Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 191:
}}
 
Trong ngày bầu cử 3 tháng 9 năm 1967, liên danh Thiệu–Kỳ giành chiến thắng với 35% phiếu – một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với con số 45–50% mà các nhà quan sát chính trị dự đoán Nguyễn Văn Thiệu sẽ đạt được.{{sfnp|Nelson|2020|p=73}} Tuy được Washington công nhận, song kết quả bầu cử này đã gặp phải sự phản đối từ một bộ phận dân chúng khiến nhiều người xuống đường phản đối quốc hội lập hiến hợp thức hóa kết quả.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=115}} Trong vòng nhiều ngày, các dân biểu quốc hội lập hiến tranh luận nảy lửa về tính công bằng của cuộc bầu cử hôm 3 tháng 9. Một số dân biểu như [[Phan Khắc Sửu]] hay [[Lý Quí Chung]] bày tỏ mong muốn hủy bỏ kết quả, một số người thì cáo buộc những người khác nhận hối lộ từ Thiệu–Kỳ nhưng không đưa ra được bằng chứng xác thực.{{sfnp|Nelson|2020|p=75}} Quốc hội sau đó phê chuẩn kết quả bầu cử với tỷ lệ 58 phiếu thuận, 43 phiếu chống.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=117}}
 
Trần Văn Tuyên, một nhà bình luận đương thời của tờ ''Chính Luận'', cho rằng cuộc bầu cử ít nhất đã "hợp pháp hóa, chỉnh lý hóa và sắp dân sự hóa" chính quyền quân sự cũ. Tuy nhiên, lấy ví dụ từ chính quyền Ngô Đình Diệm – một chế độ mà theo ông đã mắc sai lầm cơ bản là "không biết đoàn kết lực lượng quốc gia" – Trần Văn Tuyên lo ngại rằng nền Đệ nhị Cộng hòa là một chế độ "tiên thiên bất túc{{efn|''Tiên thiên bất túc'': Ngay từ khi mới sinh ra đã không được khỏe mạnh, di truyền bẩm sinh bệnh tật từ cha mẹ.}} và đời sống của nó bị đe dọa nghiêm trọng ngay từ lúc ra đời".{{sfnp|Fear|2016|p=26}} Về phần Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tuy giành chiến thắng trong cùng một liên danh, nhưng đây chỉ mới là khởi đầu của cuộc tranh giành quyền lực giữa hai con người đầy tham vọng này.{{sfnp|Karnow|1997|p= 465–67}}