Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người đồng tính nữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 105:
 
[[Berlin]] có một nền văn hóa đồng tính sôi động vào những năm 1920, và có khoảng 50 câu lạc bộ tồn tại để phục vụ người đồng tính nữ. Tạp chí ''[[Die Freundin]]'' (''Người Bạn Gái''), được xuất bản từ năm 1924 đến năm 1933, hướng đến những người đồng tính nữ. ''[[Garçonne (magazine)|Garçonne]]'' (hay ''Frauenliebe'' (''Tình yêu Phụ nữ'')) hướng tới những người đồng tính nữ và người nam ăn mặc [[xuyên giới]].<ref>Aldrich, pp. 241–244.</ref> Những ấn phẩm này được kiểm soát bởi những chủ sở hữu, nhà xuất bản, và người viết bài là nam giới. Vào khoảng năm 1926, [[Selli Engler]] thành lập ''[[Die BIF – Blätter Idealer Frauenfreundschaften]]'' (''BIF – Những Bài viết về Tình bạn Lý tưởng giữa Phụ nữ''), ấn phẩm đồng tính nữ đầu tiên được sở hữu, xuất bản và chắp bút bởi phụ nữ. Vào năm 1928, bản chỉ dẫn về quán bar và hộp đêm đồng tính nữ ''Berlins lesbische Frauen'' (''Những Người đồng tính nữ ở Berlin''), bởi [[Ruth Margarete Roellig|Ruth Margarite Röllig]]<ref>{{cite web|author=Brendan|title=Berlin's Lesbische Frauen|url=http://www.cabaret-berlin.com/?p=546|website=Cabaret Berlin|date=January 10, 2012|access-date=13 June 2020|archive-url=https://web.archive.org/web/20200528125430/http://www.cabaret-berlin.com/?p=546|archive-date=28 May 2020|url-status=live}} (originally published by ''Slow Travel Berlin'')</ref>, khiến thủ đô nước Đức thêm phần nổi tiếng như một trung tâm của hoạt động đồng tính nữ. Các câu lạc bộ đa dạng về thể loại, từ những cơ sở lớn đã trở thành điểm thu hút khách du lịch, đến những quán cà phê nhỏ trong khu vực, nơi phụ nữ tới để gặp mặt những người cùng giới khác. Bài hát mua vui quán bar ''[[Das lila Lied]]'' (tạm dịch: ''Bài ca Tím Oải hương'') trở thành bài hát đặc trưng cho người đồng tính nữ ở Berlin. Mặc dù đôi khi có được sự chấp nhận, đồng tính luyến ái là bất hợp pháp ở Đức và cơ quan thi hành luật sử dụng những buổi tụ tập có phép như một cơ hội để ghi lại tên tuổi những người đồng tính với mục đích tham khảo trong tương lai.<ref>Tamagne, pp. 53–57.</ref> Ủy ban Khoa học - Nhân đạo ([[Scientific - Humanitarian Committee]]) của Magnus Hirschfeld, một tổ chức thúc đẩy sự chấp nhận đối với những người đồng tính luyến ái ở Đức, đã hoan nghênh sự tham gia của những người đồng tính nữ. Kết quả, có thể nhận thấy rõ ràng sự xuất hiện của làn sóng các bài viết và hoạt động chính trị có chủ đề xoay quanh người đồng tính nữ trong phong trào nữ quyền ở nước [[Đức]].<ref>Edsall, pp. 230–231.</ref>
 
[[File:Radclyffe Hall - Sunday Express.gif|thumb|Hình ảnh của [[Radclyffe Hall]]xuất hiện trên nhiều tờ báo bàn luận về nội dung của ''[[The Well of Loneliness]]''.|alt=Reproduction of a London newspaper, headline reading "A Book That Must Be Suppressed" and Radclyffe Hall's portrait: a woman wearing a suit jacket and bow tie with a black matching skirt. Her hair is slicked back, she wears no make-up, in one hand is a cigarette and her other hand is in her skirt pocket.]]
 
[[File:Radclyffe Hall - Sunday Express.gif|thumb|[[Radclyffe Hall]]'s image appeared in many newspapers discussing the content of ''[[The Well of Loneliness]]''.|alt=Reproduction of a London newspaper, headline reading "A Book That Must Be Suppressed" and Radclyffe Hall's portrait: a woman wearing a suit jacket and bow tie with a black matching skirt. Her hair is slicked back, she wears no make-up, in one hand is a cigarette and her other hand is in her skirt pocket.]]
 
Năm 1928, Radclyffe Hall xuất bản một cuốn tiểu thuyết mang tên ''[[The Well of Loneliness]]'' (tạm dịch: Giếng Cô đơn). Cuốn sách có cốt truyện xoay quanh Stephen Gordon, một người phụ nữ xác định bản thân là người đảo ngược (hay đồng tính) sau khi đọc cuốn sách ''[[Psychopathia Sexualis (Richard von Krafft-Ebing book)|Psychopathia Sexualis]]'' của Krafft-Ebing, và sống trong không gian của nền tiểu văn hóa đồng tính ở Paris. Cuốn tiểu thuyết bao gồm lời nói đầu của Havelock Ellis, và được sáng tác nhằm mục đích kêu gọi sự khoan dung, chấp nhận cho người đảo ngược bằng cách công khai những thiệt thòi và bất hạnh của họ khi sinh ra đã là đảo ngược.<ref>Faderman (1981), p. 320.</ref> Hall tin vào những thuyết của Ellis và Krafft-Ebing, cũng như bác bỏ thuyết của [[Freud]] rằng [[sự hấp dẫn đồng tính]] bắt nguồn từ những tổn thương thời thơ ấu và có thể được chữa lành. Sự công khai mà Hall nhận được là kết quả của những hậu quả không có chủ ý; cuốn tiểu thuyết bị đưa ra xét xử ở London vì lí do dâm dục, một sự kiện tai tiếng thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng và được giáo sư Laura Doan miêu tả là “thời khắc kết tinh của quá trình xây dựng một nền tiểu văn hóa đồng tính nữ hữu hình ở nước Anh thời kì hiện đại”.<ref>Doan, p. XIII.</ref>