Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tinh thể lỏng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Gợi ý liên kết: chấp nhận 3, từ chối 0, bỏ qua 0.
Dòng 2:
'''Tinh thể lỏng''' là những chất mang trạng thái của vật chất nằm giữa trạng thái [[tinh thể]] của [[chất rắn]] và trạng thái của [[chất lỏng]] nên có một số tính chất của cả hai chất; ngoài ra một số chất tinh thể lỏng còn thay đổi màu của mình một cách rõ rệt. Tinh thể lỏng (TTL) có thể chảy như một dòng chất lỏng, nhưng lại có các phân tử sắp xếp hay định hướng như của tinh thể.
 
Có nhiều pha trạng thái khác nhau của TTL, có thể được phân biệt dựa trên các tính chất [[quang học]] khác nhau của chúng - chẳng hạn như tính [[lưỡng chiết]] (''birefringence''). Khi được xem dưới một [[kính hiển vi]] sử dụng nguồn sáng [[phân cực]], nhiều pha tinh thể lỏng xuất hiện dưới nhiều kết cấu sắp đặt khác nhau. Mỗi "miếng" trong kết cấu tương ứng với một miền mà các phân tử của TTL được hướng vào một hướng khác nhau. Tuy vậy trong một miền, các phân tử được sắp xếp theo thứ tự. TTL có thể không luôn luôn ở trạng thái tinh thể lỏng (cũng giống như nước không luôn luôn ở trạng thái lỏng: nó có thể ở trạng thái rắn hay trạng thái hơi).
 
Tinh thể lỏng có thể được chia thành hai loại: thay đổi pha theo [[nhiệt độ]] (''thermotropic'') và thay đổi pha theo nồng độ (''lyotropic''). Tinh thể lỏng thermotropic chuyển đổi trạng thái khi nhiệt độ thay đổi, trong khi tinh thể lỏng lyotropic thay đổi trạng thái như là một [[hàm số]] phụ thuộc vào nồng độ của mesogen trong một dung dịch (thường là nước) cũng như là thay đổi về nhiệt độ.
 
== Ứng dụng ==
Tinh thể lỏng có thể ứng dụng để chế tạo [[màn hình tinh thể lỏng]], sử dụng trong các thiết bị như [[Máy truyền hình|TV]], [[Điện thoại thông minh|điện thoại]], [[Máy tính xách tay|máy tính]], [[Đồng hồ thông minh|đồng hồ thông minh]].
 
==Tham khảo==