Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Địa ngục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 65041154 của Nguyenmy2302 (thảo luận) nguồn đã được ghi ở trong cả bài viết, nguồn chỉ để tham khảo không phải giống hoàn toàn nội dung
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Đã lùi lại sửa đổi 65041162 của Lolvatveo (thảo luận) Gạch nguồn vì hầu như là nguồn yếu/tự xuất bản
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 1:
[[Tập tin:Hortus Deliciarum - Hell.jpg|nhỏ|250px|Tranh minh họa thời [[Trung cổ]] về địa ngục trong cuốn sách viết tay [[Hortus deliciarum]] của [[Herrad của Landsberg]] (khoảng 1180)]]
'''Địa ngục''' ([[Chữ Hán|chữ Hán]]: 地獄, nghĩa: ''"lao ngục trong lòng đất"''), cũng gọi là '''Hoả ngục''' ([[chữ Hán]]: 火獄, nghĩa: ''"lao ngục lửa"'') là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều [[nền văn minh]] và [[tôn giáo]], tội nhân bị giam cầm xiềng xích nơi khổ đau nhất trong [[Tam giới]]. Theo đó, đây là nơi đến của các [[linh hồn]] sau khi chết. Phần lớn các tôn giáo đều cho rằng địa ngục là nơi giam giữ và trừng phạt các linh hồn tội lỗi, ngược với [[Thiên đàng]]. Người ta tin rằng khi lìa đời, chỉ có thể xác bị hủy hoại, linh hồn sẽ được lên thiên đàng hay xuống địa ngục, hoặc [[đầu thai]] sang kiếp khác (làm súc vật hoặc làm người) tùy theo việc lúc còn sống ở thiện hay ở ác.
 
== Sơ lược về địa ngục (Tín ngưỡng Á Đông) ==
Theo kho tàng văn hóa dân gian: [[Thập Điện Diêm Vương]] là 10 vua cai quản cõi âm, nơi sẽ trừng phạt kẻ có tội. Trong điện có gương [[Nghiệt kính đài]]( Nghiệp kính đài ). Tất cả những hành vi của người chết lúc còn tại thế sẽ hiện ra trong gương. Chiếu theo bản án của [[Diêm Vương]] ghi chép, linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục. Tổng cộng có 8 cửa ngục lớn, và 128 cửa ngục nhỏ. Mỗi cửa ngục lại có kiểu trừng phạt riêng: mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt tay, chặt chân, cưa người,...Kiểu nào cũng đáng sợ và đau khổ ghê gớm. Ngoài ra Diêm Vương còn có [[Bổ kinh Sở]] để phạt các sư sãi tụng kinh không đủ, gian lận, phải vào đó tụng bù.
 
Điện Diêm Vương thứ 10 ([[Thập Điện Diêm Vương|Thập Điện Chuyển Luân Vương]]) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu [[Nại Hà]] bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua [[Vong Đài]] (đài quên), uống canh Quên Lãng của [[Mạnh bà]] để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người.
 
== Trong Phật giáo ==
 
==== Sơ lược ====
Theo lời Phật dạy, luân hồi có sáu nẻo, trong đó đau khổ nhất là những chúng sinh đang đọa đày trong Địa ngục. Sau khi chết, người ta sẽ xuất hiện trong một trạng thái khác. Có những người sinh lên cõi trời ([[Thiên đàng]]), trở thành những thiên tử; hoặc có người sinh làm A-tu-la, tạm hiểu là cõi thần; hoặc sinh vào loài động vật ([[Súc sinh]]); hoặc sinh vào cõi vô hình làm vong linh, hoặc sinh vào Địa ngục.
 
Trong Địa ngục, chúng sinh sẽ tồn tại dưới dạng những tội nhân bị giam cầm trừng phạt dưới địa ngục, chịu nhiều sự thống khổ vì sự tội lỗi họ đã làm trên trần gian.
 
==== Mô tả ====
Trong bài kinh "'''HIỀN NGU'''"( do HT Trung Quán Dịch), bộ kinh Nikaya, Đức Phật có diễn tả về nỗi đau của những người đọa vào Địa ngục. Khi Ngài Ananda thỉnh Đức Phật, Ngài đã mô tả nỗi đau khổ đó như sau:<blockquote>''Có một vị vua xử một tội án nghiêm trọng. Ông ta hét: “Buổi sáng, hãy đem tên tội nhân này ra pháp trường Đông môn, và đâm vào thân thể nó với một trăm ngọn giáo, không thừa một, không thiếu một”. Khi án lệnh đã được thực thi, lính ngục hình tâu báo là tội nhân chưa chết. Vua phán tiếp: “Hãy mang nó ra pháp trường nam môn, đâm thêm một trăm ngọn giáo nữa”. Tội nhân cũng chưa chết nên vua ra lệnh tiếp là đâm thêm một trăm ngọn giáo nữa ở pháp trường tây môn!''
 
''Với ba trăm ngọn giáo như thế, tội nhân kia có cảm thọ khổ ưu không, này Ananda?''
 
''- Thưa, chỉ với một ngọn giáo cũng đã đau đớn rồi, huống hồ cả ba trăm ngọn giáo!''
 
''Chợt, đức Phật cúi xuống, đã có một cục đá nhỏ trong tay, Ngài cầm lên rồi nói:''
 
''- Khối lượng của cục đá này so với khối lượng Himalaya, vua loài núi, cái nào to lớn hơn, này Ānanda?''
 
''- Cục đá ấy so với sự to lớn, hùng vĩ của vua loài núi thì có nghĩa gì, thấm tháp gì. Nó chỉ là hạt bụi. Vạn vạn lần, triệu triệu lần, tỷ tỷ lần không thể so sánh được, bạch đức Tôn Sư!''
 
''- Cũng vậy, này Ānanda! Cái cảm thọ khổ ưu của ba trăm ngọn giáo so với cảm thọ khổ ưu của địa ngục cũng tương tợ thế! Ba trăm ngọn giáo chỉ là hạt bụi mà địa ngục là Himalaya, vua loài núi. Vạn vạn lần, triệu triệu lần, tỷ tỷ lần là cảm thọ khổ ưu của địa ngục so sánh với cảm thọ khổ ưu của ba trăm ngọn giáo, các người phải hiểu như vậy, phải hình dung như vậy.''
 
''Trong hội chúng này, biết bao nhiêu kẻ xấu ác sẽ dựng cả tóc gáy khi hình dung thấy rõ những tội báo địa ngục kia?''
 
''Đức Phật còn giảng thêm chi tiết.''
 
''- Này đại chúng! Địa ngục thì có địa ngục nhỏ, địa ngục lớn. Ở các địa ngục nhỏ, ví như bị tội báo với hình phạt năm cọc. Quỷ sứ lấy năm cọc sắt nung đỏ lần lượt đóng vào năm chỗ, đó là hai bàn tay, hai bàn chân và giữa ngực. Tội nhân nằm đấy, cảm thọ khổ ưu kịch liệt nhưng không chết do ác nghiệp còn duy trì. Quỷ sứ lấy năm cọc sắt nung đỏ ra, lại bắt tội nhân nằm xuống rồi lấy búa chặt người ấy ra từng khúc, từng khúc... Do ác nghiệp còn có năng lực duy trì nên tuy đau đớn kịch liệt, tội nhân vẫn không chết, hoàn thân trở lại. Quỷ sứ cột tội nhân vào một chiếc xe, chiếc xe kéo tội nhân chạy tới chạy lui trên mặt đất cháy đỏ rực, hừng hực... Rồi cứ thế, tội nhân tiếp tục bị hành hình như bị nấu trong vạc dầu đang sôi sùng sục, thân thể bị đảo ngược, đảo xuôi, đảo ngang, đảo dọc. Với hằng chục trọng hình khác nhau ở địa ngục nhỏ như vậy nhưng tội nhân vẫn không chết, sau đó, quỷ sứ quăng tội nhân vào địa ngục lớn. Cái địa ngục lớn này mênh mông, rộng lớn cả một trăm do-tuần có bốn góc, bốn cửa, chia đều thành hằng trăm, hàng ngàn khung khác nhau, xung quanh có tường sắt, mái lợp sắt lên trên; nền cũng bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực, hừng hực; rồi mỗi tội nhân nằm ở đấy, sống ở đấy cả ngàn năm, vạn năm, vạn vạn năm để nhận chịu quả báo khốc liệt, thống khổ vô cùng tận; và chỉ chấm dứt khổ hình khi nghiệp ấy chấm dứt.''
 
''Này đại chúng! Những địa ngục ấy là rất nhiều, đau khổ là rất nhiều, Như Lai không thể nói đầy đủ, kể hết cho đầy đủ được.''</blockquote>
== Trong Kitô giáo ==
[[Tập tin:Valley of Hinom PA180090.JPG|phải|nhỏ|200px|"Địa ngục"; trũng con trai [[Hi-nôm]], 2007]]
Hàng 51 ⟶ 22:
== Naraka ==
{{chính|18 Tầng Địa Ngục}}
Trong Thập Bát Nê Lê kinh, địa ngục hay còn gọi là '''Naraka'''. Đây là khái niệm về địa ngục của [[đạo Phật]], [[đạo Jaina]], [[đạo Sikh]], [[đạo Hindu]]. Trong một số nơi còn được dùng cho [[hồi giáo]]. Naraka được chia thành 18 tầng gọi là: Quang Tựu Cư, Cư Hư Thối Lược, Tang Cư Đô, Lâu, Phòng Tốt, Thảo Ô Ti Thứ, Đô Lư Nan Đán, Bất Lư Bán Hô, Ô Cảnh Đô, Nê Lư Đô, Ô Lược, Ô Mãn, Ô Tịch, Ô Hô, Tu Kiện Cư, Vị Đô Can Trực Hô, Khu Thông Đồ, Trần Mạc. Mỗi tầng đều có những hình phạt khác nhau tùy theo những tội lỗi đã làm khi đang ở trần gian.<ref>{{Chú thích web|url=http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/18-tang-ia-nguc.html|tiêu đề=18 Tầng Địa Ngục|ngày truy cập = ngày 29 tháng 8 năm 2011}}</ref>
 
=== Bát nhiệt địa ngục ===
Hàng 61 ⟶ 32:
 
== Xem thêm ==
* [[Thập Điện Diêm vương]]
* [[Bát nhiệt địa ngục]]
* [[Địa phủ (phương Đông)]]
* [[Diêm vương]]
* [[Thiên đàng]]
* [[Âm phủ]]
 
==Liên kết ngoài==
{{wikiquote|Hell}}
{{commons|Hell}}
* [http://www.atheistfoundation.org.au/hell.htm Atheist Foundation of Australia] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20070829155418/http://www.atheistfoundation.org.au/hell.htm |date=2007-08-29 }} – 666 words about hell.
* [http://www.watchtower.org/library/w/2002/7/15/article_02.htm The Jehovah's Witnesses perspective]
* [http://veda.harekrsna.cz/encyclopedia/dying.htm Dying, Yamaraja and Yamadutas + terminal restlessness]