Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án Lệ Chi viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Về các bài thơ của Đinh Liệt: Đinh Thắng và Đinh Phúc không đủ độ nổi bật nên không cần bài viết, chỉ trình bày ở đây là đủ
Dòng 172:
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, [[Nguyễn Thị Anh]] được làm Thái hậu, nắm quyền trị nước. [[Nguyễn Trãi]] không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải chịu án tru di tam tộc.
 
Theo sử sách, ngày 9 [[tháng chín|tháng 9]] ([[âm lịch]]) năm [[Nhâm Tuất]] ([[1442]]), chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình [[Nguyễn Trãi]], triều đình (thực ra chính là Thái hậu [[Nguyễn Thị Anh]] nhiếp chính thay con<ref>[[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]], quyển XI.</ref>) ra lệnh giết hai hoạn quan [[Đinh Phúc]], [[Đinh Thắng]] vì trước khi chết [[Nguyễn Trãi]] có nói là ''"hối không nghe lời của Thắng và Phúc".''<ref name=DVSK11 /> Các nhà nghiên cứu nói trên cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên [[Nguyễn Trãi]] sớm tố cáo [[Nguyễn Thị Anh]] với vua [[Lê Thái Tông|Thái Tông]].{{Sfn|Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ|2003|pp=|p=1084}} Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
 
Chính bởi thân thế của [[Lê Nhân Tông]] có phần "không chính" nên sau này, năm [[Kỷ Mão]] ([[1459]]), con trưởng của vua [[Lê Thái Tông|Thái Tông]] là [[Lê Nghi Dân]] lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con [[Nguyễn Thị Anh]]. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: ''"... Diên Ninh [Nhân Tông] tự biết mình không phải là con của Tiên đế [Thái Tông]..."''<ref name=DVSK11 />