Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 84:
 
Đầu tháng 5 năm 2003, Hồng y Phạm Đình Tụng trao quyền cai quản Tổng giáo phận Hà Nội cho Giám quản Tông Tòa [[Giuse Ngô Quang Kiệt]]. Ngày 19 tháng 2 năm 2005, Toà Thánh chính thức cho phép ông về hưu theo Giáo luật khi bổ nhiệm Tổng giám mục kế vị chính là giám mục giám quản Ngô Quang Kiệt.
 
Hồng y Tụng thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Latinh. Ông được ghi nhận sử dụng thơ lục bát trong việc truyền tải Phúc Âm Công giáo, cũng như việc sử dụng các bài thơ để giảng dạy các kinh bổn Công giáo.<ref name=lb/>
 
==Thân thế & tu tập==
Phạm Đình Tụng sinh ngày 20 tháng 5 năm 1919 trong một gia đình Công giáo làm nghề nông tại thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện [[Yên Mô]], tỉnh [[Ninh Bình]], thuộc [[giáo xứ]] Quảng Nạp, [[Giáo phận Phát Diệm]]. Thân phụ ông là ông Phêrô Phạm Văn Hiến, một người thông thạo chữ quốc ngữ và chữ Nho nên giữ chức Phó lý trong làng. Thân mẫu ông là bà Anna Nguyễn Thị Bống vốn hiền lành, có lòng thương người.<ref name= p1>{{Chú thích web|url=http://www.vietcatholic.org/News/Html/64432.htm|tiêu đề= ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng - chứng nhân lịch sử GHVN- đã qua đời|ngày truy cập=ngày 22 tháng 8 năm 2015|nhà xuất bản=Việt Catholic|ngày lưu trữ=Ngày 4 tháng 9 năm 2019|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20190904034107/http://www.vietcatholic.org/News/Html/64432.htm}}</ref><ref name=tsm>{{chú thích web|url=https://tonggiaophanhanoi.org/tu-lieu/229-tu-lieu-lich-su/15386-tieu-su-duc-co-hong-y-phaolo-giuse-pham-dinh-tung.html|tiêu đề=Tiểu sử Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng|nhà xuất bản=Tổng giáo phận Hà Nội|ngày truy cập=Ngày 30 tháng 3 năm 2019|ngày lưu trữ=Ngày 30 tháng 3 năm 2019|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20190330103150/https://tonggiaophanhanoi.org/tu-lieu/229-tu-lieu-lich-su/15386-tieu-su-duc-co-hong-y-phaolo-giuse-pham-dinh-tung.html}}</ref> Ông Phạm Văn Hiến sau này di cư vào Nam và qua đời năm 1966. Kể từ khi di cư, thân phụ và Phạm Đình Tụng không hề liên lạc với nhau.<ref name=lb/>
 
Lên sáu tuổi (1925), cậu bé Phạm Đình Tụng nhập học tiểu học tại trường làng. Chỉ hai năm sau đó, cha nuôi cậu là [[linh mục]] [[Phêrô Phạm Bá Trực]] đưa lên học tại giáo xứ Kẻ Sét, Hà Nội. Đến năm 1929, cậu bé Phạm Đình Tụng may mắn đậu vớt và được nhập học Trường Tập Hà Nội.<ref name= p1 /> Nhắc nhớ chi tiết về vấn đề gia nhập trường tập của cậu bé Tụng, giám mục [[Phaolô Nguyễn Văn Hòa]] có lời kể chi tiết:<ref name=p4 />
Hàng 99 ⟶ 101:
 
==Linh mục==
Sau khoảng thời gian dài tu học, ngày 6 tháng 6 năm 1949, [[Phó tế]] Phạm Đình Tụng được thụ phong chức [[Linh mục]] tại [[Nhà thờ Lớn Hà Nội|Nhà thờ chính tòa Hà Nội]] và được cử về làm Tuyên úy Cô nhi viện Têrêsa tại Quần Ngựa, do linh mục người Pháp là [[Léon Seitz Kim]] làm giám đốc.<ref>Về sau, linh mục này được thăng Giám mục.</ref> Trước khi được cử hành nghi thức truyền chức linh mục, vị linh mục tân cử mất đi người mẹ của mình. Khi hay tin con trai sắp được truyền chức linh mục, bà đi thuyền từ Phát Diệm đến Hà Nội để mua áo lễ và chén thánh cho con. Bất chấp nguy hiểm của thời chiến, con đường đi lại chính yếu tại thời điểm giữa Phát Diệm và Hà Nội là những chiếc canô. Trên hành trình này, mẹ Phó tế Phạm Đình Tụng trúng một phát đạn khi ca nô di chuyển trên sông tại khu vực gần Ðò Lèn. Bà qua đời và xác cũng không được tìm thấy.<ref name=p6 /><ref name=lb/>
 
Sau khi được truyền chức, linh mục Phaolô Phạm Đình Tụng tình nguyện đến trợ giúp các trẻ em mồ côi tại Cô Nhi Viện Têrêsa do linh mục Seilz Kim thành lập. Năm 1950, linh mục Tụng được bổ nhiệm đảm trách vai trò linh mục phó giáo xứ [[Nhà thờ Hàm Long|Hàm Long]], Hà Nội.<ref name=tsm/> Ngày 18 tháng 4 năm 1950, linh mục Tụng trở thành linh mục chánh xứ giáo xứ này, kế nhiệm linh mục [[Giuse Maria Trịnh Như Khuê]] được chọn làm Giám mục [[Đại diện Tông Tòa]] [[Tổng giáo phận Hà Nội|Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội]] (Địa phận Hà Nội).