Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cung Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 60:
Ngày Quý Mùi tháng 7 ÂL năm thứ 10 ([[12 tháng 8]] năm [[1274]]), Độ Tông băng hà ở điện Gia Phúc<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷046|quyển 46]]</ref>. Quyền thần [[Giả Tự Đạo]] vào cung bàn chuyện lập vua mới. Quần thần đề nghị lập hoàng tử trưởng là Kiến Quốc công Triệu thị, nhưng Giả Tự Đạo muốn lập vua nhỏ tuổi để dễ khống chế, bèn lấy lý do lập đích tử, tôn Gia quốc công lên ngôi. Năm đó Triệu Hiển mới 4 tuổi, hoàng thái hậu Tạ thị lâm triều xưng chế<ref name="TS47" /><ref name="TTTTG180">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷180|quyển 180]]</ref>.
 
== VuaHoàng mấtđế nướcNam Tống ==
=== Sự tướngthất đốcthế chiếncủa Giả Tự Đạo ===
Ngày Giáp Thân ([[13 tháng 8]]), Tạ thái hậu phong vương cho các con của Độ Tông; [[Tống Đoan Tông|Triệu Thị]] làm Cát vương; [[Triệu Bính]] làm Tín vương. Ngày Bính Tuất ([[15 tháng 8]]), tôn Tạ thái hậu là [[thái hoàng thái hậu]], Toàn hoàng hậu trở thành hoàng thái hậu<ref name="TTTTG180" />.
 
Dòng 73:
 
[[Giả Tự Đạo]] dâng sớ xin dời đô, thái hoàng thái hậu không theo, đến tháng 3 ÂL [[Hàn Chấn]] cũng dâng biểu, thái hoàng thái hậu mới triệu tập quần thần bàn định. Tể tướng [[Vương Dược]] muốn cố thủ, [[Hàn Chấn]] phản đối và bỏ đi. Khi đó có thái học sinh dâng biểu xin tử thủ Lâm An, việc dời đô mới phải hoãn lại. Lúc này chư lộ vẫn bất động chờ thời, không dám đưa quân cần vương, chỉ có [[Lý Đình Chi]], [[Trương Thế Kiệt]], [[Văn Thiên Trường]], [[Lý Phất]] đem quân về cứu. Thế Kiệt đưa quân lấy lại Nhiêu châu thì [[Trần Nghi Trung]] nghi ngờ Thế Kiệt nên dời ông tới điều khiển tân quân. Hữu thừa tướng [[Chương Giám]] bỏ trốn<ref name="TS47" />, triều đình lấy [[Trần Nghi Trung]] tri Xu mật viện sự.
 
=== Giả Tự Đạo thất thế ===
 
Quân Nguyên nhanh chóng chiếm được Đông Kinh Kiến Khang. [[Uông Lập Tín]] lui về Cao Bưu tính kế giữ Giang Hán, nhưng gần hết các châu Giang Hán lúc này đã hàng Nguyên. [[Bá Nhan]] chiếm được Kiến Khang và chiêu hàng được Quảng Đức quân, Từ châu, Ninh Quốc, Hàng Hưng, Hòa châu, Vô Vi quân, Liên châu, Thường châu, phủ Bình Giang. Lúc này [[Giả Tự Đạo]] bí thế, đã phải xin trả lại ấn tín. [[Trần Nghi Trung]] tưởng Tự Đạo đã chết nên dâng sớ kể tội. Thái hoàng thái hậu miễn chức Bình chương chính sự của Tự Đạo, giáng Lễ Toàn quan sứ. Mọi việc làm hại dân của Tự Đạo trước kia đều xóa bỏ, ruộng trả về điền chủ.
Hàng 82 ⟶ 80:
Vào tháng 7 ÂL, thai gian thị thần và ba thái học sinh xin giết [[Giả Tự Đạo]], thái hoàng thái hậu không theo. Tự Đạo dâng biểu xin bảo toàn tính mạng và đổ tội cho [[Hạ Quý]], [[Tôn Hổ Thần]]. Triều đình bắt [[Giả Tự Đạo]] phải về đất Việt chịu tang mẹ, Tự Đạo nấn ná ở Dương châu không đi. [[Vương Dược]] dâng sớ kể tội Tự Đạo bất trung bất hiếu; thái hoàng thái hậu hạ lệnh giáng Tự Đạo ba cấp quan, đày ra Vụ châu rồi phủ Kiến Ninh. Triều đình lại hạ lệnh chém đầu [[Ông Ứng Long]], đày [[Vương Đình]], [[Oánh Trung]] ra Lĩnh Nam<ref name="TTTTG181" />. Lại giáng Tự Đạo làm Cao châu Đoàn luyện sứ, phát vãng ra Tuần châu, tịch biên gia sản. Phúc vương Dữ Nhuế vốn oán Tự Đạo, nên sai [[Trịnh Hổ Thần]] làm giám áp ban lo việc áp giải rồi thừa cơ giết chết Tự Đạo trên đường<ref>[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷474|quyển 474]]</ref>. Lúc này hai tể tướng xin từ chức, thái hoàng thái hậu cố lưu lại, phong [[Vương Dược]] là Bình chương quân quốc trọng sự, một tháng hai lần tới Kinh diên, năm ngày lên triều một lần; [[Trần Nghi Trung]], [[Lưu Mộng Viêm]] đổi làm Tả, Hữu thừa tướng. [[Vương Dược]] đề nghị cho hai tể tướng ra đốc sư Ngô Môn, [[Trần Nghi Trung]] tìm cớ trì hoãn. Lúc này đại thần [[Lưu Cửu Cao]] dâng sớ kể tội Nghi Trung là bè đảng của [[Giả Tự Đạo]] và làm hỏng việc nước, Nghi Trung tức giận bỏ đi. [[Lưu Cử Cao]] liền bị tống vào ngục, thái hoàng thái hậu bảo mẹ Nghi Trung là Dương thị gọi Nghi Trung về. Còn [[Vương Dược]] xin bãi chức Bình chương, được đổi phong thiếu bảo, Quan Văn điện học sĩ, Lễ tuyền quan sứ, ít lâu sau thì qua đời.
 
=== LiênNước tiếpmất thấtnhà bạitan ===
 
[[Trương Thế Kiệt]] được cử làm Tổng đô đốc phủ chư quân, chống cự với quân Nguyên, [[Hạ Quý]] làm Xu mật phó sứ, Lưỡng Hoài tuyên phủ đại sứ; [[Chu Hoán]] hỗ trợ, [[Lý Đình Chi]] được lệnh về triều. [[Hạ Quý]] không phụng chiếu, Đình Chi không về. [[Trần Văn Long]] trở thành đồng Thiêm thư Xu mật viện sự thay cho [[Cao Tư Đắc]], [[Văn Thiên Trường]] là Binh bộ thượng thư. Quân Nguyên lúc này đã tới rất gần. Khi đó quân Tống có thu phục lại một số đất đai nhưng chẳng thấm tháp vào đâu so với các phần đã bị mất.
Hàng 89 ⟶ 87:
 
Đầu năm [[1276]], [[Bá Nhan]] tiến chiếm Bình Giang, [[Trương Thế Kiệt]] đưa quân về triều hộ vệ. Triều đình bắt đầu tính việc nghị hòa. [[Trần Nghi Trung]] sai [[Lục Tú Phu]], [[Lã Sư Mạnh]] cùng [[Liễu Nhạc]] đến trại quân Nguyên xin nghị hòa, xưng nước bác nước cháu, nếu không thì là nước ông nước cháu chỉ xin bãi binh, [[Bá Nhan]] không nghe. Nghi Trung lại xin thái hoàng thái hậu dâng biểu cầu phong, xưng thần, cắt đất nộp thuế là 25 vạn, thái hậu đành phải chấp nhận. Khi đó Đàm châu đã thất thủ, Hồ Nam trấn phủ đại sứ [[Lý Phất]] tử tiết, quân Nguyên đã ở trước thành Lâm An. [[Trần Văn Long]], [[Hoàng Dung]] cùng nhau bỏ trốn, triều đình lúc này chẳng còn bao nhiêu người.
 
=== Lâm An thất thủ ===
 
Thái hoàng thái hậu sai Giám sát ngự sử [[Lưu Ba]] sang gặp Bá Nhan xin xưng thần, dâng tôn hiệu cho Nguyên chủ, cống nạp bạc lụa mỗi thứ 25 vạn, [[Bá Nhan]] không chịu, đòi vua tôi [[nhà Tống]] ra hàng. [[Văn Thiên Trường]] xin dùng Cát vương, Tín vương ra trấn giữ Mân Quảng để tính việc khôi phục. Ban đầu thái hoàng thái hậu không chịu, đến đây tông thất nhiều người cầu xin nên mới chấp nhận, đổi [[Tống Đoan Tông|Cát vương Thị]] là Ích vương giữ Phúc châu, [[Tống đế Bính|Tín vương Bính]] làm Quảng vương giữ Tuyền châu<ref name="TTTTG182" />. [[Trần Nghi Trung]] dẫn đầu quần thần xin dời đô, thái hoàng thái hậu ban đầu không nghe nhưng sau suy nghĩ lại nên cho triệu Nghi Trung, Nghi Trung lại không đến. [[Văn Thiên Trường]], [[Trương Thế Kiệt]] bàn việc tam cung ra biển, Nghi Trung từ chối và xin thái hoàng thái hậu sai giám sát ngự sử [[Dương Ứng Khuê]] đem ngọc tỉ truyền quốc đầu hàng, đồng ý bỏ đế hiệu chỉ xin bảo toàn tông miếu. [[Bá Nhan]] triệu [[Trần Nghi Trung]] đến bàn việc hàng phục nhưng ngay đêm đó Nghi Trung đã bỏ chạy về Ôn châu. [[Trương Thế Kiệt]], [[Tô Lưu Nghĩa]] và [[Lưu Sư Dũng]] thấy triều đình chưa đánh đã hàng thì thất vọng, lên thuyền ra biển. Thái hoàng thái hậu cử [[Văn Thiên Trường]] làm Hữu thừa tướng kiêm Xu mật sứ, đô đốc chư lộ quân mã và để hai tướng Ngô, Văn sang Nguyên bàn bạc. Thiên Trường gặp Bá Nhan và nói
Hàng 99 ⟶ 95:
Thái hoàng thái hậu và Cung Đế muốn gặp Bá Nhan nhưng Bá Nhan nói mình chưa vào triều thì chưa nên làm lễ tương kiến. Sau đó sai Tháp Ha và Mạnh Kì vào cung tuyên chiếu của Nguyên chủ đưa Cung Đế và thái hậu lên bắc. Thái hậu khóc, bảo Cung Đế bái tạ, sau đó Cung Đế, Toàn thái hậu, [[Triệu Dữ Nhuế|Phúc vương Dữ Nhuế]], Nghi vương Dữ Du, Độ Tông mẫu Long Quốc phu nhân Hoàng thị cùng [[Dương Trấn]], [[Tạ Đường]], [[Cao Ứng Tùng]] và ba thái học sinh cùng ra khỏi cung, lên miền bắc. Riêng thái hoàng thái hậu tuổi đã cao thì được ở lại Lâm An. Đó là ngày [[4 tháng 2]] năm [[1276]] - Tròn 316 năm sau ngày [[nhà Tống]] thành lập. Các đại thần triều Tống ở miền nam về sau hợp sức chống Nguyên, lập ra một triều đình lưu vong do [[Tống Đoan Tông]] Triệu Thị và sau đó là [[Tống đế Bính]] đứng đầu, tiếp tục chiến đấu với quân Nguyên và tồn tại đến năm [[1279]] thì bị diệt. Đó cũng là lúc kết thúc triều đại [[nhà Tống]]. Còn theo ý kiến của sử gia [[Tất Nguyên]] trong [[Tục tư trị thông giám]] thì triều Tống kết thúc từ đây, hai vị vua còn lại không được công nhận là [[hoàng đế Trung Hoa]].
 
== Cuộc sống của Nguyênvị vua vong quốc ==
 
Sau khi quân Nguyên đưa Cung Đế vượt sông, các đại thần [[Lý Đình Chi]] và [[Miêu Tái Thành]] tìm cách giải cứu cho ông nhưng thất bại. Tháng 3 ÂL năm đó, Cung Đế được đưa đến Đại Đô và đến tháng 5 ÂL thì đến Thượng Đô. Ngày Bính Thân, Cung Đế được đưa vào yết kiến [[Nguyên Thế Tổ]] [[Hốt Tất Liệt]] ở điện Đại An. Thế Tổ thương tình bé nhỏ vô tư nên rất hậu đãi, phong ông là Doanh quốc công, Khai phủ nghi đồng tam ti và gả công chúa, cho ông sống ở Đại Đô<ref>Nay thuộc thủ đô [[Bắc Kinh]], [[Trung Quốc]]</ref>. Năm Chí Nguyên 19 ([[1289]]), [[Nguyên Thế Tổ]] theo lời tấu của Trung thủ tỉnh, dời Doanh quốc công đến Thượng Đô. Nguyên Thế Tổ muốn bảo toàn tông tộc triều Tống, vào tháng 10 ÂL năm [[1288]] đã hạ lệnh Doanh quốc công đến sống ở đất Thổ Phiên<ref>Nay là khu tự trị [[Tây Tạng]], [[Trung Quốc]]</ref>, có thuyết cho rằng ông tự muốn đến [[Thổ Phiên]] để nghiên cứu Phật giáo. Tháng 12 ÂL, ông được đến Thoát Tư Ma<ref>Nay thuộc châu trị trị Hải Nam, tỉnh [[Thanh Hải]], [[Trung Quốc]]</ref> và sống trong chùa Tích Tát Tư Ca, hiệu là Mộc Ba giảng sư, sau trở thành trụ trì ở chùa này, pháp hiệu là Hợp Tôn. Trong thời gian làm nhà sư, Doanh quốc công đã có nhiều đóng góp to lớn với Phật giáo Trung Quốc<ref name="NKThuan1">"''Các đời đế vương Trung Hoa''" của [[Nguyễn Khắc Thuần]].</ref>, đặc biệt trong nửa cuộc đời còn lại của mình, ông chuyên tâm vào con đường dịch sách kinh của [[Phật giáo Tây Tạng]] thành tiếng Hoa để truyền bá cho dân tộc Trung Hoa về những giáo lý mới trong Phật giáo Lạt Ma Tây Tạng<ref name="NKThuan"/>.