Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Tượng Thoại Ngọc Hầu NS.jpg|nhỏ|phải|250px|Tượng Thoại Ngọc Hầu trong đền thờ ông tại [[núi Sam]]]]
 
'''Thoại Ngọc hầu''' ([[chữ Hán]]: 瑞玉侯, [[1761]]-[[1829]]), tên thật là '''Nguyễn Văn Thoại''' ([[chữ Hán]]: 阮文瑞)<ref>Nguyễn Văn Hầu giải thích: Ở miền Bắc chữ "Thoại" đọc là "Thụy"; thứ nữa, chữ "Thụy" còn là quốc húy nên phải đọc là "Thoại".'''Thoại Ngọc hầu''': nhà Nguyễn thường lấy tên công thần ghép vào tước phong, và nay đã trở thành tên thường gọi hay còn gọi là ông Quan Thoại. Ngoài ra cũng vì ông giữ chức ''bảo hộ'' [[Campuchia|Cao Miên]] nên còn được gọi là '''Bảo hộ Thoại''' (''Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang'', tr. 36).</ref>, là một tướng lĩnh [[nhà Nguyễn]] trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Dòng 29:
 
===Làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh===
Ở Cao Miên được ba năm, Thoại Ngọc Hầu được triệu về [[Huế]] ([[1816]]), rồi nhậnnhậm chức [[trấn thủ]] trấn Vĩnh Thanh ([[1817]]). Cũng trong năm này, ông cho lập 5 làng trên cù lao Dài.
 
Ở trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:
*[[Kênh Thoại Hà]]: khởi đào vào năm [[1818]], dài hơn 30 [[kilômét|km]], nối rạch [[Đông Xuyên]] ([[Long Xuyên]]) với ngọn Giá Khê ([[Rạch Giá]]). Đào xong được vua [[Gia Long]] đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi ([[Thoại Sơn, An Giang|Thoại Sơn]]) và tên kênh ([[Kênh Thoại Hà|Thoại Hà]]).
*[[Kênh Vĩnh Tế]]: đào theo biên giới [[Hướng Tây Nam|Tây Nam]] nối liền [[Châu Đốc]]-[[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] (tức nối [[sông Châu Đốc]] ra vịnh [[vịnh Thái Lan]]). Kênh dài hơn 87 [[kilômét|km]], huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm [[1819]]-[[1824]] (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân [[Thoại Ngọc Hầu#Chánh thất|Châu Thị Tế]].
*Năm [[1823]], ông cho lập 5 làng trên bờ [[kênh Vĩnh Tế]] là [[Vĩnh Ngươn]], [[Vĩnh Tế, Châu Đốc|Vĩnh Tế]], [[Vĩnh Điều]], [[Vĩnh Gia, Tri Tôn|Vĩnh Gia]] và Vĩnh Thông<ref>Theo ''Địa chí An Giang'' (tập 2, tr. 242).</ref>. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử [[nhà Nguyễn]] có đoạn chép: ''"Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân"'' <ref>Trích trong ''[[Đại Nam thực lục]]'', tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 584.</ref>.
*Năm [[1825]], ông cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò (tức thị trấn [[Angkor Borei]] ngày nay) - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân.<ref>{{Chú thích web|url = http://sontra.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=52511|title = Thống chế Thoại Ngọc Hầu (1761-1829)|website = UBND quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng|ngày truy cập = 2015-05-23|archive-date = 2015-05-28|archive-url = https://web.archive.org/web/20150528135902/http://sontra.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=52511}}</ref>
*Lộ Núi Sam-ChâuSam–Châu Đốc, dài 5 [[kilômét|km]], làm từ năm [[1826]] đến [[1827]], huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại [[núi Sam]] năm [[1828]] để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách.
 
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này.
Dòng 72:
Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh khi nhận xét về vụ án oan của công thần họ Nguyễn trên Đại Việt tập chí, số 29, đã chua xót mà rằng “Đọc đoạn cuối cùng trong tiểu sử (ghi trong Đại Nam chính biên liệt truyện – người dẫn chú), chúng ta bắt đầu đau lòng trông thấy vết lọ mà kẻ nha thuộc bôi lên danh dự của Ngài.
 
Chúng ta bắt ngậm ngùi hồi tưởng lại công nghiệp vĩ đại của Ngài, mà khi quá cố, lại kẻ tiểu nhơn cáo gian, không được đấng chí tôn soi xét; rồi tự hỏi: “Oan hồn Ngài có ngậm tủi tự chốn tuyền đài chăng?”.&nbsp;
 
Người thì đã mất, chỉ khổ cho cháu con nơi trần gian phải ngậm đắng nuốt cay vì án oan của cha ông. Sau này, nghĩa tế của Thoại Ngọc hầu là Võ Vĩnh Lộc (Thoại Ngọc hầu không có con gái, đã nhận con nuôi là Thị Nghĩa. Sau Nghĩa lấy Lộc), vì mối căm hồn chất chứa với triều đình đã cùng vợ mình tham gia vụ biến thành Phiên An của Lê Văn Khôi. Lộc làm Hậu quân dưới trướng Khôi. Dĩ nhiên là sau này vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi bị dẹp. Lộc và vợ phải chịu tội làm loạn.
Dòng 91:
 
==Chánh thất==
'''Châu Thị Tế''' ([[1766]]-[[1826]]) hay '''Châu Thị Vĩnh Tế'''<ref>Thoại Ngọc Hầu gọi bà là Châu Thị Tế. Trong tấm bia mộ, do người con cả tên Nguyễn Văn Lâm lập, cũng ghi tên như thế: "Hoàng Việt, Hiển tỉ mệnh phụ Châu Thị húy Tế, hiệu Nhàn Tĩnh phu nhân, chi mộ" (Hoàng Việt. Mộ của mẹ, bà mệnh phụ họ Châu, tên húy là Tế, tên hiệu là Nhàn Tĩnh phu nhân). Vậy, có thể tạm suy tên gốc của bà là Châu Thị Tế, còn ghép thêm chữ "Vĩnh" là ghi theo dòng họ ''Châu Vĩnh'' của bà. Hiện nay, ''Địa chí An Giang'' (tr.234), ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr.85) và tên đường phố trong tỉnh đều ghi Châu Thị Tế.</ref>, là vợ chính (chánh thất) của Thoại Ngọc Hầu.
 
Bà sinh ngày Mùi, [[tháng tư|tháng 4]], năm [[Bính Tuất]] ([[1766]])<ref>Ngày sinh này căn cứ theo Nguyễn Văn Hầu. [[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn Bá Thế ghi bà sinh ngày Thìn.</ref> tại cù lao Dài (cù lao Năm Thôn), thuộc xã Qưới Thiện, huyện [[Vũng Liêm]], tỉnh [[Vĩnh Long]].
Dòng 120:
:''Cỏ cây thêm sắc ơn vua thắm nhuần...''
 
Ngoài Châu Thị Tế, Nguyễn Văn Thoại còn có một người vợ thứ tên là Trương Thị Miệt (?-[[1821]]), sinh cho ông được một trai tên Nguyễn Văn Minh<ref>Theo Nguyễn Văn Hầu (tr. 155). Tương truyền, ông Thoại còn có một hầu thiếp ở [[Quảng Nam]] tên là Nguyễn Thị Hiền, hiện bà đang được phối thờ trong Khu tưởng niệm danh tướng-danh nhân Thoại Ngọc Hầu tại phường An Hải Tây (''Kỷ yếu'', tr. 130). Song theo nhận xét chung của cuộc ''Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu'', thì điều này cần phải tra cứu thêm (''Kỷ yếu'', tr. 250).</ref>.
 
==Người Việt ghi công==
Dòng 144:
Đền và khu mộ (gồm mộ: Thoại Ngọc Hầu, Châu Thị Tế và Trương Thị Thiệt), gọi chung là ''Sơn lăng'', tọa lạc ở chân [[núi Sam]] (Châu Đốc), đã được liệt vào hạng ''di tích lịch sử cấp quốc gia'' vào ngày 4 [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1997]].
 
Ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[2009]] tại thị xã [[Châu Đốc]], Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh [[An Giang]] và UBND [[đà Nẵng|thành phố Đà Nẵng]] đã phối hợp tổ chức cuộc "Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất" (mùng 6 [[tháng sáu|tháng 6]] âl năm [[1828]]-mùng–mùng 6 tháng 6 âl năm [[2009]], nhằm ngày 27 [[tháng bảy|tháng 7]] năm 2009). Có 157 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh về tham dự.
 
Kết quả, các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]. Ông là người có tâm và có tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hóa và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với [[Trần Quang Diệu]] trong trận chiến [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] năm [[1801]]) <ref>Theo ''Kỷ yếu'', tr. 249.</ref>.
Dòng 169:
==Sách tham khảo chính==
*[[Nguyễn Văn Hầu]], ''Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang''. Nhà xuất bản Hương Sen, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], sách không ghi năm xuất bản.
*[[Nguyễn Q. Thắng]]-Nguyễn–Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
*Nhiều tác giả, ''Kỷ yếu Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu'' do Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND tỉnh [[An Giang]] và UBND [[đà Nẵng|thành phố Đà Nẵng]] phối hợp tổ chức và ấn hành năm 2009. Trong bài viết tắt là "kỷ yếu".
*Nhiều người soạn, ''Địa chí An Giang'' (tập 2) do UBND tỉnh An Giang tổ chức biên soạn & ấn hành năm 2007.
*Trần Đình Ba, ''Oan án công thần Thoại Ngọc hầu'', [http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/oan-an-cong-than-thoai-ngoc-hau-297904.html http://baophapluat.vn/rubic–cuoc–song/oan–an–cong–than–thoai–ngoc–hau–297904.html]
 
==Chú thích==