên một số sai lầm của ông cũng được phân tích: không huy động nhân dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở Huế ngày [[5 tháng 7]] năm [[1885]], ảo tưởng việc [[nhà Thanh]] sẽ giúp Việt Nam chống Pháp, hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế cũng khiến ông bị mất đi một phần sự ủng hộ tại địa phương.<ref>Nguyễn Quang Trung Tiến. ''Tôn Thất Thuyết anh hào lắm nỗi nhiêu khê''. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 2(8).1995</ref> Theo TS Nguyễn Quang Trung Tiến, Khoa Lịch sử Trường Đại học khoa học Huế, Tôn Thất Thuyết có những tính cách đặc biệt nên khiến người khác có những hiểu lầm: ''“Theo ghi chép qua các tư liệu lịch sử Tôn Thất Thuyết là người ít nói, nhưng cương quyết, khẳng khái, thích lời ngay thẳng không ưa xu nịnh. Ông có sự quả quyết đôi lúc hơi tàn nhẫn liên quan đến việc trừng trị đối phương. Ngay cả những người trong cung cũng ngại ông. Tuy nhiên, ở cương vị là một vị tướng đem quân đi dẹp các nhóm nổi dậy và ăn cướp hãm hại dân chúng thì không thể nhân nhượng, nhu mì được”''<ref>https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/ton-that-thuyet-linh-hon-cua-phong-trao-can-vuong-22647.vov2</ref>