Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan họ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: đã thay đổi link liên kết không còn chính xác
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 17:
 
=== Quan họ truyền thống ===
Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 67 làng Quan họ gốc ở xứ [[Kinh Bắc]]<ref>[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=67271&ChannelID=10 Khảo cứu sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du - Thêm một cách nhìn về từ "Quan họ"] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20090215180616/http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=67271&ChannelID=10 |date=2009-02-15 }}, Tin tức, Báo Nhân dân.</ref> Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân [[Kinh Bắc]], với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân [[Kinh Bắc]] thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ"<ref>Lối chơi Quan họ. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2006.</ref> Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.
- "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như: ''Vốn liếng em có 30 đồng'', ''Mời nước mời trầu'', ''Ngồi tựa song đào'', ''Cây trúc xinh'', ''Người ở đừng về'', ''Xe chỉ luồn kim'',...
Dòng 24:
Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ lời mới", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa VCD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức những bài quan họ lời cổ được cải biên lời. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới.
 
Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức<ref>[http://bacninhnet.net/index.php?item.44.6 Bản chất nội tại của Quan họ] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20081225011052/http://www.bacninhnet.net/index.php?item.44.6 |date=2008-12-25 }}, Báo Bắc Ninh.</ref> Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên).
 
Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "[[Sông Cầu]] nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.
Dòng 102:
* [http://portal.unesco.org/culture/en/ev.php-URL_ID=19537&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html Ca Tru and Quan Ho traditional music], UNESCO.
* [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=67271&ChannelID=10 Khảo cứu sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du - Thêm một cách nhìn về từ "Quan họ"], Tin tức – Nhân dân.
* [http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DAN-CA-QUAN-HO-BAC-GIANG-VA-BAC-NINH-a859.html Giới thiệu Dân ca quan họ Bắc Giang - Bắc Ninh] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20170118061822/http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DAN-CA-QUAN-HO-BAC-GIANG-VA-BAC-NINH-a859.html |date=2017-01-18 }}
* [https://web.archive.org/web/20090216230834/http://vietnamnet.vn/service/printversion.vnn?article_id=204223 Nguồn gốc dân ca Quan họ], Hữu Thịnh, Vietnamnet.
* [http://danca.vhv.vn Quan họ trên bách khoa toàn thư văn hóa Việt Nam]