Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Đình Phùng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
}}
 
'''Phan Đình Phùng''' ({{IPA-vi|faːn ɗîŋ̟ fûŋm|lang}}, [[chữ Hán]]: 潘廷逢; 1847{{spaced ndash}}21 tháng 1 năm 1896) [[Tên hiệu|hiệu]] '''Châu Phong''' (珠峰), tự '''Tôn Cát''', là một [[Người Việt|nhà cách mạng Việt Nam]], lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Khê chống lại [[Đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] trong [[phong trào Cần Vương]]. Trong thế kỷ 19, ông là sĩ phu [[Nho giáo]] nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ 20, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc. Phan Đình Phùng nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.<ref>{{Harvp|Marr|1970|pp=61–62}}</ref>
 
Sinh ra trong một gia đình [[Quan thoại (quan văn)|quan lại]] ở [[Hà Tĩnh]], Phan Đình Phùng tiếp nối truyền thống của tổ tiên, đỗ đầu kỳ thi Đình, trở thành [[Đình nguyên thời Nguyễn|Đình nguyên Tiến sĩ]] năm 1877. Ông nhanh chóng thăng quan tiến chức dưới thời Hoàng đế [[Tự Đức]] nhà [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], và nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, kiên quyết chống tham nhũng. Nhờ tính cương trực mà Phan Đình Phùng được phong làm [[Đô ngự sử|Ngự sử]], một chức vụ cho phép ông chỉ trích các quan lại đồng liêu và thậm chí cả hoàng đế. Với tư cách là người đứng đầu [[Đô sát viện]], Phan Đình Phùng đã thanh tra và loại bỏ được nhiều quan lại bất tài hoặc tham nhũng.
 
Sau khi Tự Đức băng hà, Phan Đình Phùng suýt mất mạng vì đấu đá nội bộ trong triều đình. Phụ chính [[Tôn Thất Thuyết]] ngó lơ di chiếu truyền ngôi của Tự Đức, và ba vị hoàng đế bị phế truất rồi giết hại chỉ trong hơn một năm. Vì phản đối Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng bị tước hết chức vị, ngồi tù một thời gian ngắn trước khi bị đày về quê nhà. Thời điểm đó, Pháp vừa xâm chiếm Việt Nam và biến nước này thành một phần của [[Liên bang Đông Dương]]. Bỏ qua hiềm khích lúc trước, Phan Đình Phùng đã tổ chức các đội quân nổi dậy, hưởng ứng [[phong trào Cần Vương]] do Tôn Thất Thuyết đề xướng, nhằm đánh đuổi quân Pháp và đưa Hoàng đế [[Hàm Nghi]] trở thành người đứng đầu thực sự của một Việt Nam độc lập. Phong trào này tiếp tục trong ba năm cho đến năm 1888, khi Pháp bắt được Hàm Nghi và đày ông sang [[Algérie|Algeria]].
Dòng 41:
 
===Hưởng ứng "Chiếu Cần Vương"===
Chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi, triều đình Huế đã thay đổi đến vị Hoàng đế thứ 4 – Hoàng đế [[Hàm Nghi]]. Năm 1885, Hàm Nghi phải chạy ra [[Thành Tân Sở|Tân Sở]] ([[Quảng Trị]]) để tránh [[Pháp]]. Cũng trong năm này, Phan Đình Phùng đã nổi dậy hưởng ứng và tập hợp dưới ngọn cờ "[[Chiếu Cần Vương]]" của Hoàng gia.<ref name=":2" />[[Tập tin:Phungh-01.jpg|nhỏ|phải|Tượng đài Phan Đình Phùng tại vòng xoay trước Bưu điện [[Chợ Lớn]], [[Quận 5]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]]]]
Năm [[1885]] vua [[Hàm Nghi]] mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra [[Thành Tân Sở|Tân Sở]] ([[Quảng Trị]]) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với [[Tôn Thất Thuyết]] chống Pháp. Hưởng ứng phong trào "Chiếu Cần Vương"<ref>Tên chính thức là "Lệnh Dụ Thiên hạ Cần vương", mà xưa nay người ta quen gọi là "Chiếu Cần vương".</ref> của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]], [[Quảng Bình]] để chống ngoại xâm.