Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giống vật nuôi Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
NHS-2004 (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 493:
 
==[[Giống ngỗng]]==
[[Tập tin:SomeBiker Goosewith goose, Mui Ne.jpg|300px|nhỏ|phải|Ngỗng senViệt Nam ở Mũi Né]]
Giống ngỗng cỏ của Việt Nam là giống nội địa phân bố rộng rãi, bên cạnh đó giống ngỗng Sư Tử là giống được nội địa hóa từ giống của Trung Quốc.
===[[Ngỗng cỏ]]===
[[Tập tin:Duck white.JPG|300px|nhỏ|phải|Ngỗng sen]]
''Ngỗng cỏ'' hay ''ngỗng sen'' là giống ngỗng nội của [[Việt Nam]]. Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có hai loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp giữa hai loại trên. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng ngoại.
===[[Ngỗng Xám]]===
[[Tập tin:Jielbeaumadier oies guinee ph vda 2007.jpeg|300px|nhỏ|phải|Ngỗng xám]]
Ngỗng xám là con lai giữa ngỗng cỏ/ngỗng sen với các giống ngỗng khác như ngỗng sư tử Trung Quốc, ngỗng Rheinland, được nuôi nhiều ở Đồng bằng Sông Hồng, nhiều nhất là ở Hà Tây. Có ba loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới bụng, chân, mỏ màu xám chiếm 60%; lông xám hoàn toàn, mỏ có đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám chiếm 20%; lông xám có loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám chiếm 20%.
===[[Ngỗng sư tử]]===
[[Tập tin:Some Goose.jpg|300px|nhỏ|phải|Ngỗng sen]]
Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng. Ngỗng có sức đề kháng tốt. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới. Ở Việt Nam được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Sông Hồng và tập trung ở Hà Tây.