Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 443:
:[[Thành viên:Vuhoangsonhn|Vũ]] nhận định chủ quan và sai lầm rồi. Châu Ninh Viễn theo Vân Nam bị trưng chí của Vương Tung thì là tên châu của Trung Hoa (châu Ninh Viễn phủ Lâm An tỉnh Vân Nam nhà Minh).
[[Tập tin:VanNamBiTrungChi.jpg|nhỏ|840px|phải|Vân Nam bị trưng chí của Vương Tung.]]
:Đọc kỹ các đầy đủ các đoạn Đại Nam nhất thống chí nói về phủ An Tây trấn Hưng Hóa được cho là châu Lâm Tây rồi sau là châu Ninh Viễn thì đây là lời chú thêm trong () có tính tồn nghi và phán đoán sai lầm: ''Đời Thuận Thiên đặt 2 lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc tây đạo. Bản đồ đời Hồng Đức, đổi 2 lộ làm phủ, lại lấy châu Phục Lễ đặt làm phủ An Tây (Phục Lễ nguyên trước là châu Ninh Viễn, lại có tên nữa là Mường Lễ. Năm Thuận Thiên thứ 5 nhà Lê đổi làm Phục Lễ, '''có lẽ là đất Lâm Tây nhà Lý'''), đặt Hưng Hóa thừa tuyên, cũng gọi là xứ Hưng Hóa, lãnh 3 phủ: 4 huyện và 17 châu (phủ Gia Hưng: …, phủ Quy Hóa: …, và phủ An Tây: …).'' Phủ An Tây là phần phía tây bắc xứ Hưng Hóa, phủ Gia Hưng là phần phía tây nam xứ Hưng Hóa, phủ Quy Hóa là phần phía đông bắc xứ Hưng Hóa. Ngược lại đất Lâm Tây thời nhà Lý là phần đất đông nam xứ Hưng Hóa (địa bàn huyện Thanh Xuyên thời nhà Lê cũng là hai huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy phủ Gia Hưng thời nhà Nguyễn. Đất Lâm Tây thời Lý xưa kia ngăn cách với vùng đất phủ An Tây thời Lê về sau bởi vùng đất châu Thuận (mán Ngưu Hống (vùng châu Yên - châu Thuận) đến thời thượng hoàng Trần Minh Tông nhập vào đạo Đà Giang của Đại Việt), vùng '''đạo Đà Giang ban đầu thời''' đầu nhà Trần (tức '''châu Mộc, Đà Bắc, châu Mai''' 辛丑九年(1301)元大德五年三月,上皇遊方幸占城,哀牢冦沱江。遣范五老擊之,遇于芒枚,接戰擒獲甚眾。拜五老為親衛大將軍,賜龜符。) và vùng đất châu Đăng thời nhà Lý. '''Các vùng đất thuộc nước Ngưu Hống chỉ có lịch sử xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí từ thời nhà Trần, Thời nhà Lý nước Đại Việt chưa có chủ quyền đối với các vùng đất mán Ngưu Hống này.'''[https://docs.google.com/file/d/0BwMNdLUe0RCHLUFCdC0wUDQ1THM/edit] Đoạn Đại Nam nhất thống chí sau chứng minh cho phân tích này của tôiː ''Phủ Gia Hưng: … Vốn bộ Tân Hưng xưa. Cuối đời Trần làm Trấn Gia Hưng… Đời Hồng Đức đổi làm phủ,… (Huyện Tam Nông [phủ Gia Hưng]: Từ đời Trần về trước gọi là châu Cổ Nông)… (Huyện Thanh Sơn [phủ Gia Hưng]: Nguyên là đất Lâm Tây đời Lý… Đời Mạc đổi làm Thanh Xuyên)… (Châu Mộc [phủ Gia Hưng]: Đời Trần là đất đạo Đà Giang. Thời thuộc Minh là đất huyện Tư Mang và huyện Mông. Đầu đời Lê đặt làm Mộc Châu)… (Châu Yên [phủ Gia Hưng]: Nguyên là đất Mường Việt xưa. Sử chép [Trần] Minh Tông thân đi đánh man Ngưu Hống, đóng quân ở Mường Việt, cho đổi tên là phủ Thái Bình tức chỗ này. Đầu đời Lê, đặt làm châu Việt,)… (Châu Thuận [phủ Gia Hưng]: Đời Trần là đất đạo Đà Giang)… (Châu Sơn La [phủ Gia Hưng]: Nguyên trước là động Sơn La thuộc châu Thuận, sau Lê trung hưng tách ra đặt làm châu Sơn La,)… Phủ Quy Hóa: Đời Lý là đất Đăng Châu, cuối đời Trần là trấn Quy Hóa,… đời Hồng Đức đổi làm phủ)…. (Huyện Yên Lập [phủ Quy Hóa]: Nguyên là [thuộc] đất châu Đăng đời Lý. Từ đời Lê về trước vẫn có tên Yên Lập)…'' Đoạn mà [[Thành viên:Vuhoangsonhn|Vũ]] trích dẫn về phủ An Tây nguyên là châu Phục Lễ của Đèo Cát Hãn thì là sự nhầm lẫn giữa hai địa danh Lâm Tây thời thuộc Đường với Lâm Tây thời nhà Lý của Đại Nam nhất thống chí dẫn đến quy cho phủ An Tây thời Lê - Nguyễn nhầm lẫn với Lâm Tây thời nhà Lý (việc nhầm lẫn do trùng tên gọi này không phải là hiếm ví dụ (Tân Bình thời Lê (tức Quảng Bình) và Tân Bình thời chúa Nguyễn (Tân Bình - Sài Gòn)). Ngoài ra, nếu trích dẫn đầy đủ đoạn này, thì '''chỉ riêng châu Chiếu Tấn tiếp giáp với các châu Văn Bàn và Thủy Vĩ đều nguyên là đất châu Đăng thời nhà Lý''', còn lại '''châu Lai thủ phủ của Mường Lễ thời Lê''', cùng các châu phía tây và phía bắc của châu Lai phủ An Tây vùng đất cai quản bởi họ Đèo thời nhà Lê có lịch sử thuộc lãnh thổ Đại Việt ('''Đại Việt có chủ quyền thực sự đối với Mường Lễ bằng chiếm hữu thông qua chiến tranh''') kể từ khi Lê Thái Tổ đánh Đèo Cát Hãn. Các châu thuộc Mường Lễ trước đó tự trị và không thần phục nhà Lê hoăc với vai trò là châu Ninh Viễn lại nội thuộc [[nhà Minh]] Trung Quốc. Vùng Văn Bàn, Thủy Vĩ (hữu ngạn sông Hồng kể từ đát huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai ngày nay) trong bản đồ đã thể hiện thuộc lãnh thổ Việt Nam từ thời Lý có chăng là chưa chính xác vùng huyện Phong Thổ.[[Thành viên:Doãn Hiệu|Doãn Hiệu]] ([[Thảo luận Thành viên:Doãn Hiệu|thảo luận]]) 21:51, ngày 1 tháng 6 năm 2021 (UTC)