Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũng Tàu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 207:
 
* Năm [[1876]] Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (''circonscription administrative'') [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], theo nghị định phân chia hành chính của [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]].
* Ngày [[1 tháng 5]] năm [[1895]] [[Thống đốc Nam Kỳ]] ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (''commune autonome'') Cap Saint Jacques. Đứng đầu đô thị này là đốc lý (résident maire). Đến ngày 20 tháng 1 năm [[1898]], Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm [[1899]] lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày [[14 tháng 1]] năm [[1899]] thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
Trong khoảng thời gian từ 1895-1900, chính quyền bảo hộ Pháp đã xây dựng nhiều bến cảng, nhà máy nhiệt điện; đường dây điện tín và khách sạn cao cấp, biến Vũng Tàu thành thành phố cảng, du lịch, nghỉ mát lớn nhất của Nam Bộ và trung tâm đánh bắt hải sản lớn của vùng. Tòa tham biện (l'Inspection) đặt tại đường Boulevard des Landes (nay là đường Quang Trung).
 
Dòng 241:
Vũng Tàu thời bấy giờ còn là nơi có nhiều trại lính của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ và quân đồng minh đồn trú. Trong giai đoạn 1964 - 1972, quân đội Hoàng gia Úc đã huy động tổng cộng 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. [[Sân bay Vũng Tàu|Phi trường Vũng Tàu]] trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần. Khu biệt thự Lam Sơn ở gần Bãi Trước và dãy quán bar ở đường Quang Trung, Trưng Trắc là các địa điểm giải trí quen thuộc của những người lính ngoại quốc trong thời kỳ này.
 
Cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, thành phố chỉ có một2 trường trung học duy nhất, Trung học Vũng Tàu, được thành lập năm 1954 và Trung học Thánh Giuse, và một bệnh viện công cộng (Bệnh viện Lê Lợi). Cư dân chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm phía Nam bán đảo và dải bờ biển phía Tây dọc theo các làng Thắng Nhì, Thắng Nhứt cũ.
 
Trong thời kỳ này, Vũng Tàu trải qua nhiều biến động hành chánh lớn, như chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy (1956)<ref name=":0">{{Chú thích web|url = http://www.baotangbrvt.org.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=310&Itemid=273#|tiêu đề = Sự thay đổi địa giới hành chính và quân sự của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 - 1963 tại Bà Rịa – Vũng Tàu}}</ref>, rồi lại nâng lên thị xã trực thuộc trung ương mang tên gọi Đặc khu Vũng Tàu (năm 1964). Các phân khu thuộc Vũng Tàu lúc đầu mang tên xã (1958), sau đó đổi thành khu phố (1965), rồi chuyển thành phường (năm 1972). Tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng.