Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người đồng tính nữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Bổ sung thông tin cần thiết
Dòng 39:
 
Một bài viết năm 2001 về việc phân biệt đồng tính nữ để phục vụ nghiên cứu y học và sức khỏe đã đề xuất việc nhận dạng đồng tính nữ dựa trên 3 đặc điểm nhận dạng: chỉ bằng định danh, chỉ bằng hành vi tính dục, hoặc 2 cách đó kết hợp. Bài viết đã không bao gồm những yếu tố về khao khát hay sự thu hút, bởi nó thường không có nhiều ảnh hưởng lên những vấn đề về sức khỏe hay tâm thần có thể nhận thấy.<ref name="brogan">Brogan, Donna, Frank, Erica, Elon, Lisa, O'Hanlon, Katherine (January 2001). "Methodological Concerns in Defining Lesbian for Health Research", ''Epidemiology'', '''12''' (1), pp. 109–113.</ref> Những nhà nghiên cứu cho rằng không có một định nghĩa tiêu chuẩn nào cho ''đồng tính nữ'', bởi “thuật ngữ này đã được sử dụng để chỉ những phụ nữ có quan hệ tình dục với phụ nữ, dù là chỉ riêng với phụ nữ hay còn quan hệ với đàn ông (tức ''hành vi''), phụ nữ xác định bản thân mình là đồng tính (''tức bản dạng''), và phụ nữ có sự ưu tiên cho việc quan hệ với phụ nữ (tức ''khao khát'' hoặc ''sự thu hút'')”; và rằng “việc thiếu đi một định nghĩa tiêu chuẩn cho đồng tính nữ và những câu hỏi tiêu chuẩn để đánh giá rằng ai là đồng tính nữ đã khiến cho việc định nghĩa cộng đồng phụ nữ đồng tính trở nên khó khăn.” Địa điểm và cách thức lấy các mẫu nghiên cứu cũng có thể ảnh hưởng đến định nghĩa này.<ref name="Solarz"/>
 
==Đồng tính nữ chưa xác định trong văn hóa Tây phương==
===Khái quát===
Ý nghĩa của từ ''lesbian'' đã có nhiều biến đổi kể từ đầu thế kỷ XX, khiến cho một số nhà sử học phải xem lại về những mối quan hệ trong lịch sử giữa phụ nữ trước khi thuật ngữ này được định nghĩa theo nét nghĩa về tình ái. Những thảo luận từ phía các nhà sử học đã gây ra thêm nhiều câu hỏi về những yếu tố cấu thành nên một mối quan hệ đồng tính nữ. Theo như quan điểm của những người đồng tính nữ theo chủ nghĩa nữ quyền, không cần đến yếu tố tình dục để khẳng định rằng bản thân là một người đồng tính nữ, nếu như những mối quan hệ chính và thân thiết nhất là với phụ nữ. Khi xem xét những mối quan hệ trong quá khứ trong hoàn cảnh lịch sử phù hợp, xuất hiện những trường hợp mà tình yêu và tình dục là những khái niệm riêng biệt và không hề liên quan đến nhau.<ref>Rothblum, pp. 4–7.</ref> Năm 1989, một nhóm nghiên cứu tên là Nhóm Lịch sử Đồng tính nữ đã viết:
 
<blockquote>Bởi vì xã hội có xu hướng không muốn thừa nhận sự tồn tại của đồng tính nữ, nên những nhà sử học hoặc những người viết tiểu sử sẽ cần sự chắc chắn cực kỳ cao trước khi được phép sử dụng nhãn tính dục này. Những dấu hiệu được coi là đầy đủ trong bất kì trường hợp nào khác đều sẽ bị coi là còn thiếu sót ở đây. Một người phụ nữ chưa từng kết hôn, sống với một người phụ nữ khác, có hầu hết bạn bè đều là phụ nữ, hoặc đã chuyển tới sống trong một cộng đồng của người đồng tính nữ hoặc đồng tính nói chung, đều có thể là phụ nữ đồng tính. Nhưng những dấu hiệu này không thể là ‘bằng chứng’. Những nhà phê bình muốn một chứng cứ không thể bàn cãi về hoạt động tình dục giữa phụ nữ. Điều này gần như không thể được tìm thấy.<ref>Norton, p. 184.</ref></blockquote>
 
Tính dục của phụ nữ thường không được thể hiện đầy đủ trong các văn bản và tài liệu. Cho đến rất gần đây, hầu hết các tài liệu về tính dục của phụ nữ đều được viết bởi nam giới, trong bối cảnh là cách hiểu của nam giới, và liên quan tới những mối liên kết của phụ nữ tới nam giới - chẳng hạn như vợ, con gái, hoặc mẹ của họ.<ref>Rabinowitz, p. 2.</ref> Những sự thể hiện về tính dục của nữ giới thông qua nghệ thuật thường đề xuất những xu hướng hoặc sự hình dung trong một phạm vi rộng lớn, từ đó đưa ra cho các nhà sử học những gợi ý về phạm vi hay mức độ được chấp nhận với những mối quan hệ tình ái giữa phụ nữ.
 
===Hy Lạp và La Mã cổ đại===
Phụ nữ ở Hy Lạp cổ đại được tách riêng ra cùng với nhau, và nam giới cũng được phân tách tương tự. Trong một xã hội cùng giới tính như vậy, những mối quan hệ tình ái và tình dục giữa nam giới rất phổ biến và được lưu trữ lại trong văn học, nghệ thuật và triết học. Tuy nhiên, các yếu tố đồng tính giữa phụ nữ Hy Lạp rất ít được ghi lại. Có một vài suy đoán rằng những mối quan hệ tương tự cũng tồn tại giữa những phụ nữ trưởng thành và phụ nữ trẻ - nhà thơ [[Alcman]] đã dùng thuật ngữ ''aitis'', như một dạng nữ của từ ''aites'' - một thuật ngữ chính thức cho người trẻ hơn trong một mối quan hệ đồng giới giữa một người trưởng thành và một người trẻ.<ref name="bremmer 27-28">Bremmer, pp. 27–28.</ref> [[Aristophanes]], trong cuốn [[Symposium]] của ''[[Symposium (Plato)|Symposium]]'', đã nhắc đến những người phụ nữ bị thu hút về tình cảm với những phụ nữ khác, nhưng đã sử dụng thuật ngữ ''trepesthai'' thay vì ''eros'', một từ còn được áp dụng với những mối quan hệ tình ái khác giữa nam giới hoặc giữa nam và nữ.<ref>Aldrich, p. 47.</ref>
 
Sử gia Nancy Rabinowitz đưa ra luận điểm rằng hình ảnh trên những [[chiếc bình đỏ]] của Hy Lạp cổ đại thể hiện hình ảnh phụ nữ đặt tay quanh eo của một người phụ nữ khác, hoặc dựa vào vai của một phụ nữ khác, có thể được coi là cách thể hiện của một khao khát tình ái.<ref>Rabinowitz, p. 115.</ref> Phần lớn cuộc sống thường ngày của phụ nữ Hy Lạp cổ đại không được biết tới, cụ thể là những biểu hiện về tính dục của họ. Mặc dù nam giới có những mối quan hệ với những người cùng giới trẻ tuổi hơn bên ngoài hôn nhân, không có một dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy phụ nữ được phép hay được khuyến khích tham gia vào các mối quan hệ đồng giới trước hay trong hôn nhân nếu tuân thủ được các nghĩa vụ trong cuộc hôn nhân ấy. Phụ nữ xuất hiện trong các sản phẩm gốm của Hy Lạp được khắc họa đầy cảm xúc, và trong những trường hợp chỉ xuất hiện phụ nữ, họ thường được khắc họa theo khuynh hướng tình ái: họ được miêu tả với hình ảnh đang tắm, đang đụng chạm vào cơ thể của nhau, với dương vật giả ở trong hoặc xung quanh những cảnh như vậy; và đôi khi xuất hiện những hình ảnh thường có khi miêu tả một cuộc hôn nhân dị tính hoặc sự quyến rũ trong một mối quan hệ đồng giới giữa người trưởng thành và người trẻ. Người ta vẫn chưa biết được những hình ảnh gợi dục này chỉ đơn thuần để thỏa mãn người xem, hay để khắc họa một khung cảnh có thực của cuộc sống.<ref name="bremmer 27-28" /><ref>Rabinowitz, p. 148.</ref Rabinowitz viết rằng sự thiếu hứng thú với đời sống thường ngày và khuynh hướng tính dục của phụ nữ ở các nhà sử học thế kỷ XIX khi [[nghiên cứu về Hy Lạp]] bắt nguồn từ sự ưu tiên xã hội của chính họ. Bà cho rằng sự thiếu hứng thú này đã khiến lĩnh vực trên trở nên đơn thuần xoay quanh nam giới, và góp một phần trách nhiệm với sự thiếu hụt thông tin có sẵn về những chủ đề xoay quanh nữ giới ở Hy Lạp cổ đại.<ref>Rabinowitz, p. 11.</ref>
 
Tương tự, phụ nữ ở [[La Mã cổ đại]] cũng là những đối tượng của định nghĩa về tính dục của nam giới. Những nghiên cứu ở thời điểm hiện tại nhận định rằng nam giới nhìn nhận đồng tính nữ với một thái độ thù địch. Họ coi những người phụ nữ tham gia vào các mối quan hệ tình dục với phụ nữ khác là người có những đặc điểm sinh học kỳ dị, và sẽ cố quan hệ thâm nhập với phụ nữ - đôi khi là đàn ông - bằng bộ phận âm vật “to đến mức quái dị”.<ref>Verstraete, p. 238.</ref> Theo như học giả James Butrica, đồng tính nữ đã thách thức không chỉ cách nhìn của một người đàn ông về bản thân anh ta với vai trò là người duy nhất có khả năng đem lại khoái cảm tình dục, mà còn cả những nền tảng cơ bản nhất của xã hội La Mã nam quyền. Không hề có một tài liệu lịch sử nào ghi lại về một người phụ nữ có bạn tình là một người phụ nữ khác.<ref>Verstraete, pp. 239–240.</ref>
 
===Châu Âu đầu thời kì hiện đại===
[[File:Hermaphrodite engraving circa 1690.jpg|thumb|upright|Đồng tính nữ và [[lưỡng tính]], như được mô tả ở đây trong một bức tranh chạm khắc trong khoảng năm 1690, là hai khái niệm vô cùng tương đồng trong [[thời kì Phục hưng]].|alt=A front and back illustration of a Renaissance-era hermaphrodite showing a person with female facial features, breasts, and what appears to be a small penis or large clitoris. She wears a small hood and open robe tied multiple times around the legs. Where it opens in the front, the apparent rear appearance shows it to be perhaps a shell of some kind, as one with her body Two squares are missing from her the back of her head and torso. She has no buttocks.]]
 
Khác với đồng tính nam hay ngoại tình, đồng tính luyến ái nữ đã không vướng phải những phản ứng tiêu cực từ chính quyền tôn giáo hay lập pháp xuyên suốt lịch sử. Ở nước Anh, trong khi những hành vi kê gian giữa đàn ông, giữa đàn ông với phụ nữ, và giữa đàn ông với động vật sẽ bị xử tử, thì những văn bản y khoa và pháp lý lại không hề nhắc đến quan hệ tình dục giữa phụ nữ. Những điều luật chống lại đồng tính nữ xuất hiện sớm nhất ở Pháp năm 1270.<ref name="norton191">Norton, p. 191.</ref> Ở Tây Ban Nha, Ý, và Đế quốc La Mã Thần thánh, hành vi kê gian giữa phụ nữ đã được tính là một hành vi phi tự nhiên và có thể bị xử thiêu chết, mặc dù số lượng những trường hợp như vậy xảy ra là rất thấp.<ref>Aldrich, p. 130.</ref>
 
Việc thi hành những điều luật như vậy xảy ra sớm nhất tại [[Speier]], [[Đức]] năm 1477. Một số [[nữ tu]] đã bị phát hiện đang “cưỡi” lên người nhau, hoăc đang động chạm vào ngực của nhau, đã bị yêu cầu phải ăn năn sám hối trong bốn mươi ngày. Theo như được ghi lại, một nữ tu người Ý tên Xơ [[Benedetta Carlini]] đã quyến rũ rất nhiều trong số những nữ tu khác trong khi bị chiếm hữu bởi một linh hồn thần thánh tên ''Splenditello''; và để kết thúc những mối quan hệ của bà với những người phụ nữ khác, bà đã bị biệt giam trong suốt 40 năm cuối của cuộc đời.<ref>Norton, p. 190.</ref> Trong khi đó, yếu tố tình ái đồng tính giữa phụ nữ đã rất phổ biến trong văn học và trong những nhà hát của nước Anh, khiến cho các sử gia đề xuất rằng đó có thể là một “mốt” trong [[thời kỳ Phục Hưng]].<ref>Jennings. p. 1.</ref>
 
Các ý niệm về tính dục của phụ nữ có những mối liên hệ với hiểu biết về sinh lý học nữ giới đương thời. [[Âm đạo]] đã được coi là một phiên bản ngược vào trong của dương vật; bởi sự hoàn mỹ của tự nhiên đã sinh ra người đàn ông, và người ta thường nghĩ rằng tự nhiên đang cố gắng sửa sai thành đúng khi làm sa trễ âm đạo của một số phụ nữ để tạo thành dương vật.<ref>Jennings, p. 12.</ref> Sau này, những thay đổi về giới tính này sau đó được coi là những trường hợp mơ hồ về giới tính, và sự mơ hồ giới tính trở thành từ đồng nghĩa với khao khát tình dục đồng giới ở phụ nữ. Những xem xét trong y khoa về sự mơ hồ giới tình còn tùy thuộc vào kích thước của âm vật; người ta coi rằng phụ nữ sẽ dùng một âm vật to và lớn hơn bình thường để quan hệ xâm nhập với những phụ nữ khác. Sự xâm nhập là trung tâm của sự quan tâm trong mọi hành vi tình dục, và một người phụ nữ bị coi là có những ham muốn không thể kiểm soát bởi có âm vật lớn sẽ bị gọi là “tribade” (dịch thô là “người chà xát”).<ref>Jennings, pp. 14–16.</ref> Ngoài việc âm vật lớn một cách bất thường bị coi là tạo ra ham muốn nhục dục ở một số phụ nữ và khiến họ muốn thủ dâm, còn tồn tại cả những cuốn sách mỏng dưới dạng những câu chuyện, nhằm cảnh báo phụ nữ về việc thủ dâm có thể khiến nhiều cơ quan bị to bất thường. Trong một khoảng thời gian, [[thủ dâm]] và tình dục đồng tính nữ từng có cùng một nghĩa.<ref>Aldrich, p. 129.</ref>
 
Mối liên hệ với sự phân biệt giai cấp trở nên rõ ràng hơn sau khi xu hướng tình dục đồng tính nữ qua đi. Các tribade vừa bị coi là thành phần của tầng lớp bên dưới đang cố hủy hoại những phụ nữ đức hạnh, vừa là đại diện cho tầng lớp quý tộc đã sụp đổ và trụy lạc. Những cây bút châm biếm bắt đầu ám chỉ rằng những đối thủ trên chính trường (hoặc thường xuyên hơn là vợ của họ) đã tham gia vào những quan hệ đồng tính nữ nhằm làm tổn hại thanh danh của họ. Có những tin đồn rằng [[Nữ hoàng Anne]] có một mối quan hệ mặn nồng với [[Sarah Churchill, Duchess of Marlborough|Sarah Churchill]], Nữ Công tước vùng Marlborough, cố vấn và người bạn tâm tình gần gũi nhất với bà. Sau khi bị thay thế và mất đi sự sủng ái của Nữ hoàng, bà ta đã cố ý tung ra những cáo buộc về việc Nữ hoàng có quan hệ với các thị nữ.<ref>Aldrich, p. 137.</ref> [[Marie Antoinette]] cũng từng là đối tượng của những suy đoán tương tự trong một vài tháng giữa những năm 1975 và 1976.<ref>Jennings, pp. 17–18.</ref>
 
===Nữ giả trang nam===
[[File:Viola and the Countess - Frederick Richard Pickersgill.jpg|thumb|upright=1.0|Sử dụng hóa trang về giới như một công cụ trong các vở kịch vô cùng phổ biến trong thế kỉ 16 và 17, ví dụ như cảnh này giữa [[Viola (Twelfth Night)|Viola]] và [[Olivia (Twelfth Night)|Olivia]] từ vở ''[[Đêm Thứ Mười Hai]]'' vẽ bởi [[Frederick Richard Pickersgill|Frederick Pickersgill]] (1859).|alt=Painting of a Renaissance-era woman dressed as a man, standing and looking away, as a woman dressed as a woman holds the other's hand to her breast, looking imploringly at the other, set against a bucolic backdrop.]]
 
Sự không rõ ràng về giới tính đã xuất hiện trong các tài liệu y học đủ nhiều để được coi là một vấn đề được biết đến rộng rãi, mặc dù hiện tượng này hiếm khi xảy ra. Các yếu tố đồng tính trong văn học rất phổ biến, cụ thể là việc một giới tính giả trang thành một giới tính khác để lừa một người phụ nữ, khiến cho cô ấy không chút ngờ vực và bị quyến rũ. Những kỹ thuật dẫn truyện như vậy đã được dùng trong vở ''[[Đêm Thứ Mười Hai]]'' của [[Shakespeare]] (1601), ''[[Nữ chúa tiên]]'' của [[Edmund Spenser]] năm 1590, và ''[[Con chim trong lồng]]'' của [[James Shirley]] (1633).<ref>Jennings, pp. 1–11, 22–24.</ref> Trong [[thời kỳ Phục hưng]], người ta đã ghi lại được những trường hợp nữ giới khoác lên mình diện mạo của nam giới và đã không bị phát hiện trong nhiều năm hoặc nhiều thế kỷ, mặc dù những trường hợp này được phụ nữ đồng tính miêu tả là việc ăn mặc xuyên giới,<ref name=Dekker >{{cite book|last1=Dekker|first1=Rudolf M.|last2=van de Pol|first2=Lotte C.|title=The Tradition of Female Transvestism in Early Modern Europe|date=1989|publisher=[[Palgrave Macmillan]]|location=London, United Kingdom|isbn=978-0333412527}}</ref><ref name=Lucas1988>{{cite journal|last1=Lucas|first1=R. Valerie|title="Hic Mulier": The Female Transvestite in Early Modern England|journal=[[Renaissance and Reformation]]|date=1988|volume=12|issue=1|pages=65–84|jstor=43445585|issn=0034429X}}</ref> hoặc được ngành xã hội học đương thời định rõ đặc điểm là của [[người chuyển giới]], là nguồn cơn của nhiều tranh cãi, và còn tùy thuộc vào những chi tiết của từng cá thể trong mỗi trường hợp.
 
Nếu bị phát hiện, hình phạt có thể thay đổi từ tử hình, cho tới việc bị trói trên [[giàn gông]], cho tới bị yêu cầu không bao giờ được ăn mặc như đàn ông một lần nữa. [[Henry Fielding]] đã viết một cuốn sách mỏng với tựa đề ''Bà chồng'' năm 1746, dựa trên cuộc đời của [[Mary Hamilton]], người đã bị bắt giữ vì kết hôn với một phụ nữ khi đang giả trang là một người đàn ông, và bị kết án chịu đánh roi công khai, và 6 tháng tù giam. Người ta cũng đã tìm ra những trường hợp tương tự: Catharine Linck ở Prussia năm 1717, bị hành hình năm 1721; Swiss Anne Grandjean kết hôn và chuyển đến Lyon sống cùng vợ, nhưng rồi sau đó bị vạch trần bởi một người phụ nữ mà cô từng có quan hệ tình ái trước đó, và bị kết án phải chịu gông và tù giam.<ref name="faderman54">Faderman, pp. 51–54.</ref>
 
[[Nữ hoàng Christina của Thụy Điển]] thường ăn mặc như đàn ông - điều được rất nhiều người biết đến, nhưng được bỏ qua vì xuất thân danh giá của bà. Bà được nuôi dạy như con trai, và tại thời điểm đó, có những suy đoán rằng bà có sự mơ hồ về giới tính. Ngay cả sau khi Christina thoái vị năm 1654 để trốn tránh một cuộc hôn nhân, bà cũng được biết là đã theo đuổi những mối quan hệ tình cảm với phụ nữ.<ref>Faderman, pp. 54–55.</ref>
 
Một số sử gia coi những trường hợp phụ nữ ăn mặc xuyên giới là sự biểu lộ mong muốn nắm giữ những quyền lực mà họ thường sẽ không thể có được khi ăn mặc như nữ giới, hoặc là cách thức để họ hợp lý hóa ham muốn của họ dành cho phụ nữ. Lilian Faderman đưa ra luận điểm rằng xã hội Tây phương bị đe dọa bởi những người phụ nữ đã chối từ vai trò giới nữ của họ. Catharine Linck và một số phụ nữ khác đã bị kết tội sử dụng dương vật giả, ví dụ như hai người nữ tu ở Tây Ban Nha thế kỷ XVI bị hành hình vì sử dụng “dụng cụ xác thịt”, bị trừng phạt nặng nề hơn những người đã không làm như vậy.<ref name="norton191" /><ref name="faderman54" /> Hai cuộc hôn nhân giữa phụ nữ được ghi nhận ở [[Cheshire]], Anh năm 1707 (giữa Hannah Wright và Anna Gaskill) và năm 1708 (giữa Ane Norton và Alice Pickford) và không hề có một bình luận nào về việc 2 đối tượng tham gia những cuộc hôn nhân này đều là nữ.ref>Jennings, p. 30.</ref><ref name="Aldrich, p. 136">Aldrich, p. 136.</ref> Những báo cáo của các thành viên giáo hội với những tiêu chuẩn lỏng lẻo - những người chủ trì các đám cưới và đã viết lại những nghi hoặc của họ về một người trong cuộc hôn nhân - đã tiếp tục xuất hiện cho đến tận thế kỷ sau đó.
 
Ngoài châu u, phụ nữ có thể ăn mặc như đàn ông mà không bị phát hiện. [[Deborah Sampson]] đã chiến đấu trong cuộc [[Cách mạng Mỹ]] dưới cái tên Robert Shurtlieff, và theo đuổi những mối quan hệ với phụ nữ.<ref>Katz, pp. 212–214.</ref> [[Edward De Lacy Evans]] được sinh ra với giới tính nữ ở Ireland, nhưng đã lấy một cái tên của nam giới trên một chuyến tàu tới Úc và sống dưới thân phận một người đàn ông trong 23 năm ở Victoria, với 3 lần kết hôn.<ref>Aldrich, p. 224.</ref> Percy Redwood đã tạo nên một vụ tai tiếng ở New Zealand năm 1909 khi người ta phát hiện bà thực ra là [[Amy Bock]], và đã kết hôn với một người phụ nữ từ Cảng Malyneaux; báo chí đã tranh cãi liệu đó là một dấu hiệu của bệnh tâm thần hay một lỗi bẩm sinh về tính cách.<ref>Coleman, Jenny (2001). "Unsettled Women: Deviant Genders in Late Nineteenth and Early Twentieth Century New Zealand", ''Journal of Lesbian Studies'', '''5''' (1/2), pp. 13–26.</ref>
 
===Xem xét lại các mối quan hệ bạn bè lãng mạn===
[[File:Women In Hammock romantic friendship.jpg|thumb|right|Sự thân mật giữa phái nữ được coi là thời thượng từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, mặc dù tính dục hiếm khi được thừa nhận công khai. (Ảnh chụp trong khoảng năm 1900.)|alt=Black and white photo of two women sitting in a hammock in turn of the 20th century dresses; one reclines and the other sits on her lap and wraps her arm around the other, both staring at each other.]]
 
Từ thế kỷ XVII đến XIX, việc một người phụ nữ bày tỏ một tình yêu nồng nhiệt cho một người phụ nữ khác được coi là hợp thời, được chấp nhận và khuyến khích.<ref name="Aldrich, p. 136" /> Những mối quan hệ như vậy được gọi là [[tình bạn lãng mạn]], [[hôn nhân Boston]], hoặc ''những người bạn đa cảm'', và rất phổ biến ở Mỹ, châu Âu, và đặc biệt là Anh. Việc lưu lại các tài liệu về những mối quan hệ như vậy trở nên khả thi nhờ vào một số lượng lớn thư từ giữa phụ nữ. Khả năng một mối quan hệ như vậy bao gồm yếu tố tình dục không phải là một vấn đề để đem ra bàn luận trước công chúng; nhưng phụ nữ có thể tạo nên những mối quan hệ bền chặt và chỉ có với một người duy nhất và vẫn được coi là đức hạnh, ngây thơ và trong trắng; trong khi một tình bạn tương tự với đàn ông có thể hủy hoại danh tiết của một người phụ nữ. Trên thực tế, những mối quan hệ như vậy đã được đề xướng như một sự thay thế hoặc luyện tập cho một cuộc hôn nhân của phụ nữ với một người đàn ông.<ref>Faderman (1981), pp. 74–77.</ref>{{efn|In a rare instance of sexuality being the focus of a romantic friendship, two Scottish schoolteachers in the early 19th century were accused by a student of visiting in the same bed, kissing, and making the bed shake. The student's grandmother reported the teachers to the authorities, who were skeptical that their actions were sexual in nature, or that they extended beyond the bounds of normal friendship: "Are we to say that every woman who has formed an intimate friendship and has slept in the same bed with another is guilty? Where is the innocent woman in Scotland?"<ref>Aldrich, p. 233.</ref>}}
 
Một ví dụ là của [[Phu nhân Mary Wortley Montagu]], bà đã viết cho Anne Wortley vào năm 1709: “Chưa từng có ai là của nàng đầy trọn vẹn và chung thủy như vậy… Kể cả những người tình nhân của nàng, bởi không thể nào một người đàn ông lại có thể chân thành như ta.”<ref>Faderman (1981), p. 119.</ref> Tương tự, nhà thơ người Anh [[Anna Seward]] đã có một tình bạn khăng khít với [[Honora Sneyd]], chủ thể trong rất nhiều những bài sonnet và thơ của Seward. Khi Sneyd kết hôn bất chấp sự phản đối của Seward, giọng thơ của bà trở nên tức giận. Tuy nhiên, Seward vẫn tiếp tục viết về Sneyd rất lâu sau cái chết của bà ấy, tán dương vẻ đẹp của Sneyd và tình cảm cũng như tình bạn của họ.<ref>Faderman (1981), pp. 132–136.</ref> Khi còn trẻ, cây bút và triết gia [[Mary Wollstonecraft]] đã rất gắn bó với một người phụ nữ tên [[Fanny Blood]]. Khi viết cho một người phụ nữ mà cô cảm thấy như đã phản bội mình gần đây, Wollstonecraft tuyên bố rằng: “Những bông hồng sẽ nở rộ khi sự yên bình nằm trên ngực, và viễn cảnh được chung sống cùng Fanny của tôi khiến tim tôi tràn ngập vui sướng - cô không thể biết tôi yêu nàng chừng nào.”<ref>Faderman (1981), p. 139.</ref>{{efn|Wollstonecraft and Blood set up a girls' boarding school so they could live and work together, and Wollstonecraft named her first child after Blood. Wollstonecraft's first novel ''[[Mary: A Fiction]]'', in part, addressed her relationship with Fanny Blood.<ref>Foster, pp. 55–60.</ref>}}
 
[[File:The Rt Honble Lady Eleanor Butler and Miss Ponsonby.jpg|thumb|[[Những quý bà vùng Llangollen]] Eleanor Butler và Sarah Ponsonby.<br />Hai người phụ nữ có một mối quan hệ được ca ngợi là tận tâm và đức hạnh, sau khi bỏ trốn và sống cùng nhau 51 năm tại Wales.|alt=An engraved drawing of Eleanor Butler and Sarah Ponsonby, known as the "Ladies of Llangollen". They are shown sitting in a private library wearing smoking jackets, with a cat in the foreground sitting in a chair.]]
 
Có lẽ tình bạn lãng mạn nổi tiếng nhất trong tất cả sẽ là giữa Eleanor Butler và Sarah Ponsonby, được gọi là [[Những quý bà vùng Llangollen]]. Butler và Ponsonby đã bỏ trốn cùng nhau năm 1778, trong sự nhẹ nhõm của gia đình Ponsonby (bởi lo lắng cho danh tiếng của họ nếu cô đã chạy trốn cùng một người đàn ông),<ref>Faderman, p. 75.</ref> để đến sinh sống ở Wales trong 51 năm và bị coi là lập dị.<ref>Aldrich, pp. 227–229.</ref> Câu chuyện của họ được coi là “đại diện cho tình bạn lãng mạn đức hạnh” và đã truyền cảm hứng cho thơ ca của Anna Seward và [[Henry Wadsworth Longfellow]].<ref>Jennings, pp. 45–46.</ref> Trong những cuốn nhật ký của mình, [[Anne Lister]], một người đã say đắm cặp đôi Butler và Ponsonby, đã ghi lại những mối quan hệ tình ái của cô với những người phụ nữ giữa những năm 1817 và 1840. Một số được viết dưới dạng mật mã, miêu tả chi tiết những mối quan hệ tình dục của cô với Marianna Belcombe và Maria Barlow.<ref>Castle, p. 390.</ref> Cả Lister và Eleanor Butler đều được coi là mang tính nam bởi những thông báo báo chí đương thời, và mặc dù có những nghi hoặc rằng mối quan hệ của họ về bản chất là quan hệ đồng tính nữ, họ vẫn được ngợi ca trong văn học.<ref name="aldrich233">Aldrich, p. 233.</ref><ref>Castle, pp. 339, 400.</ref>
 
Những mối quan hệ lãng mạn cũng phổ biến ở Mỹ. Nhà thơ đầy bí ẩn [[Emily Dickinson]] đã viết hơn 300 lá thư và bài thơ gửi đến Susan Gilbert, người sau đó đã trở thành chị dâu của bà, và tham gia vào một mối quan hệ thư từ lãng mạn khác với Kate Scott Anthon. Anthon đã dừng liên lạc trong cùng tháng mà Dickinson bắt đầu tự tách biệt bản thân cho đến cuối đời.<ref>Foster, pp. 145–148.</ref> Gần đó, ở Hartford, Connecticut, Addie Brown và Rebecca Primus, những người phụ nữ Mỹ gốc Phi được sinh ra với thân phận tự do, đã để lại bằng chứng về sự nồng nhiệt của họ trong những bức thư: “Chẳng ''nụ hôn'' nào như nụ hôn của nàng.”<ref>Aldrich, p. 234.</ref> Ở Georgia, Alice Baldy đã viết cho Josie Varner năm 1870: “Nàng có biết rằng nếu nàng chạm vào ta, hoặc nói với ta, không có một sợi dây thần kinh nào trên cơ thể ta không phản ứng lại với niềm vui sướng rộn ràng?”<ref>Aldrich, p. 232.</ref>
 
Trong khoảng đầu thế kỷ XX, sự phát triển của giáo dục cao hơn đã đem đến nhiều cơ hội cho phụ nữ. Trong một không gian chỉ có phụ nữ, một nền văn hóa của việc mưu cầu sự lãng mạn đã được ấp ủ trong những trường cao đẳng của phụ nữ. Những học sinh lớn hơn dạy kèm cho những người trẻ hơn, ghé thăm họ, đưa họ đến những vũ hội chỉ có phụ nữ, và gửi cho họ hoa, thiệp và những bài thơ trong đó tuyên bố tình yêu bất diệt dành cho nhau.ref name="smashes">Faderman (1981), pp. 297–313.</ref> Những thứ như vậy được gọi là “smash” hoặc “spoon”, và được nhắc đến một cách thẳng thắn và trung thực trong những câu chuyện được công bố dành cho trẻ em gái mong ước được học cao đẳng, ví dụ như ''[[Tập san Quý bà Tại gia]]'', hoặc một tạp chí cho trẻ em tên ''[[Thánh Nicholas]]'', và một tuyển tập tên ''Những câu chuyện về Cao đẳng Smith'', và không hề xuất hiện những ý kiến trái chiều.<ref>Foster, p. 255.</ref> Lòng chung thủy bền vững, sự tận tụy và tình yêu là những yếu tố chính làm nên những câu chuyện này, và những hoạt động tình dục xa hơn một nụ hôn không hề xuất hiện.<ref name="smashes" />
 
Những người phụ nữ lựa chọn sự nghiệp thay vì hôn nhân tự gọi bản thân là [[Những Phụ nữ Mới]], và rất coi trọng những cơ hội mà họ có.{{efn|First Lady [[Eleanor Roosevelt]] exchanged rings with and wrote letters to journalist [[Lorena Hickok]], expressing her love and desire to kiss Hickock; her writings were in the style of romantic friendship. The view that Roosevelt's relationship with Hickok may have been sexual, therefore deserving of the lesbian label, created controversy among Roosevelt's biographers.<ref>Faderman [1981], pp. 297–313.</ref>}} Faderman gọi thời kỳ này là “hơi thở ngây thơ cuối cùng” trước năm 1920, khi những đặc điểm của tình cảm nữ giới được liên kết với tính dục, đánh dấu việc những người đồng tính nữ là một nhóm độc nhất và không mấy được yêu thích. Cụ thể hơn, Faderman đã liên hệ sự độc lập ngày càng tăng của phụ nữ và việc họ bắt đầu từ chối mạnh mẽ những vai trò được cho trước đây trong thời Victoria với hình dung khoa học về đồng tính nữ như là một loại hành vi tình dục khác thường.<ref>Faderman (1991), pp. 45–49.</ref>
 
==Bản dạng đồng tính nữ và vai trò giới của người đồng tính nữ trong nền văn hóa lịch sử phương Tây==
===Sự hình thành của bản dạng đồng tính nữ===
[[File:Die Freundin April 30 1930.jpg|thumb|Cộng đồng người đồng tính nữ lớn mạnh của Berlin trong những năm 1920 đã xuất bản tạp chí ''[[Die Freundin]]'' từ năm 1924 đến năm 1933.|alt=Reproduction of a German magazine cover with the title "Die Freundin" showing a nude woman sitting on a horse, looking behind her.]]
 
Đối với một số phụ nữ, việc nhận ra rằng họ tham gia vào hành vi hay các mối quan hệ có thể được xem là đồng tính nữ khiến họ phủ nhận hoặc che dấu nó, ví dụ như giáo sư [[Jeannette Augustus Marks]] ở [[Đại học Mount Holyoke]], người đã sống với vị hiệu trưởng của trường đại học, [[Mary Emma Woolley|Mary Woolley]], trong 36 năm. Marks không tán thành việc những người phụ nữ trẻ theo đuổi những mối quan hệ “bất bình thường” và nhấn mạnh rằng chỉ có thể đạt được hạnh phúc với đàn ông.<ref name="aldrich239" />{{efn|Other historical figures rejected being labeled as lesbians despite their behavior: [[Djuna Barnes]], author of ''[[Nightwood]]'', a novel about an affair Barnes had with [[Thelma Wood]], earned the label "lesbian writer", which she protested by saying, "I am not a lesbian. I just loved Thelma." [[Virginia Woolf]], who modeled the hero/ine in ''[[Orlando (novel)|Orlando]]'' on [[Vita Sackville-West]], with whom she was having an affair, set herself apart from women who pursued relationships with other women by writing, "These Sapphists ''love'' women; friendship is never untinged with amorosity."<ref>Castle, pp. 4–5.</ref>}} Tuy nhiên, những người phụ nữ khác chấp nhận sự khác biệt và sử dụng sự độc đáo của họ để phân biệt mình với phụ nữ dị tính và đàn ông đồng tính.<ref>Zimmerman, p. 383.</ref>
 
Từ những năm 1890 đến những năm 1930, nữ thừa kế người Mỹ [[Natalie Clifford Barney]] tổ chức triển lãm nghệ thuật hàng tuần ở Paris, mời đến những ngôi sao lớn trong giới nghệ thuật và tập trung vào những chủ đề về đồng tính nữ. Kết hợp những ảnh hưởng của Hy Lạp với chủ nghĩa khiêu gợi đương đại của Pháp, cô đã cố gắng tạo ra một phiên bản hiện đại và lý tưởng hóa của Lesbos trong triển lãm của mình.<ref>Edsall, p. 234.</ref> Những người sống cùng thời kì với cô bao gồm họa sĩ [[Romaine Brooks]], người đã vẽ tranh về những người khác trong cùng hội nhóm; các nhà văn [[Colette]], [[Djuna Barnes]], người tổ chức những buổi tụ họp xã hội (social host) [[Gertrude Stein]], và tiểu thuyết gia [[Radclyffe Hall.]]
 
[[Berlin]] có một nền văn hóa đồng tính sôi động vào những năm 1920, và có khoảng 50 câu lạc bộ tồn tại để phục vụ người đồng tính nữ. Tạp chí ''[[Die Freundin]]'' (''Người Bạn Gái''), được xuất bản từ năm 1924 đến năm 1933, hướng đến những người đồng tính nữ. ''[[Garçonne (magazine)|Garçonne]]'' (hay ''Frauenliebe'' (''Tình yêu Phụ nữ'')) hướng tới những người đồng tính nữ và người nam ăn mặc [[xuyên giới]].<ref>Aldrich, pp. 241–244.</ref> Những ấn phẩm này được kiểm soát bởi những chủ sở hữu, nhà xuất bản, và người viết bài là nam giới. Vào khoảng năm 1926, [[Selli Engler]] thành lập ''[[Die BIF – Blätter Idealer Frauenfreundschaften]]'' (''BIF – Những Bài viết về Tình bạn Lý tưởng giữa Phụ nữ''), ấn phẩm đồng tính nữ đầu tiên được sở hữu, xuất bản và chắp bút bởi phụ nữ. Vào năm 1928, bản chỉ dẫn về quán bar và hộp đêm đồng tính nữ ''Berlins lesbische Frauen'' (''Những Người đồng tính nữ ở Berlin''), bởi [[Ruth Margarete Roellig|Ruth Margarite Röllig]]<ref>{{cite web|author=Brendan|title=Berlin's Lesbische Frauen|url=http://www.cabaret-berlin.com/?p=546|website=Cabaret Berlin|date=January 10, 2012|access-date=13 June 2020|archive-url=https://web.archive.org/web/20200528125430/http://www.cabaret-berlin.com/?p=546|archive-date=28 May 2020|url-status=live}} (originally published by ''Slow Travel Berlin'')</ref>, khiến thủ đô nước Đức thêm phần nổi tiếng như một trung tâm của hoạt động đồng tính nữ. Các câu lạc bộ đa dạng về thể loại, từ những cơ sở lớn đã trở thành điểm thu hút khách du lịch, đến những quán cà phê nhỏ trong khu vực, nơi phụ nữ tới để gặp mặt những người cùng giới khác. Bài hát mua vui quán bar ''[[Das lila Lied]]'' (tạm dịch: ''Bài ca Tím Oải hương'') trở thành bài hát đặc trưng cho người đồng tính nữ ở Berlin. Mặc dù đôi khi có được sự chấp nhận, đồng tính luyến ái là bất hợp pháp ở Đức và cơ quan thi hành luật sử dụng những buổi tụ tập có phép như một cơ hội để ghi lại tên tuổi những người đồng tính với mục đích tham khảo trong tương lai.<ref>Tamagne, pp. 53–57.</ref> Ủy ban Khoa học - Nhân đạo ([[Scientific - Humanitarian Committee]]) của Magnus Hirschfeld, một tổ chức thúc đẩy sự chấp nhận đối với những người đồng tính luyến ái ở Đức, đã hoan nghênh sự tham gia của những người đồng tính nữ. Kết quả, có thể nhận thấy rõ ràng sự xuất hiện của làn sóng các bài viết và hoạt động chính trị có chủ đề xoay quanh người đồng tính nữ trong phong trào nữ quyền ở nước [[Đức]].<ref>Edsall, pp. 230–231.</ref>
 
[[File:Radclyffe Hall - Sunday Express.gif|thumb|Hình ảnh của [[Radclyffe Hall]]xuất hiện trên nhiều tờ báo bàn luận về nội dung của ''[[The Well of Loneliness]]''.|alt=Reproduction of a London newspaper, headline reading "A Book That Must Be Suppressed" and Radclyffe Hall's portrait: a woman wearing a suit jacket and bow tie with a black matching skirt. Her hair is slicked back, she wears no make-up, in one hand is a cigarette and her other hand is in her skirt pocket.]]
 
Năm 1928, Radclyffe Hall xuất bản một cuốn tiểu thuyết mang tên ''[[The Well of Loneliness]]'' (tạm dịch: Giếng Cô đơn). Cuốn sách có cốt truyện xoay quanh Stephen Gordon, một người phụ nữ xác định bản thân là người đảo ngược (hay đồng tính) sau khi đọc cuốn sách ''[[Psychopathia Sexualis (Richard von Krafft-Ebing book)|Psychopathia Sexualis]]'' của Krafft-Ebing, và sống trong không gian của nền tiểu văn hóa đồng tính ở Paris. Cuốn tiểu thuyết bao gồm lời nói đầu của Havelock Ellis, và được sáng tác nhằm mục đích kêu gọi sự khoan dung, chấp nhận cho người đảo ngược bằng cách công khai những thiệt thòi và bất hạnh của họ khi sinh ra đã là đảo ngược.<ref>Faderman (1981), p. 320.</ref> Hall tin vào những thuyết của Ellis và Krafft-Ebing, cũng như bác bỏ thuyết của [[Freud]] rằng [[sự hấp dẫn đồng tính]] bắt nguồn từ những tổn thương thời thơ ấu và có thể được chữa lành. Sự công khai mà Hall nhận được là kết quả của những hậu quả không có chủ ý; cuốn tiểu thuyết bị đưa ra xét xử ở London vì lí do dâm dục, một sự kiện tai tiếng thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng và được giáo sư Laura Doan miêu tả là “thời khắc kết tinh của quá trình xây dựng một nền tiểu văn hóa đồng tính nữ hữu hình ở nước Anh thời kì hiện đại”.<ref>Doan, p. XIII.</ref>
 
Các mẩu chuyện báo chí đã thẳng thắn tiết lộ rằng nội dung cuốn sách bao gồm “quan hệ tình dục giữa những người phụ nữ đồng tính”, và tại hầu hết các nhà phát hành báo chí lớn, trong suốt sáu tháng, những bức ảnh chụp Hall thường kèm theo các chi tiết về người đồng tính nữ.<ref>Doan, p. XV.</ref> Hall phản ánh diện mạo của một người phụ nữ “nam tính” vào những năm 1920: tóc cắt ngắn, vest may đo chỉnh tề (thường đi kèm quần dài), cùng với kính một tròng đã được biết đến rộng rãi như một dạng “đồng phục”. Khi những người phụ nữ nước Anh góp sức vào nỗ lực chiến tranh trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, họ trở nên quen thuộc với trang phục nam tính, và được coi là yêu nước vì mặc đồng phục và quần dài. Sự nam tính hóa trong thời kì hậu chiến của phục trang phụ nữ chủ yếu được gắn liền với đồng tính nữ.<ref>Doan, pp. 64–66.</ref>
 
[[File:Gladys Bentley.jpg|thumb|left|150px|[[Gladys Bentley]], một cư dân [[Harlem]] nổi tiếng bởi những giai điệu [[blues]] về các cuộc tình của bà với phụ nữ|alt=A publicity photo of a stout African American woman in white tuxedo with tails and top hat, carrying a cane and her signature in the lower right corner.]]
 
Ở Hoa Kì, những năm 1920 là thập kỉ của thử nghiệm xã hội, đặc biệt là với tình dục. Việc này chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác phẩm của [[Sigmund Freud]], người đã đưa ra những thuyết nói rằng ham muốn tình dục sẽ được thỏa mãn một cách vô thức, bất chấp mong muốn phớt lờ nó của cá nhân. Những thuyết của Freud được phổ biến ở Hoa Kì nhiều hơn ở Châu u. Với quan niệm của số đông cho rằng các hoạt động tình dục là một phần của đồng tính nữ và các mối quan hệ của họ, thử nghiệm tình dục trở nên phổ biến. Những thành phố lớn cung cấp cuộc sống về đêm được nhiều người ưa thích, và phụ nữ bắt đầu tìm kiếm các cuộc phiêu lưu tình ái. Song tính trở nên thời thượng, đặc biệt là trong những khu vực đồng tính đầu tiên của Mỹ.<ref>Faderman (1991), pp. 63–67.</ref>
 
Không nơi nào có lượt khách tới thăm nhiều hơn [[Harlem]] vì khả năng cung cấp cuộc sống đồng tính về đêm, một địa phận của thành phố [[New York]] nơi chủ yếu là người Mỹ gốc Phi sinh sống. Những “kẻ chơi bời khu hạ cấp” da trắng (white “slummers”) tận hưởng nhạc [[jazz]], hộp đêm, hay bất cứ thứ gì mà họ muốn. Các ca sĩ nhạc [[blues]] [[Ma Rainey]], [[Bessie Smith]], [[Ethel Waters]], và [[Gladys Bentley]] hát về những cuộc tình với phụ nữ cho những vị khách đến thăm như [[Tallulah Bankhead]], [[Beatrice Lillie]], và cho một [[Joan Crawford]] sắp thành danh.<ref>Faderman (1991), p. 71.</ref><ref>Zimmerman, p. 354.</ref> Những người đồng tính bắt đầu hình thành sự so sánh giữa trạng thái thiểu số mới được công nhận của họ và của những người Mỹ gốc Phi.<ref>Faderman (1991), p. 68.</ref> Trong cộng đồng cư dân Mỹ gốc Phi của [[Harlem]], các mối quan hệ đồng tính nữ là phổ biến và được chấp nhận, tuy không được đón nhận công khai. Một số phụ nữ dựng lên những lễ cưới xa hoa, thậm chí còn dùng những tên gọi nam tính để điền đơn đăng kí kết hôn cho thành phố New York.<ref>Faderman (1991), p. 73.</ref> Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ kết hôn với đàn ông và thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ ngoài luồng với phụ nữ; song tính được chấp nhận rộng rãi hơn đồng tính nữ.<ref>Zimmerman, p. 355.</ref>
 
Ở phía bên kia thành phố, [[Greenwich Village]] (hay Làng Greenwich) cũng chứng kiến sự phát triển của cộng đồng đồng tính luyến ái; cả Harlem và Greenwich Village đều cung cấp các phòng đã được bày trí sẵn nội thất cho nam giới và nữ giới độc thân.<ref>Norton, p. 181.</ref> Yếu tố ấy đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển thành các trung tâm cho cộng đồng đồng tính. Tuy nhiên, người thuê nhà ở Greenwich Village có những khác biệt so với ở Harlem. Những người theo chủ nghĩa [[Bohemianism|Bohemians]]—những người trí thức chối bỏ các lý tưởng của thời kì Victoria—tập trung ở Village. Những người đồng tính chủ yếu là nam giới, mặc dù vẫn tồn tại những nhân vật như nhà thơ [[Edna St. Vincent Millay]] và người tổ chức các buổi tụ họp xã hội (social host) [[Mabel Dodge]], những người được biết đến bởi những cuộc tình với phụ nữ và khuyến khích thái độ dung thứ, chấp nhận đối với đồng tính luyến ái.<ref>Faderman, pp. 82–83.</ref> Những người phụ nữ Hoa Kì không thể tới thăm Harlem hay sinh sống ở Greenwich Village lần đầu có thể tới thăm các triển lãm trong những năm 1920 mà không sợ bị coi là gái mại dâm. Theo nhà sử học Lillian Faderman, sự tồn tại của một không gian công cộng cho phép phụ nữ giao lưu trong các quán [[Lesbian bars|bar]] được biết đến như những địa điểm phục vụ người đồng tính nữ “đã trở thành biểu hiện công khai quan trọng nhất của nền tiểu văn hóa trong nhiều thập kỉ”.<ref>Faderman (1991), pp. 79–80.</ref>
 
===Cuộc đại khủng hoảng===
Sự tự chủ tài chính là yếu tố chính yếu khuyến khích người đồng tính nữ công khai và tìm kiếm những người phụ nữ khác. Điều này hầu như biến mất hoàn toàn trong những năm 1930 với cuộc [[Đại Khủng hoảng]]. Phần lớn phụ nữ ở Hoa Kì thấy rằng kết hôn là việc cần thiết, và họ kết hôn với một “bức bình phong”, ví dụ như một người đàn ông đồng tính, điều sẽ cho phép cả hai người theo đuổi những mối quan hệ đồng tính mà không bị xã hội soi xét, hoặc một người đàn ông với mong muốn có được một cô vợ truyền thống. Những người phụ nữ độc lập trong thời kì những năm 1930 được nhìn nhận chung là đang đảm nhận những công việc lẽ ra là của đàn ông.<ref>Faderman (1991), pp. 94–96.</ref>
 
Thái độ xã hội đã tạo ra những cộng đồng rất nhỏ và gắn kết trong các thành phố lớn, tập trung quanh các quán bar, trong khi đồng thời cô lập phụ nữ ở những khu vực khác. Nói về đồng tính luyến ái trong bất kì ngữ cảnh nào đều là điều cấm kị, và phụ nữ hiếm khi bàn luận về đồng tính nữ, ngay cả với nhau; họ nhắc đến những người đồng tính công khai là “theo Lối sống” (“in the Life”).<ref>Faderman (1991), pp. 105–112.</ref>{{efn|Historian [[Vern Bullough]] published a paper based on an unfinished study of mental and physical traits performed by a lesbian in [[Salt Lake City]] during the 1920s and 1930s. The compiler of the study reported on 23 of her colleagues, indicating there was an underground lesbian community in the conservative city. Bullough remarked that the information was being used to support the attitude that lesbians were not abnormal or maladjusted, but it also reflected that women included in the study strove in every way to conform to social gender expectations, viewing anyone who pushed the boundaries of respectability with hostility. Bullough wrote, "In fact, their very success in disguising their sexual orientation to the outside world leads us to hypothesize that lesbianism in the past was more prevalent than the sources might indicate, since society was so unsuspecting."<ref>Bullough, Vern; Bullough, Bonnie [Summer 1977]. "Lesbianism in the 1920s and 1930s: A Newfound Study", ''Signs'', pp. 895–904.</ref>}} Thuyết phân tâm học trường phái Freud có sức ảnh hưởng lan rộng đến bác sĩ, khiến họ coi đồng tính là một chứng loạn thần kinh ảnh hưởng đến nữ giới chưa trưởng thành. Nền tiểu văn hóa đồng tính biến mất ở Đức cùng với sự trỗi dậy của Đức Quốc xã vào năm 1933.<ref>Aldrich, pp. 191–193.</ref>
 
===Chiến tranh Thế giới thứ II===
[[File:Two women employees of North American Aviation, Incorporated, assembling a section of a wing for a P-51 fighter plane.jpg|thumb|Những kinh nghiệm trong lực lượng lao động và trong quân đội của phụ nữ trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai trao cho họ những lựa chọn về kinh tế và xã hội góp phần hình thành nền tiểu văn hóa đồng tính nữ.|alt=]]
[[File:Black triangle.svg|thumb|right|150px|Những người phụ nữ không tuân theo lý tưởng về phụ nữ của Đảng Quốc xã bị bỏ tù và đánh dấu bằng một hình tam giác đen. Một số người đồng tính nữ giành lại biểu tượng này như cái cách người đồng tính nam giành lại hình tam giác hồng.|alt=An upside down black triangle. Women who did not conform to the Nazi ideal for women, which included lesbians, were imprisoned and labeled with the triangle.]]
[[File:Pink triangle.svg|thumb|right|150px|Nhiều người đồng tính nữ giành lại nghĩa biểu tượng của hình tam giác hồng, mặc dù nó chỉ được áp dụng cho người đồng tính nam bởi Đảng Quốc xã.|alt=An upside down pink triangle. Though it was only applied to gay men by the Nazis, many lesbians reclaimed the symbolism of the pink triangle.]]
 
[[Chiến tranh Thế giới Thứ hai]] nổ ra, gây nên biến động vô cùng lớn trong cuộc sống của người dân bởi điều động quân sự đã ảnh hưởng đến hàng triệu nam giới. Phụ nữ cũng được chấp nhận vào quân đội trong Quân đoàn Phụ nữ Hoa Kì ([[Women’s Army Corps]]) (WACs) và Binh chủng Phụ nữ được Chấp nhận cho Tình nguyện Khẩn cấp ([[Women Accepted for Volunteer Emergency Service]]) (WAVES) của Hải quân Hoa Kì. Khác với các quy trình sàng lọc đồng tính nam đã được áp dụng từ khi hình thành quân đội Mỹ, chưa có một phương pháp nào để xác định hay sàng lọc đồng tính nữ; chúng được đưa vào áp dụng một cách từ từ trong Thế chiến Thứ hai. Bất chấp các quan điểm thường thấy về vai trò truyền thống của phụ nữ trong những năm 1930, những người phụ nữ độc lập và nam tính được quân đội trực tiếp tuyển dụng trong những năm 1940, và sự yếu đuối không được khuyến khích<ref name="Berube, pp. 28–33">Berube, pp. 28–33.</ref>
 
Một số phụ nữ có thể tới trại tuyển quân trong đồ nam, phủ nhận việc từng yêu phụ nữ khác và dễ dàng được tuyển.<ref name="Berube, pp. 28–33"/> Tuy nhiên, các hoạt động tình dục bị cấm, và giải ngũ xanh ([[blue discharge]]) gần như là một điều chắc chắn nếu một người tự nhận mình là đồng tính nữ. Khi phụ nữ tìm thấy nhau, họ hình thành những nhóm khăng khít tại căn cứ, giao lưu ở các câu lạc bộ trong binh chủng, và bắt đầu sử dụng mật mã. Nhà sử học [[Allan Bérubé]] đã ghi lại rằng những người đồng tính trong lực lượng vũ trang, cố ý hoặc vô ý, từ chối việc xác định là đồng tính hay đồng tính nữ, và cũng không bao giờ nói về xu hướng của một người khác.<ref>Berube, p. 104.</ref>
 
Những người phụ nữ nam tính nhất không thực sự là điều thường thấy, nhưng họ lại dễ xuất hiện nổi bật, nên có xu hướng thu hút những phụ nữ đang tìm kiếm những người đồng tính nữ khác. Phụ nữ phải thận trọng trong việc tiết lộ về hứng thú với nữ giới, đôi khi mất nhiều ngày để có thể hình thành được sự thấu hiểu mà không phải hỏi trực tiếp hay nói ra một cách thẳng thắn.<ref>Berube, p. 100.</ref> Những người phụ nữ không nhập ngũ được quyết liệt kêu gọi tham gia vào những công việc của ngành công nghiệp đã bị nam giới bỏ lại, nhằm mục đích tiếp tục tăng năng suất quốc gia. Sự gia tăng của tính linh động, sự tinh tế, và tính tự chủ của rất nhiều phụ nữ trong và sau cuộc chiến tạo điều kiện cho phụ nữ sống mà không cần có chồng, một điều bất khả trong những điều kiện kinh tế và xã hội khác, tiếp tục định hình nên các mạng lưới và môi trường đồng tính nữ.<ref>Faderman (1991), pp. 129–130.</ref>
 
Người đồng tính nữ không được bao gồm trong [[Đoạn 175]], một đạo luật ở Đức liệt hoạt động đồng tính luyến ái giữa nam giới vào hành vi phạm tội. Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kì ([[The United States Holocaust Memorial MMuseum]]) (USHMM) đã quy lí do cho việc nữ giới bị nhìn nhận là yếu kém hơn nam giới, và nhà nước Đức Quốc xã lo ngại về người đồng tính nữ ít hơn người đồng tính nam. Tuy nhiên, USHMM cũng nói rằng rất nhiều phụ nữ đã bị bắt và bỏ tù vì hành vi “phi xã hội”, một cái mác được gán cho những người phụ nữ không tuân theo hình tượng người phụ nữ lý tưởng của Đức Quốc xã: nấu ăn, dọn dẹp, làm việc bếp núc, nuôi con, và thụ động. Những người phụ nữ này được đánh dấu bằng một hình tam giác màu đen.<ref name=USHMM1>{{cite web|title=LESBIANS AND THE THIRD REICH|url=http://www.ushmm.org/wlc/en/article.php?ModuleId=10005478|website=ushmm.org|publisher=USHMM|access-date=16 January 2015}}</ref> Một số người đồng tính nữ đã giành lại cho mình biểu tượng này, cũng như cái cách mà người đồng tính nam giành lại hình tam giác hồng. Nhiều người đồng tính nữ cũng đã giành lại tam giác hồng.<ref>{{Cite news|url=http://remember.org/educate/elman|title=Triangles and Tribulations: The Politics of Nazi Symbols {{!}}|language=en-US|access-date=2016-12-10|archive-url=https://web.archive.org/web/20161220110705/http://remember.org/educate/elman|archive-date=2016-12-20|url-status=dead}}</ref>
 
===Những năm hậu chiến===
[[File:The Ladder, October 1957.jpg|thumb|upright|Ấn bản đầu tiên vào năm 1975 của ''[[The Ladder (magazine)|The Ladder]]'', được gửi đến hàng trăm phụ nữ ở khu vực San Francisco, thúc giục phụ nữ cởi bỏ những tấm mặt nạ.|alt=A drawn illustrated magazine cover of a woman in half shadow with short, wavy hair holding a harlequin mask under the title "The Ladder" and the date "October 1957" underneath it.]]
 
Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, ở Hoa Kì xuất hiện phong trào thúc ép việc quay trở lại với xã hội tiền chiến càng nhanh càng tốt trên quy mô toàn quốc.<ref>Adam, p. 56.</ref> Khi kết hợp với hoang tưởng quốc gia ngày càng tăng về [[chủ nghĩa cộng sản]] và thuyết phân tâm—thứ đã trở nên phổ biến trong kiến thức y khoa, đồng tính luyến ái trở thành một đặc điểm không đáng mong muốn ở các nhân viên làm việc cho chính phủ Hoa Kì vào năm 1950. Những người đồng tính được cho là những mục tiêu dễ dàng cho hành vi hăm dọa, [[tống tiền]], và chính phủ đã loại bỏ hoàn toàn những người đồng tính công khai khỏi các cấp bậc việc làm, khởi đầu cho nỗ lực lan rộng trong việc thu thập thông tin tình báo về đời tư của nhân viên.<ref>Edsall, p. 277.</ref> Chính quyền bang và địa phương nhanh chóng làm theo, bắt giữ những người tụ tập trong các quán bar và công viên, đồng thời ban hành luật cấm đảo trang đối với đàn ông và phụ nữ.<ref>Adam, p. 59.</ref>
 
Quân đội và chính phủ Hoa Kì thực hiện rất nhiều cuộc thẩm vấn, tra hỏi liệu phụ nữ đã từng có quan hệ tình dục với những người nữ khác chưa, và về cơ bản đánh đồng cả trải nghiệm một lần với hành vi phạm tội, qua đó phân định rõ ràng những người dị tính khỏi những người đồng tính.<ref>Faderman (1991), pp. 150–155.</ref> Vào năm 1952, đồng tính luyến ái được liệt vào rối loạn cảm xúc bệnh lý trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê (''[[Diagnostic and Statistical Manual]]'') của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì ([[American Psychiatric Association]]).<ref>Edsall, p. 247.</ref> Quan điểm cho rằng đồng tính luyến ái là một loại bệnh có thể chữa khỏi được tin tưởng rộng rãi trong cộng đồng y học, trong công chúng, cũng như giữa nhiều người đồng tính nữ.<ref name="esterberg">Esterberg, Kristin Gay (February 1990). "From Illness to Action: Conceptions of Homosexuality in ''The Ladder'', 1956–1965", ''The Journal of Sex Research'', '''27''' (1), pp. 65–80.</ref>
 
Những thái độ và động thái nhằm loại bỏ người đồng tính khỏi những vị trí trong ngành dịch vụ công lan rộng sang Úc<ref>Willett, pp. 10–11.</ref> và Canada.<ref>Warner, p. 27.</ref> Một mục đã được thêm vào dự thảo luật trong [[Hạ viện Vương quốc Anh]] và cũng được thông qua ở đó vào năm 1921 với mục đích tạo ra vi phạm “hành vi khiếm nhã thô tục” giữa nữ giới, nhưng bị từ chối bởi [[Thượng viện Anh]] (hay Viện Quý tộc), dường như bởi lo ngại rằng bất cứ một sự chú ý nào dành cho hành vi tình dục sai trái sẽ chỉ thúc đẩy nó.<ref>Jennings, pp. 109–114.</ref>
 
====Giao lưu ngầm====
Có rất ít thông tin về đồng tính luyến ái nằm ngoài phạm vi những văn bản y học và tâm thần học. Những địa điểm gặp gỡ cộng đồng bao gồm các quán bar thường bị đột kích bởi cảnh sát trung bình một lần mỗi tháng, với những người bị bắt giữ bị tiết lộ trên các mặt báo. Để đáp lại, tám người phụ nữ ở San Francisco đã gặp gỡ ở phòng khách của họ vào năm 1955 để giao lưu và có một nơi an toàn để khiêu vũ. Khi họ quyết định biến nó thành một buổi gặp mặt thường xuyên, họ đã trở thành tổ chức đầu tiên dành cho người đồng tính nữ ở Hoa Kì, mang tên [[Daughters of BBilitis]] (tạm dịch: Con gái của Bilitis) (DOB). DOB bắt đầu xuất bản một tạp chí mang tên ''[[The Ladder]]'' vào năm 1956. Phía bên trong trang bìa mỗi số báo là tuyên ngôn về sứ mệnh của họ, với tuyên ngôn đầu tiên được nêu ra là “Education of the variant” (tạm dịch: “Giáo dục về những người khác chuẩn”). Nó được tạo ra nhằm mục đích cung cấp kiến thức về đồng tính luyến ái cho nữ giới—đặc biệt là kiến thức liên quan tới những người phụ nữ và người đồng tính nữ nổi tiếng trong lịch sử. Tuy nhiên, trước năm 1956, từ “đồng tính nữ” có một ý nghĩa quá tiêu cực, và DOB từ chối sử dụng nó như một từ miêu tả, mà thay vào đó chọn từ “khác chuẩn” (variant).<ref>Gallo, p. 3.</ref>
 
DOB lan rộng ra đến Chicago, New York, và Los Angeles, và tạp chí ''The Ladder'' được gửi đến hàng trăm—và cuối cùng là hàng ngàn—thành viên của DOB, thảo luận về bản chất của đồng tính luyến ái, đôi khi thách thức quan điểm cho rằng đó là một căn bệnh, với độc giả đưa ra những lý do cá nhân giải thích vì sao họ lại là đồng tính nữ và gợi ý những cách để đương đầu với tình trạng đó hoặc với phản ứng của xã hội với nó.<ref name="esterberg" /> Tiếp nối tạp chí này, bắt đầu vào năm 1964, những người đồng tính nữ ở Anh cho xuất bản ''[[Arena Three (magazine)|Arena Three]]'' với sứ mệnh tương tự.<ref>Jennings, pp. 153–158.</ref>
 
[[File:Thirdsex bookcover 1959.jpg|thumb|upright|Mặc dù được quảng bá hướng tới nam giới dị tính, tiểu thuyết ba xu đồng tính nữ cung cấp một bản dạng cho những người phụ nữ bị tách biệt trong những năm 1950.|alt=A brightly painted book cover with the title "The Third Sex", with a sultry blonde wearing a red outfit showing cleavage and midriff seated on a sofa, while a redhead with short hair places her hand on the blonde's shoulder and leans over her, also displaying cleavage wearing a white blouse with rolled-up sleeves.]]
 
====Phân chia Butch và femme====
{{Đọc thêm|Butch and femme}}
 
Bởi phản ánh của những phân loại tính dục được định hình sâu sắc bởi chính phủ và xã hội nói chung, nền tiểu văn hóa đồng tính nữ hình thành những vai trò giới vô cùng cứng nhắc giữa những người phụ nữ, đặc biệt là trong tầng lớp lao động ở Hoa Kì và Canada. Mặc dù nhiều đô thị đã ban hành luật chống đảo trang, một số phụ nữ vẫn giao lưu trong các quán bar như các [[Butch and femme|butch]]: mặc trang phục nam giới và bắt chước những hành vi mang tính nam truyền thống. Những người khác mặc trang phục mang tính nữ truyền thống hơn và đảm nhận một vai trò nhỏ nhẹ hơn: femme. Hai hình thức giao lưu butch và femme gắn bó chặt chẽ với các quán bar đồng tính nữ đến nỗi những người phụ nữ từ chối lựa chọn giữa hai hình thức sẽ bị phớt lờ, hoặc ít nhất là không thể hẹn hò với một ai, và việc những người phụ nữ butch có quan hệ lãng mạn với nữ giới butch khác, hoặc femme với femme khác, là điều không thể chấp nhận được.<ref>Faderman (1991), pp. 167–168.</ref>
 
Phụ nữ butch không phải là một điều lạ lẫm trong những năm 1950; kể cả ở Harlem và Greenwich Village vào những năm 1920 cũng đã có một số phụ nữ đảm nhận nhân dạng này. Tuy nhiên, vào những năm 1950 và 1960, những vai trò này lan rộng và không bị giới hạn trong Bắc Mỹ: từ năm 1940 đến năm 1970, văn hóa quán bar butch/femme nở rộ ở Anh, mặc dù có ít phân biệt tầng lớp hơn.<ref>Jennings, pp. 141–143.</ref> Các vai trò ấy đã nhận dạng thêm thành viên của một nhóm từng bị gạt ra ngoài lề; những người phụ nữ đã bị phần lớn xã hội chối bỏ giờ đây đã tìm được cảm giác được thuộc về một tập thể riêng biệt và độc nhất, mà để có thể hoạt động trong tập thể đó cần một lượng kiến thức lớn.<ref>Faderman (1991), pp. 170–174.</ref> Butch và femme được coi là thô tục bởi những người đồng tính nữ có địa vị xã hội cao hơn ở Mỹ trong thời kì này. Nhiều phụ nữ giàu có kết hôn để hoàn thành nghĩa vụ gia đình, trong khi những người khác trốn sang châu u để sống như những người tha hương.<ref>Faderman (1991), pp. 175–178.</ref>
 
====Tác phẩm hư cấu chủ đề đồng tính nữ===
{{Xem thêm|Văn học đồng tính nữ}}
 
Bất chấp việc thiếu đi thông tin về đồng tính luyến ái trong các văn bản học thuật, một diễn đàn khác phục vụ mục đích tìm hiểu về đồng tính nữ đang càng lúc càng phát triển. Một cuốn sách bìa mềm tựa đề ''[[Women’s BBarracks]'' (tạm dịch: Doanh trại Phụ nữ) miêu tả những trải nghiệm của một người phụ nữ trong Lực lượng Pháp quốc Tự do ([[Free French Forces]]) được xuất bản năm 1950. Nó kể về một mối quan hệ đồng tính nữ mà tác giả đã được chứng kiến. Sau khi cuốn sách đã bán được 4,5 triệu bản, [[House Select Committee on Current Pornographic MMaterials]] (tạm dịch: Ủy ban Viện Lựa chọn về Tư liệu Khiêu dâm Đương thời) đã nêu tên nó vào năm 1952.<ref>Stryker, p. 49.</ref> Nhà xuất bản của cuốn sách, [[Gold Medal Books]], tiếp nối bằng cuốn tiểu thuyết ''[[Spring Fire]]'' (tạm dịch: Lửa Xuân) vào năm 1952, bán được 1,5 triệu bản. Gold Medal Books nhận được vô số thư viết cùng đề tài từ phụ nữ, và tiếp tục xuất bản thêm nhiều sách, tạo ra thể loại tiểu thuyết ba xu đồng tính nữ.<ref>Stryker, pp. 54–57.</ref>
 
Trong khoảng từ năm 1955 đến năm 1969, hơn 2.000 cuốn sách đã được xuất bản với chủ đề đồng tính nữ, và chúng được bán ở những hiệu thuốc trong góc phố, ga tàu, bến xe bus, và các sạp báo trên khắp Hoa Kì và Canada. Phần lớn chúng được viết bởi, cũng như được tiếp thị tới, những người đàn ông dị tính. Những từ ngữ và hình ảnh mã hóa được sử dụng trên bìa. Thay vì “đồng tính nữ”, những thuật ngữ như “kì lạ” (strange), “chạng vạng” (twilight), “queer”, và “giới tính thứ ba” (third sex) được sử dụng ở tựa đề, và hình minh họa trang bìa luôn luôn mang tính chất tục tĩu.<ref>Zimet, pp. 17–24.</ref> Chỉ một số những tác giả tiểu thuyết ba xu đồng tính nữ thực sự là phụ nữ và viết để phục vụ người đồng tính nữ, bao gồm [[Ann Bannon]], [[Valerie Taylor]], [[Paula Christian]], và [[Vin Packer/Ann Aldrich]]. Bannon, người cũng mua những cuốn tiểu thuyết đồng tính nữ, về sau đã nói rằng phụ nữ xác định hình tượng của thể loại văn hóa phẩm này qua hình minh họa trang bìa.<ref name="forbidden"> Nhiều cuốn sách sử dụng những ám chỉ văn hóa: kể tên các địa danh, thuật ngữ, miêu tả cách thức ăn mặc và các quy tắc khác, hướng tới những người phụ nữ bị cô lập. Kết quả, tiểu thuyết ba xu giúp phổ biến đồng thời bản dạng đồng tính nữ tới độc giả đồng tính nữ và độc giả dị tính.<ref name="nestle">[[Joan Nestle|Nestle, Joan]] (1983). "Desire So Big It Had to Be Brave", [[Lesbian Herstory Archives]].</ref>
 
===Làn sóng nữ quyền thứ hai===
Sự khắt khe trong xã hội những năm 1950 và đầu những năm 1960 gặp phải phản ứng dữ dội khi những phong trào xã hội đồng loạt phát triển mạnh mẽ nhằm cải thiện vị thế của người Mỹ gốc Phi, người nghèo, phụ nữ, và người đồng tính. Phong trào quyền cho người đồng tính và phong trào nữ quyền đã kết nối với nhau sau khi xảy ra một cuộc đối đầu bạo lực ở thành phố New York trong chuỗi sự kiện [[bạo loạn Stonewall]] năm 1969.<ref>Aldrich, pp. 212–216.</ref> Theo sau sự kiện đó là sự ra đời của một phong trào đặc trưng bởi sự tăng mạnh vận động tuyên truyền đồng tính và ý thức nữ quyền, góp phần làm thay đổi thêm định nghĩa của đồng tính nữ.
 
[[Cuộc cách mạng tình dục]] vào những năm 1970 đã đưa ra sự phân biệt giữa bản dạng và hành vi tình dục ở nữ giới. Nhiều phụ nữ đã tận dụng sự tự do xã hội mới mẻ này để thử những trải nghiệm mới. Những phụ nữ trước đây tự nhận là dị tính đã thử quan hệ tình dục với phụ nữ, mặc dù nhiều người tiếp tục duy trì bản dạng dị tính.<ref>Faderman (1991), p. 203.</ref> Tuy nhiên, với sự ra đời của [[làn sóng nữ quyền thứ hai]], đồng tính nữ phát triển thành một bản dạng mang tính chính trị, được dùng để miêu tả một triết lý xã hội giữa những người phụ nữ, và thường làm lu mờ đi vai trò quyết định của ham muốn tình dục trong định nghĩa. Một tổ chức đấu tranh cho nữ quyền mang tên [[Radicalesbians]] đã xuất bản một bản tuyên ngôn vào năm 1970 mang tựa “[[The Woman-Identified Woman]]” (tạm dịch: “Người Phụ nữ với Nhân dạng Phụ nữ”), tuyên bố rằng “Một người đồng tính nữ là sự phẫn nộ của tất cả phụ nữ bị dồn nén lại đến điểm bùng nổ” (“A lesbian is the rage of all women condensed to the point of explosion”).<ref>Schlager, p. 70.</ref>{{efn|A similar statement appeared in a militant feminist pamphlet in [[Leeds, England]], stating "Our definition of a political lesbian is a woman-identified woman who does not fuck men. It does not mean compulsory sexual activity with women."<ref>Jennings, p. 177.</ref> See: [[Leeds Revolutionary Feminist Group]]}}
 
 
Những nhà đấu tranh cho nữ quyền thể hiện sự khinh miệt đối với một xã hội vốn dĩ phân biệt giới tính và tuân theo chế độ phụ quyền, và kết luận rằng cách thức hiệu quả nhất để khắc phục phân biệt giới tính và đạt được sự bình đẳng cho phụ nữ là từ chối trao cho đàn ông bất cứ quyền lực hay khoái cảm nào từ phụ nữ. Đối với những phụ nữ tin theo triết lý này—tự xưng là những nhà nữ quyền-đồng tính nữ—đồng tính nữ là một thuật ngữ được dùng bởi nữ giới để miêu tả bất cứ người phụ nữ nào cống hiến cách tiếp cận về mặt giao tiếp xã hội và động lực chính trị cho quyền lợi của phụ nữ. Trọng tâm chính trị, chứ không phải ham muốn tình dục, mới là đặc trưng quyết định của một nhà nữ quyền-đồng tính nữ. Độc lập khỏi những người đàn ông có vai trò như những kẻ áp bức là tư tưởng trung tâm của chủ nghĩa nữ quyền-đồng tính nữ, và nhiều người tin vào chủ nghĩa này cố gắng tách biệt mình khỏi nền văn hóa trọng nam về mặt thể chất cũng như kinh tế. Trong một xã hội lý tưởng, có tên Lesbian Nation (tạm dịch: Đồng tính Nữ Quốc), “phụ nữ” và “đồng tính nữ” có thể được dùng thay thế cho nhau.<ref>Faderman (1991), pp. 218–219.</ref>
 
 
Mặc dù chủ nghĩa nữ quyền-đồng tính nữ là một sự biến chuyển lớn, không phải người đồng tính nữ nào cũng ủng hộ nó. Chủ nghĩa nữ quyền-đồng tính nữ là một phong trào hướng tới những người trẻ tuổi: các thành viên chủ yếu đều được học đại học, với kinh nghiệm trong sự nghiệp phát triển mang tính chất [[Cánh tả Mới]] và cấp tiến, nhưng họ không thành công trong việc thuyết phục những tổ chức cấp tiến giải quyết các vấn đề của phụ nữ.<ref>Schlager, p. 11.</ref> Nhiều người đồng tính nữ thuộc thế hệ lớn tuổi, những người đã thừa nhận tính dục của họ trong các thời kì bảo thủ hơn, cảm thấy rằng duy trì cách thức đối phó của họ trong một thế giới ghét sợ đồng tính là phù hợp hơn cả. [[Daughters of Bilitis]] đã phải ngừng hoạt động vào năm 1970 vì sự phân chia ý kiến về hướng đi: vấn đề nữ quyền hay vấn đề quyền người đồng tính.<ref>Esterberg, Kristen (September, 1994). "From Accommodation to Liberation: A Social Movement Analysis of Lesbians in the Homophile Movement." ''Gender and Society'', '''8''', (3) pp. 424–443.</ref>
 
Bởi sự bình đẳng là ưu tiên của những người ủng hộ nữ quyền-đồng tính nữ, sự chênh lệch về vai trò giữa nam và nữ hay giữa butch và femme được coi là thuộc về chế độ phụ quyền. Các nhà nữ quyền-đồng tính nữ tránh xa các vai trò giới trước kia đã được phổ biến trong các quán bar, cũng như tránh xa thái độ khinh thường phụ nữ mà họ nhận thấy ở người đồng tính nam; rất nhiều người theo chủ nghĩa nữ quyền-đồng tính nữ từ chối làm việc cùng với người đồng tính nam, hay tiếp nhận các vụ việc của họ.<ref>Faderman (1991), pp. 210–211.</ref> Tuy nhiên, những người đồng tính nữ với một quan điểm thực chất hơn (a more essentialist view), rằng họ [[đồng tính từ khi sinh ra]] và sử dụng từ miêu tả “đồng tính nữ” để định nghĩa sự hấp dẫn tính dục, thường nhìn nhận tư tưởng phân lập, giận dữ của những người theo chủ nghĩa nữ quyền-đồng tính nữ là có hại cho sự nghiệp phát triển quyền của người đồng tính.<ref>Faderman (1991), pp. 217–218.</ref>
 
Vào năm 1980, nhà thơ và nhà viết luận [[Adrienne Rich]] mở rộng thêm về ý nghĩa chính trị của đồng tính nữ qua việc đề xuất một phổ tồn tại của đồng tính nữ dựa trên “trải nghiệm với nhân dạng nữ” trong bài luận ''[[Compulsory Heterosexuality and Lesbian Existence]]'' (tạm dịch: “Dị tính Bắt buộc và sự Tồn tại của Đồng tính nữ”).<ref name="rich">Rich, Adrienne (Summer 1980). "Compulsory Heterosexuality and Lesbian Existence", ''Signs'', '''5''' (4), pp. 631–660.</ref> Rich đề xuất rằng tất cả những mối quan hệ giữa phụ nữ đều có một số yếu tố đồng tính nữ, bất kể họ có tự nhận bản dạng đồng tính nữ hay không: ví dụ như mẹ và con gái, những đồng nghiệp nữ, những người phụ nữ chăm sóc lẫn nhau. Nhận thức về sự cảm thông mà nữ giới dành cho nhau kết nối họ qua thời gian và qua nhiều nền văn hóa, và Rich cho rằng dị tính là một trạng thái bị ép buộc lên người phụ nữ bởi đàn ông.<ref name="rich" /> Nhiều năm sau, những người thành lập DOB, [[Del Martin]] và [[Phyllis Lyon]], cũng đã giảm bớt tầm quan trọng của các hành vi tình dục, coi chúng là không cần thiết trong việc xác định ý nghĩa của đồng tính nữ, và đưa ra định nghĩa của họ: “một người phụ nữ có hứng thú về mặt tình dục, tâm lý, tình cảm và xã hội chủ yếu với người thuộc cùng giới tính, mặc dù hứng thú ấy có thể không được thể hiện một cách rõ ràng” (“a woman whose primary erotic, psychological, emotional and social interest is in a member of her own sex, even though that interest may not be overtly expressed”).<ref>Martin and Lyon, p. 7.</ref>
 
==Bên ngoài văn hóa Phương Tây==
{{Đọc thêm|LGBT rights by country or territory}}
 
===Vùng Trung Đông===
{{Đọc thêm|LGBT in Islam}}
 
Tài liệu ghi chép bằng tiếng Ả Rập sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để miêu tả hoạt động tình dục giữa 2 người nữ.<ref name=Amer>{{cite journal|last1=Amer|first1=Sahar|title=Medieval Arab Lesbians and Lesbian-Like Women|journal=[[Journal of the History of Sexuality]]|date=2009|volume=18|issue=2|pages=215–236|doi=10.1353/sex.0.0052|jstor=40663351|pmid=19768852|s2cid=26652886|issn=1043-4070}}</ref> Một từ thường được dùng là “sahq” miêu tả hành động “cọ xát.” Tuy nhiên, hoạt động và bản dạng đồng tính nữ lại thường bị thiếu sót trong những ghi chép lịch sử. Thuật ngữ thường được dùng để mô tả đồng tính nữ trong tiếng A Rập ngày nay về cơ bản là cùng một thuật ngữ để miêu tả đồng tính nam, do đó sự khác biệt giữa đồng tính nam và đồng tính nữ về mặt ngôn ngữ thường không rõ ràng tới một mức độ nào đó trong các cuộc đàm thoại về queer.<ref name=Amer /> Nhìn chung, việc nghiên cứu các trải nghiệm đồng tính nữ đương đại bị các thế lực chính trị trong giai đoạn hậu thuộc địa gây khó dễ và được định hình bởi thứ mà một số học giả gọi là ''[[chủ nghĩa đồng tính luyến ái]]'' như một phương thức chính trị hóa các hiểu biết về các phạm trù tính dục nhằm thúc đẩy các lợi ích quốc gia trong giai đoạn đối nội và quốc tế.<ref>{{Cite journal|last=Allouche|first=Sabiha|date=May 2019|title=The Reluctant Queer|url=https://kohljournal.press/reluctant-queer|journal=Kohl: A Journal for Body and Gender Research|volume=5.1|issue=Special Issue: Decolonizing Knowledges around Gender and Sexuality}}</ref>
 
Hành vi đồng tính nữ có thể được tìm thấy ở mọi nền văn hóa, mặc dù khái niệm đồng tính nữ là một người nữ chỉ kết đôi với người nữ khác thì không được thể hiện rõ. Thái độ đối với đồng tính nữ còn tùy thuộc vào vai trò của nữ giới trong mỗi xã hội và định nghĩa về giới tính riêng của từng nền văn hóa. Nữ giới ở vùng Trung Đông từ lâu đã bị tách biệt khỏi nam giới. Vào khoảng thế kỉ thứ 7 và 8, một vài người phụ nữ phi thường mặc quần áo nam giới khi vai trò giới đã ít khắc nghiệt hơn, nhưng vai trò tình dục gắn liền với phụ nữ châu u thì không bị gán cho phụ nữ Hồi giáo. Tòa án [[Caliphate|Caliphal]] ở [[Baghdad]] bao gồm những người phụ nữ ăn mặc như đàn ông, có cả râu tóc giả, nhưng vẫn cạnh tranh với những người phụ nữ khác để được đàn ông chú ý.<ref name="murray">Murray and Roscoe, pp. 98–104.</ref><ref>{{Cite journal|last=Sahar Amer|date=2009|title=Medieval Arab Lesbians and Lesbian-Like Women|journal=Journal of the History of Sexuality|volume=18|issue=2|pages=215–236|doi=10.1353/sex.0.0052|pmid=19768852|s2cid=26652886|issn=1535-3605}}</ref>
 
Theo một tài liệu viết bởi Sharif al-Idrisi vào thế kỷ 12, những người phụ nữ có học thức cao sẽ có nhiều khả năng là đồng tính nữ hơn; sức mạnh tri thức đã đưa họ ngang hàng với đàn ông.<ref name="murray" /> Mối quan hệ giữa những người phụ nữ sống ở hậu cung và nỗi sợ những người phụ nữ quan hệ tình dục trong các bồn tắm Thổ Nhĩ Kỳ đã được thể hiện trong các tác phẩm viết bởi đàn ông. Tuy nhiên, những người phụ nữ phần lớn giữ im lặng; và tương tự, những người đàn ông rất hiếm khi viết về mối quan hệ đồng tính nữ. Các nhà sử học không biết chính xác liệu những ví dụ lần hiếm hoi chủ nghĩa đồng tính nữ được nhắc tới trong văn học có phải ghi chép đúng sự thật lịch sử hay không, hay chỉ là những câu chuyện tưởng tượng dành cho cánh đàn ông. Một bài luận vào năm 1978 về sự đàn áp ở Iran khẳng định rằng phụ nữ bị bắt buộc phải giữ im lặng hoàn toàn: “Trong toàn bộ lịch sử [[Iran]], [không người phụ nữ nào] được phép lên tiếng bởi vì sự đàn áp này … Chứng thực ham muốn đồng tính nữ sẽ là một tội ác không thể dung thứ.”<ref name="murray" />
 
Mặc dù tác giả của cuốn Islamic Homosexualities từng phản biện rằng điều này không có nghĩa là phụ nữ không thể có một mối quan hệ đồng tính nữ với một người phụ nữ khác, một nhà nhân chủng học đồng tính nữ đã đến [[Yemen]] vào năm 1991 và ghi nhận rằng phụ nữ trong thị trấn mà cô ghé thăm không có khái niệm gì về mối quan hệ tình cảm của cô với một người phụ nữ khác. Phụ nữ ở Pakistan được mong đợi phải lấy một người đàn ông không bị tước quyền công dân. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể có mối quan hệ mật thiết với phụ nữ khác miễn là họ hoàn thành bổn phận người vợ, giữ kín các vấn đề riêng tư, và người phụ nữ kia có quan hệ nào đó với gia đình hoặc có sự hứng thú hợp lý với người tình.<ref>Murray and Roscoe, pp. 283–284.</ref>
 
Những người tự nhận hoặc tham gia hoạt động đồng tính nữ ở khu vực có thể bị bạo hành gia đình và sự đàn áp xã hội, bao gồm hành vi thường được gọi là "[[giết người vì danh dự.]]" Lời bào chữa của kẻ sát nhân thường liên quan đến sự suy đồi về tình dục, sự nhơ nhớp vì mất trinh tiết (ngoài khuôn khổ hôn nhân được chấp nhận) và chủ yếu nhằm vào các nạn nhân nữ.<ref>{{cite news|author=Robert Fisk|date=7 September 2010|title=Robert Fisk: The crimewave that shames the world|newspaper=The Independent|location=London|url=https://www.independent.co.uk/opinion/commentators/fisk/the-crimewave-that-shames-the-world-2072201.html|access-date=8 September 2010}}</ref>
 
===Vùng Châu Mỹ===
Một số [[dân tộc người châu Mỹ bản địa]] gán [[giới thứ ba]] cho những phụ nữ ăn mặc và thực hiện những vai trò thường thuộc về đàn ông trong văn hóa của họ.<ref name=Vowel-1>{{cite book|last1=Vowel|first1=Chelsea|title= Indigenous Writes: A Guide to First Nations, Métis & Inuit Issues in Canada|date=2016|publisher=Highwater Press|location=Winnipeg, Manitoba, Canada|isbn=978-1553796800|chapter=All My Queer Relations - Language, Culture, and [[Two-Spirit]] Identity}}</ref><ref name=NCIA>{{cite journal|last1=Pruden|first1=Harlan|last2=Edmo|first2=Se-ah-dom|title=Two-Spirit People: Sex, Gender & Sexuality in Historic and Contemporary Native America|journal=National Congress of American Indians Policy Research Center |date=2016|url=http://www.ncai.org/policy-research-center/initiatives/Pruden-Edmo_TwoSpiritPeople.pdf}}</ref> Trong những trường hợp khác, họ xem giới như một phổ và sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau cho người nữ nữ tính và người nữ nam tính.<ref name=Estrada>{{cite journal|last1=Estrada|first1=Gabriel|title=''Two Spirits'', ''Nádleeh'', and LGBTQ2 Navajo Gaze|journal=American Indian Culture and Research Journal|date=2011|volume=35|issue=4|pages=167–190|doi=10.17953/aicr.35.4.x500172017344j30|url=https://www.scribd.com/document/318264790/Two-Spirits-Nadleeh-and-Navajo-LGBTQ2-Gaze-pdf}}{{Dead link|date=September 2018 |bot=InternetArchiveBot |fix-attempted=yes }}</ref> Tuy nhiên, những bản dạng đó bắt nguồn từ bối cảnh đời sống văn hóa và nghi lễ của các nền văn hóa bản địa cụ thể, và “chỉ đơn giản là người đồng tính và người bản địa không biến một người thành người hai tâm hồn.”<ref name=NYT2>{{cite news|url=https://www.nytimes.com/2006/10/08/fashion/08SPIRIT.html|title=A Spirit of Belonging, Inside and Out|newspaper=The New York Times|date=8 Oct 2006|access-date=28 July 2016 |quote='The elders will tell you the difference between a gay Indian and a Two-Spirit,' [Criddle] said, underscoring the idea that simply being gay and Indian does not make someone a Two-Spirit.}}</ref> Những vai trò xã hội và nghi lễ, được thực hiện và xác nhận bởi những người già làng trong bộ tộc, “không hợp lý” khi được xem xét dưới góc nhìn của người không thuộc bộ tộc về xu hướng tính dục và bản dạng giới.<ref name=NCIA/> Thay vào đó, chúng phải được xem xét dưới góc nhìn của người bản địa, với tư cách là vai trò xã hội, tinh thần và truyền thống được người trong bộ tộc bản địa nắm giữ.<ref name=NYT2/><ref name=NCIA/><ref name=Pember>{{cite web|url=https://rewire.news/article/2016/10/13/two-spirit-tradition-far-ubiquitous-among-tribes/|title='Two Spirit' Tradition Far From Ubiquitous Among Tribes|publisher=[[Rewire (website)|Rewire]]|first=Mary Annette |last=Pember |date=Oct 13, 2016|access-date=October 17, 2016 |quote= Unfortunately, depending on an oral tradition to impart our ways to future generations opened the floodgates for early non-Native explorers, missionaries, and anthropologists to write books describing Native peoples and therefore bolstering their own role as experts. These writings were and still are entrenched in the perspective of the authors who were and are mostly white men.}}</ref>
 
Ở khu vực [[Mĩ Latinh]], đồng tính nữ và các hiệp hội đồng tính nữ bắt đầu được nhận biết vào những năm 1970 và ngày càng tăng trong khi nhiều quốc gia đang chuyển sang hoặc cải cách chế độ dân chủ. Sự quấy rối và đe dọa thường được thấy kể cả ở những nơi đồng tính luyến ái là hợp pháp, và những điều luật chống lại quấy rối trẻ em, đạo đức, hoặc “những cách tốt” (lỗi về đạo đức hoặc cách cư xử), bị lợi dụng để hãm hại người đồng tính.<ref name="Mogrovejo">Mogrovejo, Norma (2004). "Relevancia de las lesbianas en América Latina: la recuperación de nuestra historia" (Relevance of lesbians in Latin America: the recovery of our history). In Drucker, Péter; Mercad, Enrique. ''Arco iris diferentes''. Siglo XXI. {{ISBN|978-968-23-2486-4}}. (In Spanish) p. 103.</ref> Theo góc nhìn của người Tây Ban Nha, sự mâu thuẫn giữa hội chứng ghét sợ người đồng tính nữ của một số nhà nữ quyền và sự khinh thường phụ nữ của người đồng tính nam đã gây ra khó khăn cho người đồng tính nữ và các nhóm liên quan.<ref name="Mogrovejo 2004 pp85–100">Mogrovejo (2004), pp. 85–100.</ref>
 
[[Argentina]] là quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên có một nhóm đấu tranh cho quyền bình đẳng của người đồng tính, có tên gọi Nuestro Mundo (NM, hay Thế giới của chúng ta), thành lập năm 1969. Sáu tổ chức bí mật nhất tập trung vào những vấn đề của người đồng tính nam và nữ cũng được thành lập trong khoảng thời gian này, nhưng sự áp bức và quấy nhiễu xảy ra liên tục và ngày càng tồi tệ hơn khi [[Jorge Rafael Videla]] nắm quyền chế độ độc tài vào năm 1976, khi tất cả các nhóm bị giải thể trong ''[[Cuộc chiến Bẩn thỉu.]]'' Các nhóm hoạt động vì quyền của người đồng tính nữ dần dần thành lập từ năm 1986 để xây dựng một cộng đồng gắn kết cùng nhau vượt qua những khác biệt trong tư tưởng so với người nữ dị tính.<ref>Mogrovejo (2000), pp. 281–294.</ref>
 
Phong trào đồng tính nữ ở Mỹ Latinh diễn ra sôi nổi nhất ở [[Mexico]], nhưng cũng gặp phải những vấn đề tương tự về hiệu quả và sự gắn kết. Trong khi cố gắng nêu cao các vấn đề và các mối bận tâm liên quan đến người đồng tính nữ, các nhà hoạt động phải chịu thái độ bài xích nữ của người đồng tính nam và thái độ kỳ thị đồng tính của người nữ dị tính. Vào năm 1977, tổ chức đồng tính nữ đầu tiên ở Mexico được thành lập, có tên là ''Lesbos''. Nhiều đại diện của các tổ chức chính trị ủng hộ vấn đề đồng tính nữ phát triển; vào năm 1997, 13 tổ chức đồng tính nữ hoạt động mạnh mẽ ở Thành phố Mexico. Tuy nhiên, đến cuối cùng, các hiệp hội đồng tính nữ có ảnh hưởng rất nhỏ đối với phong trào đồng tính và phong trào nữ quyền.<ref>Mogrovejo (2004), pp. 88–94.</ref>
 
Ở [[Chile]], chế độ độc tài [[Augusto Pinochet]] cấm các nhóm đồng tính nữ được thành lập. Đến năm 1984, sau khi một người phụ nữ bị đánh đập đến chết cùng với tiếng hét “Đồng tính nữ chết tiệt!” từ thủ phạm, ''Ayuquelén'' (trong tiếng [[Mapuchen]] là “niềm vui được sống”) được thành lập. Phong trào đồng tính nữ liên kết chặt chẽ với phong trào nữ quyền ở Chile, mặc dù đôi khi mối quan hệ này trở nên vô cùng căng thẳng. ''Ayequelén'' hợp tác với [[Dịch vụ Thông tin Đồng tính nữ Quốc tế]], [[Hiệp hội Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới và Liên giới tính Quốc tế]], và tổ chức đấu tranh cho quyền của người đồng tính ở ''Chile Movimiento de Integración y Liberación Homosexual'' (Phong trào Hòa nhập và Giải phóng Người đồng tính) để xóa bỏ luật phân biệt vẫn còn đang hiệu lực ở Chile.<ref name="Mogrovejo 2004 pp85–100" />
 
Người đồng tính nữ được nhận thức rõ ràng hơn ở [[Nicaragua]] vào năm 1986 khi [[Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista]] trục xuất những người đồng tính nam và đồng tính nữ khỏi trung tâm. Sự đàn áp từ nhà nước ngăn cản sự hình thành các tổ chức tới khi [[AIDS]] trở thành nỗi lo, khi những nỗ lực để nhận được sự giáo dục buộc các nhóm thiểu số tính dục phải kết hợp với nhau. Tổ chức đồng tính nữ đầu tiên là Nosotras, thành lập vào năm 1989. Nỗ lực thúc đẩy nhìn nhận sự tồn tại của các nhóm thiểu số tính dục từ năm 1991 đến năm 1992 đã kích động chính phủ. Vào năm 1994, chính phủ tuyên bố đồng tính luyến ái là bất hợp pháp, chấm dứt mọi phong trào một cách hữu hiệu. Cho đến năm 2004, ''Grupo Safo – Grupo de Mujeres Lesbianas de Nicaragua'' được thành lập, 4 năm trước khi đồng tính luyến ái trở nên hợp pháp trở lại.<ref>Mogrovejo (2004), pp. 100-103</ref>
 
Các cuộc họp giữa những nhà hoạt động nữ quyền đồng tính nữ ở Mỹ Latinh và Caribe, có khi còn được gọi ngắn gọn là “các cuộc họp Đồng tính nữ”, đã là diễn đàn quan trọng từ những năm 1980, nơi những người đồng tính nữ ở Mỹ Latinh trao đổi ý tưởng. Với những người tổ chức luân phiên và các buổi họp mỗi 6 tháng, các cuộc họp hướng đến tạo ra mạng lưới giao tiếp, thay đổi tình hình của người đồng tính nữ ở Mỹ Latinh (trên cả 2 phương diện pháp luật và xã hội), tăng cường tình đoàn kết giữa những người đồng tính nữ và phá bỏ những lầm tưởng vốn có về đồng tính nữ.<ref>Rachid, p. 260</ref>
 
===Châu Phi===
Ở hơn 30 quốc gia châu Phi, người ta đã ghi nhận được vai trò giới chuyển đổi và hôn nhân giữa những người phụ nữ.<ref>Aldrich, p. 262.</ref> Phụ nữ có thể cưới người phụ nữ khác, nuôi con và sẽ được xem là đàn ông trong các nền văn hóa ở [[Nigeria]], [[Cameroon]], và [[Kenya]]. [[Người Hausa]] ở [[Sudan]] có 1 thuật ngữ ''kifi'' tương đương với đồng tính nữ. Thuật ngữ này cũng có thể áp dụng cho nam giới có ý nghĩa rằng “không bên nào yêu cầu một vai trò giới cụ thể.”<ref>Aldrich, p. 259.</ref>
 
Gần sông [[Congo]], một phụ nữ có mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục mãnh liệt với một phụ nữ khác trong bộ tộc [[Nkundo]] được gọi là ''yaikya bonságo'' (một người nữ tiếp xúc với một người nữ khác). Các mối quan hệ đồng tính nữ cũng được tìm thấy trong các xã hội mẫu hệ ở [[người Akan]] ở [[Ghana]]. Ở [[Lesotho]], nữ giới tham gia vào những hành vi thường được người phương Tây xem là hoạt động tình dục: hôn, ngủ chung, cọ xát bộ phận sinh dục, quan hệ bằng miệng, và duy trì mối quan hệ một cách thận trọng với những người phụ nữ khác. Bởi người Lesotho tin rằng muốn quan hệ tình dục cần phải có dương vật, họ không xem hành vi giữa những người phụ nữ là quan hệ tình dục và không nhận họ là đồng tính nữ.<ref>Aldrich, pp. 237–238.</ref>
 
Ở Nam Phi, những người đồng tính nữ bị những người nam dị tính cưỡng hiếp nhằm trừng phạt những hành vi “bất thường” và củng cố các chuẩn mực xã hội.<ref name="Actionaid">{{cite web|last=Martin|first=A|author2=Kelly A|author3=Turquet L|author4=Ross S|title=Hate crimes: The rise of 'corrective rape' in South Africa|url=http://www.actionaid.org.uk/doc_lib/correctiveraperep_final.pdf|publisher=[[ActionAid]]|year=2009|pages=1–2|access-date=April 16, 2012|archive-url=https://www.webcitation.org/6FenWRBzx?url=http://www.actionaid.org.uk/doc_lib/correctiveraperep_final.pdf|archive-date=April 5, 2013|url-status=dead}}</ref> Lần đầu được ghi nhận ở Nam Phi,<ref name="Janoff">Janoff, Douglas. ''Pink Blood: Homophobic Violence in Canada.'' Toronto: University of Toronto, 2005.</ref> nơi đôi khi những thành viên trong gia đình nạn nhân hay người địa phương chứng kiến tội ác ấy.<ref name="Bartle">{{cite journal|last=Bartle|first=EE|title=Lesbians And Hate Crimes|journal=Journal of Poverty|volume=4|issue=4|year=2000|pages=23–44|doi=10.1300/J134v04n04_02|s2cid=144939243}}</ref> Việc cưỡng hiếp còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiễm [[HIV]] ở đồng tính nữ ở Nam Phi.<ref name="Actionaid" /> ''[[Cưỡng hiếp sửa chữa]]'' không được hệ thống luật pháp Nam Phi bấy giờ xem như [[tội ác thù ghét]] dù cho [[Hiến pháp Nam Phi]] tuyên bố rằng không người nào nên bị phân biệt bởi [[địa vị xã hội]] và bản dạng, bao gồm cả xu hướng tính dục.<ref name="Mieses">Mieses, Alexa. "Gender Inequality and Corrective Rape of Women Who Have Sex with Women." ''GMHC Treatment Issues'' (2009): 1–3.</ref><ref name=RapeCNN>{{cite web|title=Corrective rape: The BackStory|url=https://www.cnn.com/videos/international/2011/10/31/bs-mabuse-corrective-rape.cnn|website=[[CNN]]|date=October 31, 2011}}</ref><ref name="CNN">{{cite web|title=They call it 'corrective rape'|url=https://www.cnn.com/videos/international/2011/11/07/worlds-untold-stories-corrective-rape-a.cnn|website=[[CNN]]|date=November 7, 2011}}</ref> Theo luật pháp, Nam Phi bảo vệ quyền của người đồng tính trên mọi phương diện. Tuy nhiên, chính phủ chưa từng chủ động ngăn chặn hiếp dâm sửa chữa, và phụ nữ không đặt chút lòng tin nào vào cảnh sát và khả năng điều tra của họ.<ref name="Di">Di Silvio, Lorenzo. "Correcting Corrective Rape: Carmichele and Developing South Africa's Affirmative Obligations To Prevent Violence Against Women." ''Georgetown Law Journal'' 99 (2011): 1469–515.</ref><ref name="Mabuse">{{cite web|last1=Mabuse|first1=Nkepile|title=Horror of South Africa's 'corrective rape'|url=https://edition.cnn.com/2011/10/27/world/wus-sa-rapes/|website=[[CNN]]|date=October 28, 2011}}</ref>
 
Theo báo cáo, số các vụ hiếp dâm sửa chữa đang ngày càng nhiều ở Nam Phi. Tổ chức phi lợi nhuận “Luleki Sizwe” ở Nam Phi ước tính rằng khoảng hơn 10 người đồng tính nữ bị cưỡng hiếp hoặc cưỡng hiếp tập thể hàng tuần.<ref name="Contemporary Sexuality">"South African lesbians at risk for 'corrective rape'. ''Contemporary Sexuality.'' 45.7 (2011): 8.</ref> Trong 1 nghiên cứu xuất bản bởi Triangle Project vào năm 2008, hàng năm, ít nhất 500 người đồng tính nữ là nạn nhân của hiếp dâm sửa chữa và 86% người đồng tính nữ da đen ở [[Mũi Tây]] sống cùng nỗi sợ bị [[tấn công tình dục]].<ref name="Di" /> Những người nạn nhân của hiếp dâm sửa chữa ít khi tố cáo những tội ác bởi vì xã hội mà họ sống có cái nhìn tiêu cực về đồng tính luyến ái.<ref name="Di" />
 
===Châu Á===
[[File:Two Japanese women make love.jpg|thumb|Một bức [[Shunga (art)|shunga]] hay (xuân họa) in khắc gỗ từ Nhật Bản miêu tả cảnh hai người phụ nữ đang quan hệ tình dục.|alt=]]
 
Trung Quốc trước thời kỳ Tây hóa cũng là một xã hội phân biệt nam với nữ. Xã hội Trung Quốc cổ chưa từng thừa nhận khái niệm xu hướng tính dục, hay một khuôn khổ phân chia mỗi người dựa trên sự hấp dẫn đồng giới hay khác giới.<ref>Sullivan and Jackson, p. 29.</ref> Mặc dù có những vai trò xã hội quan trọng cho người đồng tính nam, phụ nữ không có vai trò gì cả. Ngoài nghĩa vụ sinh con, phụ nữ được xem như không có tính dục.<ref>Aldrich, p. 311.</ref>
 
Nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ không thể có những mối quan hệ với những người phụ nữ khác, nhưng sự liên hệ đó không giống như đối với mối quan hệ của nam và nữ. Những tài liệu tham khảo hiếm hoi về đồng tính nữ được viết bởi [[Ying Shao]]. Ông định nghĩa các mối quan hệ giữa những người phụ nữ cư xử như vợ chồng trong triều đình là ''dui shi'' (ăn nằm chung). "Hiệp hội Hoa lan vàng" ở Nam Trung Quốc xuất hiện vào thế kỷ 20 ủng hộ hôn nhân hợp pháp giữa những người phụ nữ, và sau đó cho phép được nhận con nuôi.<ref>Norton, p. 187.</ref> Thời kỳ Tây hóa gieo rắc ý nghĩ rằng những hành vi tình dục không có ý nghĩa sinh sản đều là sai trái.<ref>Sullivan and Jackson, pp. 30–31.</ref>
 
Từ năm 1865, sau khi được phép tự do làm việc trong các nhà máy tơ lụa, một số người phụ nữ ăn mặc theo phong cách tzu-shu nii (không bao giờ cưới) và sống cùng những người phụ nữ khác. Những người Trung Quốc khác gọi họ là sou-hei (tự chải tóc) bởi vì họ sử dụng kiểu tóc của người phụ nữ đã có chồng. Những cộng đồng này vượt qua sự đàn áp nhờ vào thời kỳ Đại suy thoái, và sau đó không được nhà nước cộng sản khuyến khích do là tàn dư của phong kiến Trung Quốc.<ref>Norton, p. 195.</ref> Trong xã hội Trung Quốc đương đại, người đồng tính được miêu tả bằng thuật ngữ ''tongzhi'' (cùng lý tưởng hoặc tâm hồn); hầu hết người Trung Quốc không muốn dùng thuật ngữ này để phân chia thêm người đồng tính nữ.<ref>Sullivan and Jackson, p. 28.</ref>
 
Ở Nhật, trong thập niên 1920, người ta dùng thuật ngữ ''rezubian'', là cách phát âm tiếng Nhật của từ “lesbian.” Thời kỳ Tây hóa mang lại sự độc lập cho phụ nữ và cho phép phụ nữ mặc quần.<ref>Aldrich, p. 246.</ref> Từ [[tomboy]] được dùng ở [[Philippines]], đặc biệt là [[Manila]], để chỉ những người phụ nữ nam tính.<ref>Sullivan and Jackson, p. 122.</ref> Những người phụ nữ đức hạnh ở Hàn Quốc nêu cao thiên chức làm mẹ, sự trong trắng và trinh tiết; ngoài ra, rất ít phụ nữ được tự do thể hiện chính mình thông qua tính dục dù cho tổ chức đồng tính nữ ''Kkirikkiri'' vẫn đang phát triển.<ref>Sullivan and Jackson, p. 75.</ref> Ở [[Malaysia]], người ta dùng thuật ngữ pondan để miêu tả người đồng tính nam; nhưng do không có từ nào được dùng để miêu tả đồng tính nữ trong lịch sử, từ này cũng được sử dụng.<ref>Sullivan and Jackson, p. 145.</ref> Ở nhiều quốc gia châu Á, người đồng tính không được ủng hộ trong việc cởi mở về tính dục của mình ở nhiều tầng lớp xã hội, nên nhiều người sống một cuộc sống hai mặt.<ref>Sullivan and Jackson, pp. 148–150.</ref>
 
Ở Ấn Độ, người ta thường giữ im lặng không nhắc đến đồng tính nữ, ngoại trừ một văn bản viết bằng tiếng Ấn vào thế kỉ 14 có nhắc đến một cặp đôi đồng tính nữ có con sau khi quan hệ. Theo [[Ruth Vanita]], sự vô hình này vào năm 1996 bị bộ phim '[[Fire (1996 film)|Fire]]'' đánh tan, khiến một số rạp chiếu ở Ấn Độ chịu sự tấn công của những kẻ cực đoan tôn giáo. Những thuật ngữ miêu tả người đồng tính thường bị các nhà hoạt động Ấn Độ từ chối do chúng đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa đế quốc, nhưng hầu hết các cuộc thảo luận về đồng tính tập trung vào đàn ông. Các nhóm đấu tranh cho quyền của phụ nữ ở Ấn Độ đang tiếp tục tranh luận có nên thêm vấn đề tính hợp pháp của việc đưa đồng tính nữ vào nền tảng của họ, bởi đồng tính nữ và các tài liệu liên quan thường bị giấu nhẹm đi.<ref>Vanita, Ruth (2007). "Lesbian Studies and Activism in India", ''Journal of Lesbian Studies'', '''11''' (3/4), pp. 245–253.</ref>
 
==Nhân khẩu học==
===Báo cáo Kinsey===
[[File:Kinsey Scale.svg|thumb|[[Thang đo Kinsey]] về phản ứng tình dục chỉ cho thấy [[dị tính]] và [[đồng tính]], với nhiều mức độ [[song tính]] ở giữa.|alt=A graph with seven columns labeled 0 to 6. The 0 column is "exclusively heterosexual" and is shown completely white. A gradient line showing the varying degrees of bisexual responses starts at the beginning of column 1 and rises to the end of column 5. Column 6 is "exclusively homosexual" and is shown filled with the color blue.]]
 
Nghiên cứu lớn nhất và sớm nhất về đồng tính nữ là bản báo cáo chuyên sâu về trải nghiệm tình dục của phụ nữ Mỹ năm 1953 bởi [[Viện Nghiên cứu Tình dục]]. Hơn 8000 phụ nữ được phỏng vấn bởi [[Alfred Kinsey]] cùng các nhân viên của Viện trong một cuốn sách mang tên ''[[Hành vi tình dục ở nữ giới]]'', còn được biết tới như một phần của Báo cáo Kinsey. Cuộc thảo luận gay gắt của Báo cáo Kinsey về đồng tính luyến ái như là một hành vi tình dục của con người mang tính cách mạng. Trước khi có nghiên cứu này, chỉ có các nhà vật lý học và tâm thần học mới nghiên cứu về hành vi tình dục, và kết quả gần như luôn được giải thích dưới góc nhìn đạo đức.<ref name="bullough">Bullough, Vern (May 1998). "Alfred Kinsey and the Kinsey Report: Historical Overview and Lasting Contribution", ''The Journal of Sex Research'', '''35''' (2), pp. 127–131.</ref>
 
Kinsey và nhân viên ghi nhận rằng 28% phụ nữ đã từng bị kích thích bởi một phụ nữ khác, và 19% đã từng có quan hệ tình dục với một phụ nữ khác.<ref>Kinsey, p. 453.</ref>{{efn|Sexual contact, according to Kinsey, included lip kissing, deep kissing, body touching, manual breast and genital stimulation, oral breast and genital stimulation, and object-vaginal penetration.<ref>Kinsey, pp. 466–467.</ref>}} Đối với những người phụ nữ đã có quan hệ tình dục với người phụ nữ khác, từ một nửa tới 2/3 đã đạt [[cực khoái]]. Phụ nữ độc thân có tỷ lệ tham gia hoạt động tình dục đồng giới cao nhất, theo sau là góa phụ, ly hôn hoặc ly thân. Tỷ lệ tham gia hoạt động tình dục đồng tính thấp nhất là ở phụ nữ đã có gia đình; những người đã từng có trải nghiệm đồng tính cho biết họ kết hôn để ngừng những hoạt động đồng tính.<ref>Kinsey, pp. 453–454.</ref>
 
Hầu hết những người phụ nữ cho biết đã từng có quan hệ tình dục đồng giới chưa từng trải nghiệm hơn 10 lần. 51% phụ nữ tiết lộ rằng họ chỉ có 1 bạn tình.<ref>Kinsey, p. 458.</ref> Phụ nữ có học sau đại học có tỷ lệ trải nghiệm tình dục đồng giới cao hơn, theo sau là phụ nữ đi học đại học và cao đẳng; thấp nhất là phụ nữ không học quá lớp 8.<ref>Kinsey, p. 460.</ref> Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu của Kinsey bị chỉ trích.<ref>{{Cite news|last1=Leonhardt|first1=David|title=John Tukey, 85, Statistician; Coined the Word 'Software'|url=https://www.nytimes.com/2000/07/28/us/john-tukey-85-statistician-coined-the-word-software.html|work=[[The New York Times]]|date=July 28, 2000|author-link=David Leonhardt}}</ref><ref>{{cite web|title=Biography 15.1, ''John W. Tukey'' (1915–2000)|url=http://www.swlearning.com/quant/kohler/stat/biographical_sketches/bio15.1.htm|website=South-Western Educational Publishing|date=2003|access-date=19 May 2009}}{{Dead link|date=September 2019 |bot=InternetArchiveBot |fix-attempted=yes }} John Tukey criticizes sample procedure</ref>
 
Dựa trên thang đo của Kinsey, 0 đại diện cho người “hoàn toàn dị tính” và 6 đại diện cho người “hoàn toàn đồng tính”, còn những số ở giữa 0 và 6 đại diện cho mức độ hấp dẫn đối với 2 giới tính, 6% người được phỏng vấn xếp mình vào số 6: hoàn toàn đồng tính. Ngoài những người xếp vào 0 (71%), 1 chiếm tỉ lệ cao nhất giữa 0 và 6 (khoảng 15%).<ref name="rating">Kinsey, pp. 468–473.</ref> Tuy nhiên, Báo cáo Kinsey nhận xét rằng bảng xếp hạng này mô tả một giai đoạn trong cuộc đời một người, và rằng xu hướng tính dục của một người có thể thay đổi.<ref name="rating" /> Trong số các lời chỉ trích dành cho Báo cáo Kinsey, có một chỉ trích nhắm thẳng vào xu hướng chọn mẫu số liệu của Viện Nghiên cứu Tình dục, thúc đẩy các nhà nghiên không tuân thủ các tiêu chuẩn của Kinsey về dữ liệu thể hiện các mối quan hệ đồng giới quá mức.<ref name="bullough" />
 
===Báo cáo Hite===
23 năm sau, vào 1976, nhà tình dục học [[Shere Hite]] công bố ''Báo cáo Hite'' bao gồm kết quả nghiên cứu việc quan hệ tình dục của 3019 phụ nữ dưới dạng bảng hỏi. Khác với câu hỏi của Kinsey, câu hỏi của Hite tập trung vào cách họ định nghĩa và thứ họ thích hơn là trải nghiệm. Trong số những người trả lời câu hỏi, 8% thích việc quan hệ tình dục với nữ hơn, và 9% xác định bản thân là song tính hoặc có trải nghiệm tình dục với cả nam và nữ, dù cho họ từ chối cho biết khuynh hướng.<ref>Hite, p. 261.</ref>
 
Kết luận của Hite dựa trên các câu trả lời nhiều hơn là dữ liệu định lượng. Cô nhận thấy điều “đáng chú ý” là nhiều người phụ nữ dù chưa từng trải nghiệm qua mối quan hệ đồng tính nữ nào trước đây lại tỏ ra hứng thú với việc quan hệ với nữ, đặc biệt khi câu hỏi này chưa từng được hỏi.<ref>Hite, p. 262.</ref> Hite nhận thấy rằng 2 điểm khác biệt nhất trong trải nghiệm của người trả lời đối với việc quan hệ tình dục với nam và nữ là sự tập trung vào việc kích thích âm đạo, và có nhiều cảm xúc cũng như phản ứng cực khoái hơn.<ref>Hite, p. 274.</ref> Bởi vì Hite thực hiện nghiên cứu trong những năm 1970 khi phong trào nữ quyền trở nên phổ biến, cô ấy cũng nhận thấy rằng nhiều người phụ nữ chọn bản dạng chính trị là đồng tính nữ.
 
===Đánh giá dân số===
Theo một khảo sát dành cho những người lớn có hoạt động tình dục trong năm qua vào năm 2000 của [[Trung tâm Khảo sát Ý kiến Quốc gia]], số người đồng tính nữ ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 2.6% dân số.<ref name="almanac">Wright, John, ed. "Homosexuality in the U.S., 1998–2000", ''The New York Times Almanac'' (2009), Penguin Reference. {{ISBN|0-14-311457-3}}, p. 314.</ref> Một cuộc khảo sát các cặp đôi đồng giới ở Hoa Kỳ cho thấy rằng giữa 2000 và 2005, số người tự nhận đang trong một mối quan hệ đồng giới tăng lên 30% - gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng dân số Hoa Kỳ. Nghiên cứu này tạo cho mọi người sự cởi mở công nhận bản thân là người đồng tính với chính phủ liên bang.{{efn|The study estimated the total population of gays, lesbians, and bisexuals at 8.8 million, but did not differentiate between men and women.<ref>Gates, Gary [October 2006]. "Same-sex Couples and the Gay, Lesbian, Bisexual Population: New Estimates from the American Community Survey", [http://www.law.ucla.edu/williamsinstitute/home.html The Williams Institute on Sexual Orientation Law and Public Policy], [[University of California Los Angeles]], pp. 1–25.</ref>}}
 
Chính phủ của Vương quốc Anh không yêu cầu người dân định nghĩa xu hướng tính dục của họ. Tuy nhiên, theo một khảo sát của [[Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh]] (ONS) vào năm 2010, 1.5% người Anh tự nhận mình là đồng tính hoặc song tính, và ONS cho rằng kết quả này phù hợp với các cuộc khảo sát khác cho kết quả nằm giữa 0.3% và 3%.<ref>{{cite web|title=Measuring Sexual Identity : Evaluation Report, 2010|url=http://www.ons.gov.uk/ons/rel/ethnicity/measuring-sexual-identity---evaluation-report/2010/index.html|publisher=[[Office for National Statistics]]|date=23 September 2010}}</ref><ref name="more-or-less-2010-10-01">{{cite web|last=Harford|first=Tim|title=More or Less examines Office for National Statistics figures on gay, lesbian and bisexual people|url=http://www.bbc.co.uk/programmes/b00tznbk|publisher=BBC|date=1 October 2010}}</ref> Đánh giá số lượng người đồng tính nữ đôi khi không được phân biệt rạch ròi trong các nghiên cứu về các hộ gia đình đồng giới trong các cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ và đánh giá tổng số lượng người đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính bởi chính phủ Vương quốc Anh. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát ở Úc ghi nhận được một loạt các kết quả từ 1.3% đến 2.2% dân số tự nhận là đồng tính nữ hoặc song tính.<ref>Wilson, Shaun (December 2004). "Gay, lesbian, bisexual and transgender identification and attitudes to same-sex relationships in Australia and the United States", ''People and Place'' '''12''' (4), pp. 12–22.</ref>
 
==Sức khỏe==
===Thể chất===
Về vấn đề y tế, đồng tính nữ được gọi là phụ nữ có quan hệ tình dục với phụ nữ (WSW) vì những quan niệm và giả thiết sai lầm về tính dục ở nữ giới và một số người chần chừ trong việc tiết lộ rõ ràng lịch sử hoạt động tình dục của mình với bác sĩ.<ref>King, p. 219.</ref> Rất nhiều người đồng tính nữ đã bỏ qua việc gặp bác sĩ bởi vì họ không tham gia vào các hoạt động dị tính và không cần kiểm soát việc [[sinh sản]], yếu tố đầu tiên khiến phần lớn phụ nữ tới tư vấn tại các [[phòng khám phụ khoa]] nữ khi họ bắt đầu tham gia vào các hoạt động tình dục.<ref>Zimmerman, p. 359.</ref> Do đó, nhiều người đồng tính nữ không được kiểm tra thường xuyên bằng [[xét nghiệm Pap]]. Báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy một số người đồng tính nữ bỏ bê việc khám sàng lọc y tế ở Hoa Kỳ; họ thiếu bảo hiểm y tế do nhiều người sử dụng lao động không cung cấp phúc lợi y tế cho các đối tác trong nước.<ref name="HHS">"[http://womenshealth.gov/faq/lesbian-health.cfm Frequently Asked Questions: Lesbian Health] {{webarchive|url=https://web.archive.org/web/20090129175054/http://www.womenshealth.gov/faq/lesbian-health.cfm |date=2009-01-29 }}", womenshealth.gov. [[U.S. Department of Health and Human Services]]. Retrieved January 12, 2009.</ref>
 
Hậu quả của việc thiếu thông tin y tế về WSW là các chuyên gia y tế và một số người đồng tính nữ cho rằng đồng tính nữ có nguy cơ mắc các [[bệnh lây truyền qua đường tình dục]] hoặc các loại ung thư thấp hơn. Khi phụ nữ tìm kiếm sự chăm sóc y tế, các chuyên gia y tế thường không thu thập được bệnh sử đầy đủ. Trong một nghiên cứu năm 2006, trong 2.345 phụ nữ đồng tính và song tính, chỉ có 9,3% khẳng định họ đã từng được bác sĩ hỏi về xu hướng tính dục. Một phần ba số người được hỏi tin rằng việc tiết lộ lịch sử tình dục của họ sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực và 30% đã nhận được phản ứng tiêu cực từ chuyên gia y tế sau khi xác định mình là người đồng tính hoặc song tính.<ref name="mravack">Mravack, Sally A. (July 2006). "Primary Care for Lesbians and Bisexual Women", ''American Family Physician'' '''74''' (2) pp. 279–286.</ref> Bệnh sử đầy đủ của bệnh nhân giúp các chuyên gia y tế xác định các khu vực có nguy cơ cao hơn và sửa các giả định sai về bệnh sử cá nhân của phụ nữ. Trong một cuộc khảo sát tương tự với 6.935 người đồng tính nữ, 77% đã có tiếp xúc tình dục với một hoặc nhiều bạn tình nam và 6% có tiếp xúc đó trong năm trước.<ref name="mravack" />{{efn|Another summary of overall surveys found that women who identify as lesbian, 80–95% had previous sexual contact with men, and some report sexual behavior that was risky.<ref>King, p. 221.</ref>}}
 
[[Bệnh tim]] được [[Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ]] liệt kê là nguyên nhân số một gây tử vong cho tất cả phụ nữ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm [[béo phì]] và [[hút thuốc]]; cả hai đều phổ biến hơn ở đồng tính nữ. Các nghiên cứu cho thấy đồng tính nữ có khối lượng cơ thể cao hơn và thường ít quan tâm đến vấn đề cân nặng hơn phụ nữ dị tính và khác với phụ nữ dị tính, phụ nữ đồng tính coi phụ nữ có khối lượng cơ thể cao hơn sẽ hấp dẫn hơn. Người đồng tính nữ thường tập thể dục thường xuyên hơn phụ nữ dị tính, và người đồng tính nữ thường không tập thể dục vì lý do thẩm mỹ, mặc dù phụ nữ dị tính thì có.<ref name="haines" /> Nghiên cứu là cần thiết để xác định nguyên nhân cụ thể của béo phì ở đồng tính nữ.<ref name="HHS" /><ref name="mravack" />
 
Thiếu sự phân biệt giữa phụ nữ đồng tính và dị tính trong các nghiên cứu y khoa tập trung vào các vấn đề sức khỏe của phụ nữ làm sai lệch kết quả ở phụ nữ đồng tính và phụ nữ không đồng tính. Các báo cáo không kết luận về sự xuất hiện [[ung thư vú]] ở đồng tính nữ.<ref name="mravack" /> Tuy nhiên, người ta đã xác định được rằng tỷ lệ đồng tính nữ được xét nghiệm thường xuyên bằng xét nghiệm Pap thấp hơn khiến việc phát hiện [[ung thư cổ tử cung]] ở giai đoạn đầu ở người đồng tính nữ trở nên khó khăn hơn. Các yếu tố nguy cơ phát triển tỷ lệ [[ung thư buồng trứng]] ở phụ nữ đồng tính cao hơn phụ nữ dị tính, có lẽ do nhiều người đồng tính nữ thiếu các yếu tố bảo vệ khi mang thai, nạo phá thai, tránh thai, cho con bú và sẩy thai.<ref>Vo, Christine, Carney, Michael (December 2007). "Ovarian Cancer Hormonal and Environmental Risk Effect", ''Obstetrics and Gynecology Clinics''34 (4) pp. 687–700.</ref>
 
Một số bệnh lây qua đường tình dục có thể lây truyền giữa phụ nữ, bao gồm [[vi rút vi rút papilloma ở người]] (HPV) - cụ thể là [[mụn cóc sinh dục - tổn thương vảy trong biểu mô]], [[bệnh trichomonas]], [[bệnh giang mai]] và [[vi rút herpes simplex]] (HSV). Việc lây các bệnh lây truyền qua đường tình dục cụ thể là giữa những phụ nữ có quan hệ tình dục với phụ nữ phụ thuộc vào [[hoạt động tình dục]] mà người đó tham gia. Bất kỳ vật nào tiếp xúc với dịch tiết cổ tử cung, niêm mạc âm đạo hoặc máu kinh nguyệt, kể cả ngón tay hoặc các vật dụng xâm nhập đều có thể lây truyền bệnh qua đường tình dục.<ref>[https://www.cdc.gov/std/treatment/2006/specialpops.htm#specialpops5 Women Who Have Sex with Women (WSW)], [[Centers for Disease Control]], 2006 (MMWR August 4, 2006 / Vol. 55 / No. RR—11). Retrieved on January 9, 2009. {{webarchive |url=https://web.archive.org/web/20140308215921/http://www.cdc.gov/std/treatment/2006/specialpops.htm#specialpops5 |date=March 8, 2014 }}</ref> [[Tiếp xúc tình dục qua đường miệng]] tiềm ẩn nguy cơ nguy cơ nhiễm HSV cao hơn,<ref>Frenkl, Tara Lee, Potts, Jeannette (February 2008). "Sexually Transmitted Infections", ''Urologic Clinics of North America'', '''35''' (1) pp. 33–46.</ref> ngay cả ở những phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục với nam giới.<ref>King, p. 226.</ref>
 
[[Nhiễm khuẩn âm đạo]] (Bacterial vaginosis BV) xảy ra thường xuyên hơn ở đồng tính nữ, nhưng vẫn không rõ BV có lây qua đường tình dục hay không;<ref>Risser, Jan M.H., Risser, William L., Risser, Amanda (December 2008). "Epidemiology of Infections in Women", ''Infectious Disease Clinics of North America'', '''22''' (4), pp. 581–599.</ref> BV xảy ra cả ở phụ nữ không có hoặc có hoạt động tình dục với một hoặc những cá nhân khác.<ref>King, p. 229.</ref> Trong mối quan hệ đồng tính nữ, BV thường xảy ra ở cả hai người; một nghiên cứu gần đây về phụ nữ mắc BV cho thấy 81% có bạn tình mắc BV. Phụ nữ đồng tính không nằm trong danh mục tần suất lây truyền [[vi rút suy giảm miễn dịch ở người]] (HIV), mặc dù có thể lây qua dịch tiết âm đạo và cổ tử cung. Tỷ lệ lây truyền HIV cho phụ nữ đồng tính cao nhất là ở phụ nữ tham gia sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch hoặc quan hệ tình dục với nam giới song tính.<ref>Zimmerman, 360.</ref><ref>[https://www.cdc.gov/hiv/topics/surveillance/basic.htm HIV/AIDS Surveillance Report: Cases of HIV Infection and AIDS in the United States and Dependent Areas, 2006.] Centers for Disease Control. Retrieved on January 9, 2009.</ref>
 
===Tâm lý===
Kể từ khi các tài liệu y học bắt đầu mô tả đồng tính luyến ái, nguyên nhân gốc rễ của đồng tính luyến ái chính là tâm bệnh (psychopathology) của cá nhân, chịu ảnh hưởng của các học thuyết của Sigmund Freud. Mặc dù ông cho rằng song tính có ở tất cả mọi người và hầu hết đều có các giai đoạn hấp dẫn hoặc thử nghiệm tính dục đồng giới, ông cũng cho rằng Nguyên nhân khiến các cá nhân chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới bắt nguồn từ việc bị ức chế trong phát triển vì tổn thương tâm lý hoặc xung đột của cha mẹ.<ref>Edsall, p. 242.</ref>{{efn|A 1966 survey of psychological literature on homosexuality began with Freud's 1924 theory that it is a fixation on the opposite sex parent. As Freud's views were the foundation of psychotherapy, further articles agreed with this, including one in 1951 that asserted that homosexuals are actually heterosexuals that play both gender roles, and homosexuals are attempting to perpetuate "infantile, incestuous fixation(s)" on relationships that are forbidden.<ref>Zucker, Luise [July 1966], "Mental Health and Homosexuality", ''Journal of Sex Research'' '''2''' (2), pp. 111–125.</ref>}} Nhiều tài liệu về sức khỏe tâm thần và người đồng tính nữ tập trung vào chứng [[trầm cảm]], [[lạm dụng chất kích thích]] và [[tự tử]]. Mặc dù những vấn đề này tồn tại giữa những người đồng tính nữ, cuộc thảo luận về nguyên nhân của chúng đã thay đổi sau khi đồng tính luyến ái được loại bỏ khỏi ''[[Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê]]'' các loại tâm thần vào năm 1973. Thay vào đó, sự tẩy chay xã hội, phân biệt đối xử về pháp luật, tiếp thu các khuân mẫu tiêu cực và các hỗ trợ hạn chế cho thấy những yếu tố mà người đồng tính phải đối mặt trong các xã hội phương Tây thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của họ.<ref name="cochran">Cochran, Susan; Sullivan, J; Mays, Vickie (February 2003). "Prevalence of Mental Disorders, Psychological Distress, and Mental Health Services Use Among Lesbian, Gay, and Bisexual Adults in the United States", ''Journal of Consulting and Clinical Psychology'', '''71''' (1), pp. 53–61.</ref>
 
Những phụ nữ là người đồng tính nữ cho biết họ cảm thấy khác biệt và bị cô lập đáng kể trong thời kỳ thanh thiếu niên.<ref name="cochran" /><ref name="schlager153">Schlager, p. 153.</ref> Những cảm xúc này đã được trích dẫn là xuất hiện trung bình ở tuổi 15 ở đồng tính nữ và 18 tuổi ở phụ nữ có nhãn là song tính.<ref name="rust2">Rust, Paula, (March, 1993). "Coming out" in the Age of Social Constructionism: Sexual Identity Formation among Lesbian and Bisexual Women", ''Gender and Society'', '''7''' (1), pp. 50–77.</ref> Nhìn chung, phụ nữ có xu hướng ngầm phát triển dần việc định hướng bản thân, hoặc với những phụ nữ khác mà họ thân thiết. Phụ nữ cũng hạn chế người mà họ tiết lộ bản dạng tính dục của mình và thường xem đồng tính là một lựa chọn, trái ngược với người đồng tính nam, những người cởi mở hơn và coi đồng tính là điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.<ref name="schlager153" />
 
[[Rối loạn lo âu]] và [[trầm cảm]] là những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất đối với phụ nữ. Trầm cảm được ở những người đồng tính nữ có tỷ lệ tương đương phụ nữ dị tính,<ref>Solarz, p. 69.</ref> mặc dù [[rối loạn lo âu lan tỏa]] có nhiều khả năng xuất hiện ở phụ nữ đồng tính và song tính hơn phụ nữ dị tính.<ref name="cochran" />{{efn|Lesbian and bisexual women are also more likely to report symptoms of multiple disorders that include major depression, panic disorder, alcohol and drug abuse.<ref>Cochran, ''et al.'', 2003.</ref>}} Trầm cảm là một vấn đề đáng kể hơn ở những phụ nữ phải che giấu xu hướng tính dục của mình với bạn bè và gia đình, hoặc bị phân biệt đối xử phức tạp về sắc tộc hoặc tôn giáo, hoặc chịu đựng những khó khăn trong mối quan hệ mà không có sự hỗ trợ.<ref>Schlager, pp. 157–158.</ref> Định hình của nam giới về tính dục của phụ nữ đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến cách người đồng tính nữ nhìn nhận cơ thể của họ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông dị tính và đồng tính nữ có những tiêu chuẩn khác nhau về những gì họ cho là hấp dẫn ở phụ nữ. Những người đồng tính nữ xét mình theo tiêu chuẩn của nam giới về vẻ đẹp phụ nữ có thể bị giảm lòng tự trọng, [[rối loạn ăn uống]] và tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.<ref name="haines">Haines, Megan; ''et al.'' (2008). "Predictors and Effects of Self-Objectification in Lesbians", ''Psychology of Women Quarterly'' '''32''', pp. 181–187.</ref> Hơn một nửa số người trả lời cuộc khảo sát năm 1994 về các vấn đề sức khỏe ở đồng tính nữ cho biết họ có [[ý định tự tử]] và 18% đã cố gắng tự sát.<ref>Solarz, p. 70.</ref>
 
Một nghiên cứu dựa trên dân số được hoàn thành bởi Trung tâm Nghiên cứu Rượu Quốc gia (Mỹ) cho thấy những phụ nữ xác định là đồng tính hoặc song tính thường ít kiêng rượu hơn. Đồng tính nữ và song tính nữ có nhiều khả năng gặp vấn đề với rượu hơn, cũng như không hài lòng với việc điều trị của các chương trình lạm dụng chất kích thích.<ref>Drabble, Laurie, Trocki, Karen (2005). "Alcohol Consumption, Alcohol-Related Problems, and Other Substance Use Among Lesbian and Bisexual Women", ''Journal of Lesbian Studies'', '''9''' (3), pp. 19–30.</ref> Nhiều cộng đồng đồng tính nữ tập trung vào các quán bar, và uống rượu là một hoạt động liên quan đến sự tham gia của cộng đồng đồng tính nữ và phụ nữ song tính.<ref>Solarz, p. 81.</ref>
 
==Miêu tả của truyền thông==
{{Đọc thêm|Media portrayal of lesbianism}}
 
Những người đồng tính nữ được tái hiện trong văn học, phim ảnh và truyền hình thường định hình lối suy nghĩ đương đại về tính dục của phụ nữ. Phần lớn truyền thông về người đồng tính nữ được sản xuất bởi nam giới;<ref name="schlagermedia" /> các công ty xuất bản của nữ giới chỉ mới phát triển khi bước sang đến những năm 1970, phim về người đồng tính nữ làm bởi nữ giới chỉ mới xuất hiện vào những năm 1980, và các chương trình truyền hình có sự hiện diện của người đồng tính nữ viết bởi nữ giới chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 21. Kết quả là, đồng tính luyến ái—đặc biệt khi đối tượng đề cập là phụ nữ—đã bị loại trừ bởi vì sự triệt tiêu biểu trưng ([[symbolic annihilation]]). Khi mô tả về những người đồng tính nữ bắt đầu có nhiều hơn, chúng thường là những sự rập khuôn giản lược, một chiều.<ref name="schlagermedia">Schlager, pp. 389–390.</ref>
 
===Văn học===
{{Đọc thêm|Lesbian literature}}
 
Bên cạnh những thành tựu của Sappho,{{efn|Sappho has also served as a subject of many works of literature by writers such as [[John Donne]], [[Alexander Pope]], [[Pierre Louÿs]], and several anonymous writers, that have addressed her relationships with women and men. She has been used as an embodiment of same-sex desire, and as a character in fictions loosely based on her life.<ref>Castle, pp. 125, 208, 252, 319, 566.</ref>}} nhà nghiên cứu lịch sử văn học [[Jeannette Howard Foster]] bao gồm thêm cả [[Sách Rút]],<ref>Foster, pp. 22–23. Terry Castle also lists the Book of Ruth as an example of early lesbianism in literature (Castle, p. 108.)</ref> và truyền thống thần thoại cổ đại vào những ví dụ của đồng tính nữ trong văn học cổ điển. Truyện Hy Lạp về những thiên đàng thường có một hình tượng người con gái mà phẩm hạnh và trình tiết vẹn toàn, người theo đuổi những mối quan tâm nhiều phần nam tính hơn, và được một nhóm trinh nữ tận tụy đi theo sau. Foster liệt kê [[Camilla]] và [[Diana]], [[Artemis]] và [[Callisto]], và [[Iphis]] và [[Ianthe]] như những ví dụ của hình tượng thần thoại nữ mà đã thể hiện sự hiến dâng phi thường đối với nhau, hoặc là đã thách thức những kỳ vọng giới.<ref>Foster, pp. 24–27.</ref> Người Hy Lạp cũng được ghi nhận trong việc lan truyền truyền thuyết về một dòng tộc những nữ chiến binh mang tên [[Amazons]]. [[En-hedu-ana]], một nữ tu ở [[Iraq cổ đại]], người đã hiến dâng bản thân lên nữ thần Inanna từ Sumer, cũng là người xuất chúng khi là tác giả làm dấu tập thơ cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cô tự mô tả mình là vợ của [[Inanna]].<ref>Norton, p. 189.</ref>
 
Trong mười thế kỷ sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, đồng tính nữ biến mất khỏi văn học.<ref>Castle, p. 11.</ref> Foster lưu ý đến quan điểm đặc biệt hà khắc rằng [[Eve]]—đại diện cho toàn bộ phụ nữ—đã gây nên [[sự sa ngã]] của con người; Tội Tổ Tông trong phụ nữ cũng là một mối lo ngại cụ thể, nhất là vì phụ nữ được coi là nguồn gốc nên của sự sống.<ref>Foster, pp. 30–31.</ref> Trong thời đại này, nữ giới hầu hết đều thất học và không được khuyến khích theo đuổi những công việc tri thức, vậy nên nam giới đóng vai trò chính trong định hình những tư tưởng về tính dục.<ref>Castle, p. 6.</ref>
 
Trong thế kỷ thứ 15 và thứ 16, mô tả của người Pháp và người Anh về mối quan hệ giữa những người phụ nữ (''[[Lives of Gallant Ladies]]'' bởi [[Brantôme]] năm 1665, tiểu thuyết khiêu dâm ''[[Memoirs of a Woman of Pleasure]]'' của [[John Cleland]] năm 1749, ''[[L’Espion Anglais]]'' bởi một số tác giả năm 1778), thái độ của các nhà văn từ dung sai thú tiêu khiển, chuyển sang kích thích tình dục, khi mà ngay sau đó một nhân vật nam sẽ tham gia vào để hoàn thành hoạt động này. Mối quan hệ thể xác giữa phụ nữ cũng thường được khuyến khích; nam giới không cảm thấy bất kỳ mối đe dọa nào khi họ cho rằng hoạt động tình dục giữa phụ nữ là chấp nhận được khi người đàn ông không sẵn sàng, và nó không thể bằng sự khoái cảm mà chỉ có thể đạt được bởi hành động tình dục giữa đàn ông và phụ nữ.<ref>Faderman (1981), pp. 26–28.</ref> Tệ nhất, nếu một người phụ nữ trở nên say mê một người phụ nữ khác, cô ấy trở thành một hình tượng thảm thương. Sự thỏa mãn về thể xác và cũng bởi vậy, về tình cảm, được cho là bất khả thi nếu thiếu đi dương vật. Sự can thiệp của đàn ông vào mối quan hệ giữa những người phụ nữ chỉ cần thiết khi phụ nữ hành xử giống đàn ông và yêu cầu những quyền xã hội tương đương họ.<ref>Faderman (1981), p. 29.</ref>
 
[[File:Lautrec in bed 1893.jpg|thumb|''[[Le Lit (Toulouse-Lautrec)|In Bed]]'' của [[Henri de Toulouse-Lautrec]] (1893). Họa sĩ người Paris sử dụng sự liên kết giữa đồng tính nữ và mại dâm<ref name="prostitution" />|alt=A painting by Henri de Toulouse-Lautrec of two short-haired women in a massive bed, covered to their chins in blankets under a red top cover. One woman is looking sleepily at the other.]]
 
Đồng tính nữ gần như trở thành độc quyền trong văn học Pháp vào thế kỷ 19, dựa trên trí tưởng tượng nam giới và mong muốn gây chấn động các giá trị đạo đức tư sản.<ref>Faderman (1981), pp. 264, 268.</ref> [[Honoré de Balzac]], trong ''[[Cô gái có đôi mắt vàng]]'' (1835), đã sử dụng đồng tính nữ trong câu chuyện của mình xoay quanh ba người sống giữa sự suy thoái đạo đức của Paris và một lần nữa trong ''[[Cousin Bette]]'' và ''[[Séraphîta]]''. Tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến tác phẩm ''[[Mademoiselle de Maupin]]'' của tiểu thuyết gia [[Théophile Gautier]], tác phẩm này đã đưa ra những mô tả đầu tiên về một hình thể điển hình gắn liền với những người đồng tính nữ: cao, vai rộng, hông nhỏ và có khuynh hướng thể thao.<ref>Foster, pp. 51–65.</ref> [[Charles Baudelaire]] nhiều lần sử dụng đồng tính nữ như một chủ đề trong các bài thơ của mình "Lesbos", "Femmes damnées 1" ("Damned Women "), và "Femmes damnées 2".<ref>Castle, p. 435.</ref>
 
 
==Một số người đồng tính nữ nổi tiếng==