Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyện tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sử dụng bừa bãi hình sử dụng hợp lý
Dòng 170:
 
''Thứ ba, tranh truyện còn chạy theo lợi nhuận. Nếu như sách nghiên cứu chỉ in vài trăm bản thì tranh truyện in vài trăm nghìn bản. Cũng chính việc chạy theo lợi nhuận mà nhiều nhà xuất bản đã cho in nhiều cuốn chất lượng chưa thực sự tốt. Truyện tranh cũng có chức năng giáo dục nhưng hiện nay ở ta đang đặt lợi nhuận cao hơn chức năng giáo dục.''|||GS.TS [[Trần Trí Dõi]]<ref>https://www.nguoiduatin.vn/nha-ngon-ngu-nha-van-len-tieng-van-nan-truyen-tranh-a16539.html</ref>, nguyên chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học trường [[Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội|DH KHXH&NV QG-HN]]}}
 
[[Hình:Bibokimquy2.jpg|thumb|left|202px|Tác phẩm ''[[Bi, Bo và Kim Quy]]'' được đánh giá rất cao về [[thị giác]] và [[ngôn ngữ]].]]
[[Văn sĩ]] Văn Giá, chủ nhiệm Khoa Sáng tác Phê bình Văn học, [[Đại học Văn hóa Hà Nội]] cho rằng "''nhiều tranh truyện hiện nay quá chú trọng phần hình còn phần lời thoại, lời dẫn thì cẩu thả, không chuẩn xác và mang tính bạo lực. Ngôn ngữ nghèo nàn trong các tranh truyện không thể kích thích phát triển khả năng ngôn ngữ, sự tích lũy ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của nhiều cuốn rất trắng trợn, bạo lực, hình ảnh thiếu đứng đắn làm trẻ tò mò trước tuổi''". Còn theo PGS.TS [[Phạm Văn Tình]], [[Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam]], "''ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện của tư duy. Đọc nhiều tranh truyện sẽ tác động sâu sắc đến tư duy của người đọc. Tranh truyện khiến trẻ lười tưởng tượng, điều đó dần dần hình thành thói quen lười suy nghĩ, thích cái có sẵn''".
 
Dòng 187:
 
''Nạn in lậu càng tác động tiêu cực đến thị trường tranh truyện. Sách bị in lậu, nhà xuất bản không chỉ bị thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín, do đa phần các sách in lậu rất kém chất lượng. Tình trạng xuất bản tranh truyện không tác quyền vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi Việt Nam tham gia Công ước Bern, tạo nên một sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà xuất bản thực thi nghiêm túc bản quyền với những người làm sách lậu. Đồng thời khiến hình ảnh về xuất bản Việt Nam bị định kiến trong mắt đối tác nước ngoài.''|||Ông [[Nguyễn Huy Thắng]] - PGĐ&TBT [[Nhà xuất bản Kim Đồng|NXB Kim Đồng]], Tham luận tại ''Hội thảo 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật''<ref>[https://www.facebook.com/notes/nxb-kim-đồng/truyện-tranh-ở-việt-nam-thực-trạng-và-triển-vọng-/10151864280698869/ Tranh truyện ở Việt Nam - Thực trạng và triển vọng]</ref>, [[Hà Nội]], [[22 tháng 12]] năm 2013}}
 
===Ấn phẩm===
{{xem thêm|Danh sách tranh truyện Việt Nam}}