Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Man Thiện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 22:
Trước hành động kiên quyết và ý chí phục thù của con gái, bà Man Thiện càng tin tưởng và gấp rút chuẩn bị để ủng hộ sự nghiệp cứu nước của con gái. Dựa vào lòng tôn kính và hoài vọng của nhân dân đối với các vua Hùng và uy tín của vị Lạc tướng đất [[Mê Linh]], bà Man Thiện đã đi khắp nơi, từ vùng núi [[Ba Vì]], [[Hưng Hoá]], [[Tam Đảo]], [[Tiên Du]] đến vùng biển [[Quảng Ninh]], [[Hải Phòng]] để liên kết với các quan lang, thủ lĩnh địa phương chiêu mộ anh hùng hào kiệt, tuyển chọn dân binh thêm dày lực lượng. Mặt khác, bà còn quan tâm đến việc đẩy mạnh canh nông, tích tụ lương thảo, bí mật luyện tập binh mã chờ ngày khởi nghĩa.
 
Mùa xuân năm 40, [[Hai Bà Trưng]] dựng cờ khởi nghĩa. Theo thần tích, bà Man Thiện chỉ huy 7 vạn quân bản bộ, là một lực lượng lớn đóng góp vào đội quân của Hai Bà. Sau khi [[Hai Bà Trưng]] đánh tan quân [[Nhà Hán|Hán]], xưng Vương đóng đô ở Mê Linh, Man Thiện được tôn là Man Hoàng hậu. Không ở kinh đô, bà về quê làng Nam Nguyễn (nay thuộc Cam Thượng, [[Ba Vì (định hướng)|Ba Vì]], [[Hà Nội]]) lập đồn trấn giữ làm chỗ dựa cho hai con.<ref name="ht"/>

Đầu năm [[Nhâm Dần]] (năm [[42]]), vua [[Đông Hán]] cử tên tướng [[Mã Viện]] đem quân sang xâm lược nước ta một lần nữa. Lúc đó, tuy tuổi đã già, bà Man Thiện vẫn dũng cảm dẫn một cánh quân xung trận.

Khi nghĩa quân bị Mã Viện lấn át, bà đã về An Hát (sau đổi thành Phúc Lộc, huyện [[Phúc Thọ]], [[Hà Nội]] ngày nay) để chiêu mộ thêm binh sĩ. Trước sự tấn công dữ dội của quân giặc, để không bị địch bắt, bà trầm mình ở dòng [[sông Hồng]] vào ngày 10 tháng Chạp năm [[Quý Mão]] ([[43]]).
 
==Đền thờ và lăng mộ==