Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cực lạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã thêm nhãn {{Chất lượng kém}}
n Hồi sửa về bản sửa đổi 24037535 của ThitxongkhoiAWB (talk): vi phạm bản quyền từ https://thuvienhoasen.org/a15172/duong-ve-cuc-lac
Thẻ: Twinkle Lùi sửa
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{Nhiều vấn đề|
{{chú thích trong bài}}
{{Chất lượng kém/nguồn|ngày=13|tháng=06|năm=2021|lý do=Văn phong không bách khoa, có tính chất bình luận}}
}}
{{Xem Wiktionary}}
'''Cực lạc''' (zh. 極樂/jílè, sa. ''Sukhavatisukhāvatī'', ja. ''gokuraku'',bo. ''bde chen zhing'' བདེ་ཆེན་ཞིང་, ''Dewachen''), còn được gọi là '''An lạc quốc''' (zh. 安樂國/ānlèguó), là tên của mộtTây cõiphương thếTịnh giớiđộ, nơi '''[[Phật]]''' '''[[A-di-đà]]''' tiếp dẫn. [[Tịnh độ]] này được vị này tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển [[Đại thừa|]]. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật giáoA-di-đà Đại thừakiên trì niệm danh hiệu của ngài cùng giữ đúng các hạnh(chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh) hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập [[Niết-bàn]].
 
[[Tịnh độ]] này được Phật ấy tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển [[Đại thừa]]. Tịnh độ tông nói rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của Ngài cầu sanh Cực lạc cùng giữ đúng các hạnh, tức chọn đại hạnh buông xuống tạp hạnh, hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này từ bông sen, thoát khỏi [[luân hồi]], ác duyên thảy đều tiêu diệt và hưởng một đời sống vô cùng an lạc, không có khổ đau. Nhưng bên cạnh đó vẫn tiếp tục tu hành vào chánh pháp cho tới khi nhập [[Niết-bàn]], đắc [[Phật]] quả.
 
Tịnh độ này được nhắc đến nhiều trong các bộ ''[[A di đà kinh|A-di-đà kinh]]'' (sa. ''amitābha-sūtra''), ''[[Vô Lượng Thọ kinh]]'' (sa. ''sukhāvatī-vyūha''), ''[[Quán Vô Lượng Thọ kinh|Quán vô lượng thọ kinh]]'' (sa. ''amitāyurdhyāna-sūtra'').
Theo miêu tả trong kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do hào quang Phật A-di-đà phát ra. Thế giới này mọi thứ hầu hết làm bằng 7 báu, tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời (hoa [[Mạn-đà-la]]), nhạc trời và châu báu, không có già chết bệnh tật. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc [[Bồ Tát|Bồ tát]], cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe Phật A-di-đà thuyết pháp âm, bên cạnh có hai vị Đại [[Bồ Tát]] [[Quán Thế Âm]] và [[Đại Thế Chí]], thế giới có Vô Lượng Công Đức Phước Báu, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Giác và không thể nghĩ bàn. Đó cũng chính là thế giới có vô lượng vô biên phước báu, trí tuệ , ánh sáng, an vui thanh tịnh của chư Phật đã mở ra để thâu gom vô lượng chúng sinh.( Chi tiết trong kinh A Di Đà và Vô lượng thọ )
 
Con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ ''Tín, Nguyện, Hạnh''. ''Tín'' là tin hoàn toàn nơi Phật trí, tin rằng có cõi Cực Lạc cũng như tin rằng có thể sanh về cõi ấy; ''Nguyện'' là phải phát nguyện vãng sinh bằng sự chân thành, tha thiết; ''Hạnh'' là công đức tu tập. Đây là cốt lõi của pháp môn [[Tịnh độ tông|Tịnh Độ tông]], kết hợp cả tự lực và tha lực.
 
[[File:Phật A Di Đà giáo chủ Tây phương Cực Lạc.jpg|thumb|Phật A Di Đà giáo chủ Tây phương Cực Lạc|800x800px]]
 
== Duyên khởi ==
Dựa từ ''Phật Thuyết A Di Đà Kinh'' & ''Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh''.
 
Sách xưa có câu: Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh.
 
Một thời Đức Phật [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Thích Ca Mâu Ni]] ở nước Xá Vệ, trong vườn Kỳ Thọ [[Cấp Cô Độc]] mà nói pháp. Ở bên Đức Phật còn có một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại Tỳ Kheo, mỗi vị đều là các [[A-la-hán|A La Hán]], tiêu biểu là [[Xá-lợi-phất|Xá Lợi Phất]], [[Mục-kiền-liên|Mục Kiền Liên]], [[Ma-ha-ca-diếp|Ma ha Ca Diếp]], [[Ma ha Ca Chiên Diên]], [[Câu Hy La]], [[Ly Bà Đa]], [[Châu Lợi Bàn Đà Già]], Nan Đà, [[A-nan-đà|A Nan Đà]], [[La-hầu-la|La Hầu La]], [[Kiều Phạm Ba Đề]], [[Tân Đầu Lư Phả La Đoạ]], [[Ca Lưu Đà Di]], [[Ma ha Kiếp Tân Na]], [[Bạc Câu La]], [[A Nậu Lâu Đà]]... cùng các bậc [[Bồ Tát]], tiêu biểu là [[Văn-thù-sư-lợi|Văn Thù Sư Lợi Phạm Vương Tử]], [[Di-lặc|Di Lặc Bồ Tát]], [[Càn Đà Ha Đề Bồ Tát]], [[Thường Tinh Tấn Bồ Tát]]... Còn có [[Thích Đề Hoàn Nhân]] và các [[Thiên vương|Thiên Vương]]. Cho đến các hạng người trên thế gian và các [[Long vương|Long Vương]]... Tất cả đều vây quanh để nghe Đức Phật thuyết pháp. Bấy giờ Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: "''Tính từ nơi thế giới chúng ta đang sống đây, đi thẳng về hướng Tây trải qua mườn vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên Cực Lạc. Trong thế giới có một Đức Phật hiệu là A Di Đà Phật hiện đang thuyết pháp. Ngài thành Phật đến nay đã mười đại kiếp rồi...''"
 
== Cảnh vật ==
 
=== Bảo địa ===
Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tràng [[kim cương]] nâng đỡ. Tràng [[kim cương]] ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu phóng nghìn [[tia sáng]]. Mỗi tia sáng có 84.000 [[màu]], chói đất lưu ly sáng như nghìn ức [[Mặt Trời|mặt trời]]. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây [[vàng]] ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường sá. Mỗi dây báu phóng ra tia sáng trăm [[màu]]. Tia sáng ấy hình như [[hoa]], như [[sao]], như [[Mặt Trăng|trăng]], chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng [[hoa]], cùng vô số [[Nhạc cụ|nhạc khí]]. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những [[Nhạc cụ|nhạc khí]] ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “[[Khổ (Phật giáo)|Khổ]], [[Tính Không|Không]], [[Vô thường|Vô Thường]], [[Vô ngã]], [[Từ bi hỷ xả|Từ bi Hỷ Xả]], các phép tu [[Ba La Mật]] (các phép tu của [[Bồ Tát|Bồ tát]] để trở thành Phật)”.
 
=== Bảo thọ ===
Trên bảo địa có vô số cây [[Chiên-đàn]] hương, vô số cây [[Kiết Tường]] quả, ngay hàng thẳng lối, [[nhánh]], [[lá]], [[Hoa|bông]], trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 '''[[do tuần]]'''. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo.
 
Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây. Mỗi lá rộng 25 [[do tuần]], một nghìn [[màu]], đồng phát ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi [[ngọc]]. Những bông sắc vàng đan xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa.
 
=== Bảo trì ===
Cực Lạc nơi nào cũng có [[ao]] tắm. Thành [[ao]] làm bằng thất bảo. Ðáy ao trải cát [[Kim cương|Kim Cương]] nhiều [[màu]]. Ao rộng trăm nghìn [[do tuần]] nhìn như biển cả. Mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. Mỗi bông tròn lớn 12 [[do tuần]] có đủ màu đẹp. Trong ánh sáng hóa thành các thứ [[chim]] đẹp đủ màu, bay lượn, kêu hót hòa nhã diễn nói pháp: ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Ðề, [[Bát chính đạo|bát chánh đạo]], cùng ca ngợi niệm [[Phật]], niệm pháp, niệm Tăng. Các thứ chim ấy không giống như chim ở trên Trái Đất bởi chúng không hót do [[Nghiệp|nghiệp lực]].
 
Mặt nước, làn sóng gợn lăn tăn, nổi lên nhiều tiếng dịu dàng: tiếng [[Phật]], Pháp, Tăng; tiếng không, vô ngã, đại từ bi, cùng vô lượng diệu pháp khác. Người nghe những tiếng này, tâm thanh tịnh, thiện căn thành thục.
 
Các bậc thiện tri thức, người Cực Lạc, lúc vào ao để tắm, nước ao tùy theo ý mỗi người mà sâu cạn, ấm mát điều hòa. Người tắm, thân thể nhẹ nhàng, tâm trí thanh tịnh.
 
=== Bảo lâu ===
Bốn phía ao báu, những thềm bậc đường sá do vàng, bạc, lưu ly, pha lê… hợp thành. Trên có vô số [[cung điện]] nhiều tầng. Những [[cung điện]] ấy đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê…
 
Những đền đài ấy, có thứ ở trên không, có thứ trụ trên bảo địa, tất cả đều cao lớn tuỳ ý. Ðó là do công hạnh tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn mặc… đều bình đẳng, tiện nghi đều đủ.
 
=== Bảo toạ ===
Tất cả nhân dân ở nơi đây đều ngồi trên tòa [[sen]] báu. Những tòa sen ấy, từ một chất báu, hai chất báu, đến vô lượng chất báu hợp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng chói, lớn nhỏ xứng theo thân người ngồi.
 
Dưới đây là tòa sen báu của đức Phật ngự: Tòa sen có 84.000 cánh. Mỗi cánh rộng 250 do tuần, 100 màu. Trên mỗi cánh sen có 84.000 lằn gân phóng ra 84.000 tia sáng. Xen vào mỗi cánh sen có trăm ức hột châu ngọc ma ni. Mỗi hột châu ma ni phóng nghìn tia sáng...
 
[[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Thích ca]] sau khi nói về sự vi diệu của toà sen ấy mới kết rằng: ''Tòa sen báu ấy có ra đó, là do nguyện lực thuở tiền thân của Phật A Di Ðà.''
 
== Người dân ==
 
=== Liên hoa hoá sinh ===
Lúc thần thức được Phật và Bồ Tát rước về Cực Lạc liền hóa vào hoa sen, khi hoa còn búp thời gọi là “ở thai sen”. Dầu thân hình chưa ra khỏi búp hoa, nhưng cảnh tượng và những sự hưởng thọ ở trong hoa đã vui đẹp, tịnh hoá hơn ở các cõi ở ''Ta Bà''.
 
Những hoa báu để thác sanh, sự quý đẹp có khác nhau, và thời gian hoa nở cũng chậm mau không đồng. Ðó là vì công đức và trí tuệ của mỗi thần thức thác sanh có hậu bạc cùng sâu cạn không đồng nhau, đã từng tạo công đức rất lớn cúng dường vô số chư Phật nên mới đủ duyên vãng sanh. Điều đó phù hợp theo '''luật Nhân - Quả'''.
 
Do sự không đồng này nên Cực Lạc thế giới có chín phẩm liên hoa (''cửu phẩm liên hoa''). Các phẩm bậc thượng, trung, hạ lại chia tiếp thành ba phẩm sanh thượng, trung, hạ:
* ''Ba phẩm bậc thượng:'' hoa sen bằng chất kim cương, bằng vàng tử kim, hay huỳnh kim. Thời gian hoa nở thời vừa thác sanh liền nở, hay cách đêm, hoặc một ngày đêm. Ðây là phần của những vị trước khi vãng sanh, tu hạnh Đại thừa, phát Bồ Ðề tâm, ngộ được lý Vô sanh, tự hành hóa tha, công đức sâu dày, chánh trí tuệ lớn mà '''hồi hướng nguyện sanh về Cực Lạc thế giới'''.
* ''Ba phẩm bậc trung'' là phần của những người trai giới tinh nghiêm, cùng những người [[hiếu thảo]], đạo đức, những nhà từ thiện,... mà '''dốc lòng cầu về Cực Lạc thế giới'''.
* ''Ba phẩm bậc hạ'' là phần của những người không biết tu tập, không biết làm lành, cho đến những kẻ ở đời gian ác, đến khi sắp chết, lúc hấp hối, mà biết ăn năn tội lỗi rồi '''chí tâm xưng niệm “Nam mô A Di Ðà Phật” thiết tha cầu sanh Cực Lạc thế giới''' đều có thể đến.
Qua chín phẩm liên hoa đây, có thể thấy rằng: '''Cực Lạc thế giới là chỗ đồng về của cả Thánh và Phàm ở mười phương'''.
 
Chẳng những là nơi tu tập của các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, những người hiền đức mà cả những loài tội ác biết ăn năn quay đầu. Nếu ai tin chắc chí tâm niệm Phật rồi hồi hướng cầu sanh thì đều đến được.
 
=== Thân thể ===
Nhân dân nơi Cực Lạc thế giới, thân [[kim cương]] từ hoa sen báu sanh ra. Tất cả mọi người đều đủ [[Ba mươi hai tướng tốt|32 tướng tốt]], [[Bát thập chủng hảo|80 nét đẹp]] cùng xinh đẹp như nhau.
 
[[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Ðức Bổn Sư]] từng hỏi Tôn Giả [[A-nan-đà|A Nan]]: “Như gã ăn mày đứng bên vị Ðế Vương, thời hình dung của hai người có giống nhau không?”.
 
Tôn Giả đáp: “Bạch Thế Tôn! Gã ăn mày hình dung xấu xí nhớp nhúa, đâu sánh với vị Ðế Vương được”.
 
Ðức Bổn Sư phán: “''Vị Ðế Vương dầu là sang đẹp, nhưng sánh với Chuyển Luân Thánh Vương thời cũng như gã ăn mày. Trăm nghìn muôn lần quý đẹp của Chuyển Luân Thánh Vương cũng không bằng Thiên Ðế Thích. Trăm nghìn muôn lần quý đẹp của Thiên Ðế Thích cũng không bằng Tự Tại Thiên Vương. Trăm nghìn muôn lần quý đẹp của Tự Tại Thiên Vương sánh không bằng các vị Thượng Thiện Nhơn nơi Cực Lạc thế giới, nhân dân của [[A-di-đà|Đức Phật A Di Ðà]]''".
 
=== Thuần vui không khổ ===
Nhân dân nơi Cực Lạc thế giới không có tất cả sự khổ, chỉ hưởng thuần những sự vui thanh tịnh.
 
Phàm những sự thống khổ của muôn loài nhiều đến vô lượng. Tóm lại có 8 điều:
* 1.- Khổ khi sanh ra.
* 2.- Khổ khi già yếu.
* 3.- Khổ lúc bệnh.
* 4.- Khổ về sự chết.
* 5.- Khổ vì phải ly biệt người thân mến.
* 6.- Khổ vì gặp phải kẻ oan thù.
* 7.- Khổ vì không được toại vọng.
* 8.- Khổ vì thân tâm đòi hỏi phóng túng.
Nơi Cực Lạc thế giới, người sinh ra từ hoa sen làm cho thanh tịnh, tức là không khổ khi sanh ra. Thân [[kim cương]] bất hoại( Kim chung trạo ) đẹp đẽ, vững bền dài lâu cho đến tận khi chứng [[Niết-bàn|Niết bàn]], tức sẽ không còn khổ vì già yếu hay bệnh tật, tức là không “lão khổ” và không “bệnh khổ”. Thọ mạng nhiều đến mức độ không thể đong đếm được cho đến khi Niết bàn, tức không khổ vì sự chết nữa. Không có cha mẹ, vợ con, tâm luôn thanh tịnh với các tình cảm tức là không khổ vì tình luyến ái như thế gian. Các Thiện tri thức thường cùng hội họp nhau yên lành, ý nghĩ của nhau cũng đều là thánh thiện, tức là không “oán tắng hội khổ" (gặp những người mình không thích, không vừa lòng mãi). Cầu bất kì điều gì về vật chất hay tinh thần đều như ý, đời sống vật chất muôn phần hạnh phúc tức là sẽ không bị khổ vì không được toại nguyện, mặc dù những người dân nơi đây tâm đều đã giảm nhẹ tối thiểu về ham muốn vật chất. Không thân kiến mà tâm luôn thanh tịnh, hòa đều tức là không “''ngũ ấm xí thạnh khổ''" (trong [[ngũ uẩn]] của chúng sinh, nếu uẩn nào không hoà đồng sẽ gây ra sự khổ).
 
Cực Lạc thế giới, ngoài các sự vui đẹp về vật chất như ăn mặc, ao tắm, nhà ở,…, đồng thời hưởng những điều vui cao quý:
 
1.- Thường được thấy [[Phật]], gần [[Phật]].
 
2.- Các [[Bồ Tát]] là thầy, là bạn đồng tu.
 
3.- Luôn được nghe Chánh pháp.
 
4.- Thường được chư Phật hộ niệm.
 
5.- Sống lâu vô lượng kiếp đồng với Phật.
 
6.- Không còn lo bị đọa vào ác đạo.
 
7.- Vĩnh viễn thoát ly khỏi sự khổ của luân hồi.
 
8.- Thọ dụng tự nhiên.
 
9.- Ðược vào bậc Chánh định không còn thối lui.
 
10.- Hiện chỉ trong một đời thì thành Phật.
 
=== Thọ dụng tự nhiên ===
Cực Lạc thế giới từ [[cung điện]] đền đài, bảo trì, bảo thọ cho đến tất cả vật dụng, đều bằng thất bảo tự nhiên hiện thành, không phải xây dựng tạo tác.
 
Người Cực Lạc lúc muốn mặc thời y phục đúng pháp tự nhiên đắp ở trên thân.
 
Ðến giờ ăn người muốn ăn bát đĩa thế nào, thức ăn thế nào đều đáp ứng đủ. Ăn xong, bát đĩa tự ẩn đi, đến giờ ăn lại hiện đến. Thức ăn vào thân tự tiêu tan, hóa thành hơi thơm, không có cặn bã, thân không đại tiện cùng các bộ phận hoặc các thứ dơ uế, nhận sự khỏe mạnh, tâm an vui tự tại.
 
=== Tâm tánh và thần thông ===
Cực Lạc thế giới, mọi người dân đều có trí huệ sáng suốt. Lúc nghĩ tưởng, thì đều thuần là quan niệm đạo đức. Vì thế nên lời nói ra thuần là đúng chánh pháp. Mọi người đều yêu kính nhau. Không tham, không sân, không si, không thân kiến. Các căn tịch tịnh, không phóng dật, không vọng duyên.
 
Người người đều đủ 6 thứ thần thông trong [[Lục thông]]:
* 1.- '''Thiên nhãn thông''', có khả năng nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong [[Sáu cõi luân hồi|sáu nẻo luân hồi]], người kém nhất cũng thông thấy được trong phạm vi trăm nghìn ức na do tha thế giới.
* 2.- '''Thiên nhĩ thông''', nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi. Người kém nhất cũng nghe hiểu được tiếng thuyết pháp của trăm nghìn ức na do tha đức Phật.
* 3.- '''Tha tâm không''', biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo, người kém nhất cũng biết được những tâm niệm của mọi loài chúng sanh trong trăm nghìn ức na do tha thế giới.
* 4.- '''Túc mạng thông''', biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn vô số đời trước đều biết rõ, nhớ rõ từng chi tiết nhỏ nhất ở từng đời sống như sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì, chết như thế nào,.... Người kém nhất cũng biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na do tha kiếp về quá khứ và vị lai.
* 5.- '''Thần túc không''', biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, xuyên qua núi, một thân biến nhiều thân. một ý niệm đi khắp mọi thế giới,... tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý, không hề chướng ngại, người kém nhất cũng đi được trăm nghìn ức na do tha thế giới.
*6.-'''Lậu tận thông''': Vị ấy thấu rõ Tứ Diệu Đế là/và chân lý của Pháp Giới Vũ Trụ này cuối cùng vị ấy đạt được giác ngộ giải thoát viên mãn.
''Chú thích: Thông thường, một na do tha  là 1.000 ức. Nếu tính theo số nhỏ thì 1 ức là 100.000; nếu tính theo số lớn thì 1 ức là 100.000.000. Vậy, 1.000 ức = 100.000.000, hoặc 100.000.000.000. Có nhiều thuyết nói khác nhau về con số này, không có một con số chính xác thống nhất, cho nên, theo ý kinh, chúng ta tạm nên hiểu "một na do tha” nghĩa là rất nhiều mà thôi.''
 
=== Công việc thường ngày ===
Nhân dân Cực Lạc, mỗi sáng sớm, đi cúng dường Phật A Di Ðà và vô lượng chư Phật ở thế giới khác. Cúng dường nghe pháp xong, về bổn quốc (Cực Lạc) vẫn còn trước giờ ăn.
 
Người Cực Lạc sau khi dùng bữa xong đi kinh hành tư duy diệu pháp, hoặc niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
 
Người Cực Lạc, sau khi tắm nơi bảo trì, rồi ngồi trên hoa sen báu tu tập đạo pháp.
 
=== Đức vị ===
Ở Cực Lạc thế giới, mọi người đều trụ bậc bất thối chuyển, nghĩa là sau khi đã được sanh về cõi Cực Lạc, thì tất cả đều đứng vững nơi đạo Vô thượng Chánh giác, không còn bị thối chuyển lui sụt trên con đường tu tập, tiến mãi đến bậc Nhất Sanh Bổ Xứ '''(Ðẳng Giác)''' (ngoại trừ những vị có hạnh nguyện riêng) và thành [[Phật]].
 
Ðược như trên, là vì ở Cực Lạc cảnh duyên trang nghiêm thanh tịnh như thế đấy, là một "phương tiện" tuyệt vời cho mọi chúng sinh tinh tấn cho đạo hạnh.
 
Như trong kinh Di Ðà nói: '''“Chúng sanh sanh về Cực Lạc thế giới đều là bực bất thối chuyển”'''. Lại nói: '''“Những người nguyện về Cực Lạc thế giới, đều được bất thối chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Ðề'''".
 
Trong Khởi Tín luận có lời: '''“Người sanh về Cực Lạc vì thường được thấy Phật, nên trọn không thối chuyển”'''.
 
Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ ''A-di-đà kinh'' (sa. ''amitābha-sūtra''), ''Vô Lượng Thọ kinh'' (sa. ''sukhāvatī-vyūha''), ''Quán vô lượng thọ kinh'' (sa. ''amitāyurdhyāna-sūtra'').
Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời(hoa [[Mạn-đà-la]]) nhạc trời và châu báu. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc bồ tát, cùng chúng [[Thanh Văn]], [[Duyên Giác]]. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh), mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại [[Bồ Tát]] [[Quán Thế Âm]] và [[Đại Thế Chí]].
con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí, nguyện là phải phát nguyện vãng sinh, hạnh là công đức tu tập.
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
 
* Trích từ ''Phật Thuyết A Di Đà Kinh'' & ''Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh''.
* ''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đạ i Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
* ''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Hàng 162 ⟶ 20:
{{sơ khai Phật giáo}}
 
[[Thể loại:Triết Phật giáo]]
[[Thể loại:Tịnh độ tông]]