Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 116:
Sự chia rẽ giữa các tướng lĩnh bộc lộ rõ nét trong cuộc họp Hội đồng Quân sự Cách mạng. Nguyễn Khánh cho rằng tình trạng bất ổn hiện tại là do các thành viên và người ủng hộ [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] – một chính đảng thân Công giáo – gây nên.{{sfnp|Moyar|2004|p=318}} Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu cũng là hai trong số những sĩ quan Công giáo dính líu tới Đảng Đại Việt.{{sfnp|Kahin|1986|p=229–39}} Trần Thiện Khiêm chỉ trích Nguyễn Khánh nhượng bộ phe Phật giáo quá mức dẫn đến rắc rối. Nguyễn Văn Thiệu và một viên tướng Công giáo khác là [[Nguyễn Hữu Có]] đòi Dương Văn Minh thay thế Nguyễn Khánh, song bị từ chối.{{sfnp|Moyar|2004|p=318}} Cảm thấy áp lực trước những lời lên án mạnh mẽ, Nguyễn Khánh cho biết sẽ từ chức. Tuy nhiên, sau khi tình hình lâm vào thế bế tắc, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm đã thiết lập chế độ "Tam đầu chế" nhằm lập lại trật tự, nhưng căng thẳng vẫn còn khi ông Khánh vẫn chi phối việc đưa ra quyết định.{{sfnp|Moyar|2004|p=763}}
Ngày 15 tháng 9 năm 1964, Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tư lệnh [[Quân đoàn IV (Việt Nam Cộng hòa)|Quân đoàn IV]] và Vùng IV chiến thuật, kiểm soát 3 sư đoàn và các tỉnh thuộc khu vực [[Đồng bằng sông Cửu Long]]. Sự kiện trên diễn ra sau khi phe Phật giáo vận động Nguyễn Khánh loại bỏ [[Dương Văn Đức (trung tướng)|Dương Văn Đức]] khỏi vị trí tư lệnh.{{sfnp|Moyar|2004|p=326–27}} Để đáp trả, Dương Văn Đức liên thủ cùng [[Lâm Văn Phát]] kéo quân về Sài Gòn thị uy, dự định lật đổ Chính phủ Nguyễn Khánh nhưng bất thành.{{sfnp|Kahin|1986|p=228–232}}{{sfnp|Moyar|2004|p=326}} Trong sự kiện trên, sự im lặng của Trần Thiện Khiêm lẫn Nguyễn Văn Thiệu, kết hợp với sự phản đối của họ đối với Nguyễn Khánh được xem là động thái ủng hộ ngầm đối với phe nổi dậy.{{sfnp|Kahin|1986|p=231}}{{sfnp|Moyar|2004|p=316–19}} Ghi chép của Đại sứ quán Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 9 năm 1964 cho thấy Trần Thiện Khiêm và cho thấy Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu "có vẻ thụ động đến mức dường như đã ngầm ủng hộ Đức và Phát". Sau khi chuyện không thành, hai người đã thể hiện sự ủng hộ "có phần muộn màng" đối với ông Khánh.{{sfnp|Kahin|1986|p=498}}
 
=== Nhóm tướng lĩnh trẻ ===