Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 86:
Từ biểu tượng "khóc vì tình", điển này có khi nới rộng ra để nói về việc buồn (dù có thể không khóc) vì tình, như câu sau trong [[Bích câu kỳ ngộ]]: ''"Ỏi tai những tiếng đoạn trường, Lửa tình dễ nguội sóng Tương khôn hàn"''.
 
[[Nguyễn Quỳnh]], nhà thơ thời Lê Mạt cũng có câu thơ mượn hình ảnh Nghiêu Thuấn để châm biếm về xã hội hiện tại như sau: ''"Thượng tắc cổ, hạ tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân."'' Câu thơ này có thể được hiểu cả nghĩa Hán lẫn nghĩa Việt. Nếu hiểu theo nghĩa Hán, câu thơ có nghĩa tích cực: ''"Trên vui vầy, dưới vui vầy, nhân dân đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn"'' trong khi nếu hiểu theo nghĩa Việt thì nó lại mang tính châm biếm: ''"Trên bị câm, dưới bị câm, bọn quan lại nói nhân dân đang sống thời Nghiêu Thuấn đáng ăn chửi!"''
 
Trong bài thơ ''Bảo kính cảnh giới'' ("Cảnh ngày hè") của Nguyễn Trãi cũng có câu thơ: ''"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp mọi phương"''. Ngu ở đây chính là Thuấn.