Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người đồng tính nữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 163:
{{Xem thêm|Văn học đồng tính nữ}}
 
Bất chấp việc thiếu đi thông tin về đồng tính luyến ái trong các văn bản học thuật, một diễn đàn khác phục vụ mục đích tìm hiểu về đồng tính nữ đang càng lúc càng phát triển. Một cuốn sách bìa mềm tựa đề ''[[Women’s BBarracksBarracks]]'' (tạm dịch: Doanh trại Phụ nữ) miêu tả những trải nghiệm của một người phụ nữ trong Lực lượng Pháp quốc Tự do ([[Free French Forces]]) được xuất bản năm 1950. Nó kể về một mối quan hệ đồng tính nữ mà tác giả đã được chứng kiến. Sau khi cuốn sách đã bán được 4,5 triệu bản, [[House Select Committee on Current Pornographic MMaterialsMaterials]] (tạm dịch: Ủy ban Viện Lựa chọn về Tư liệu Khiêu dâm Đương thời) đã nêu tên nó vào năm 1952.<ref>Stryker, p. 49.</ref> Nhà xuất bản của cuốn sách, [[Gold Medal Books]], tiếp nối bằng cuốn tiểu thuyết ''[[Spring Fire]]'' (tạm dịch: Lửa Xuân) vào năm 1952, bán được 1,5 triệu bản. Gold Medal Books nhận được vô số thư viết cùng đề tài từ phụ nữ, và tiếp tục xuất bản thêm nhiều sách, tạo ra thể loại tiểu thuyết ba xu đồng tính nữ.<ref>Stryker, pp. 54–57.</ref>
 
Trong khoảng từ năm 1955 đến năm 1969, hơn 2.000 cuốn sách đã được xuất bản với chủ đề đồng tính nữ, và chúng được bán ở những hiệu thuốc trong góc phố, ga tàu, bến xe bus, và các sạp báo trên khắp Hoa Kì và Canada. Phần lớn chúng được viết bởi, cũng như được tiếp thị tới, những người đàn ông dị tính. Những từ ngữ và hình ảnh mã hóa được sử dụng trên bìa. Thay vì “đồng tính nữ”, những thuật ngữ như “kì lạ” (strange), “chạng vạng” (twilight), “queer”, và “giới tính thứ ba” (third sex) được sử dụng ở tựa đề, và hình minh họa trang bìa luôn luôn mang tính chất tục tĩu.<ref>Zimet, pp. 17–24.</ref> Chỉ một số những tác giả tiểu thuyết ba xu đồng tính nữ thực sự là phụ nữ và viết để phục vụ người đồng tính nữ, bao gồm [[Ann Bannon]], [[Valerie Taylor]], [[Paula Christian]], và [[Vin Packer/Ann Aldrich]]. Bannon, người cũng mua những cuốn tiểu thuyết đồng tính nữ, về sau đã nói rằng phụ nữ xác định hình tượng của thể loại văn hóa phẩm này qua hình minh họa trang bìa.<ref name="forbidden"/> Nhiều cuốn sách sử dụng những ám chỉ văn hóa: kể tên các địa danh, thuật ngữ, miêu tả cách thức ăn mặc và các quy tắc khác, hướng tới những người phụ nữ bị cô lập. Kết quả, tiểu thuyết ba xu giúp phổ biến đồng thời bản dạng đồng tính nữ tới độc giả đồng tính nữ và độc giả dị tính.<ref name="nestle">[[Joan Nestle|Nestle, Joan]] (1983). "Desire So Big It Had to Be Brave", [[Lesbian Herstory Archives]].</ref>
 
===Làn sóng nữ quyền thứ hai===