Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cơ học lượng tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 224:
Có điểm thú vị khi xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu photon chắc chắn đi theo đường "phía dưới" hoặc "phía trên" giữa các gương bán mạ. Có thể thực hiện điều này bằng cách che bớt một đường, hoặc tương đương là bỏ đi một gương bán mạ (và chiếu photon từ trái hoặc bên dưới theo ý muốn). Trong cả hai trường hợp sẽ không có giao thoa giữa hai đường đi nữa, và các xác suất được cho bằng <math>p(u)=p(l) = 1/2</math>, do vậy độc lập với sự dịch chuyển pha <math>\Delta\Phi</math>. Từ điều này chúng ta kết luận rằng photon không đi theo đường này hay đường kia sau khi rời khỏi gương bán mạ, mà thực sự nó ở trạng thái chồng chập của cả hai đường, một đặc điểm chỉ có ở cơ học lượng tử.<ref name="vedral">{{cite book |first=Vlatko |last=Vedral |title=Introduction to Quantum Information Science |date=2006 |publisher=Oxford University Press |isbn=9780199215706 |oclc=442351498 |author-link=Vlatko Vedral}}</ref>
 
==Các ứng dụng==
{{chính|Các ứng dụng của cơ học lượng tử}}
Cơ học lượng tử đã có sự thành công lớn trong giải thích nhiều đặc điểm của vũ trụ, nhắm tới các phạm vi nhỏ và các đại lượng rời rạc và các tương tác mà không thể giải thích bằng [[vật lý cổ điển|các phương pháp cổ điển]].{{refn|name= feynmanIII |group=note|Xem, ví dụ, [[các bài giảng về vật lý của Feynman]] cho một số các ứng dụng công nghệ có sử dụng cơ học lượng tử, ví dụ, [[transistor]] (tập '''III''', tr. 14–11 ff), [[mạch tích hợp]], áp dụng các công nghệ dựa trên vật lý trạng thái rắn (tập '''II''', tr. 8–6), và [[laser]] (tập '''III''', tr. 9–13).}} Cơ học lượng tử thường chỉ là lý thuyết có thể miêu tả được các hành xử của các [[hạt hạ nguyên tử]] cấu thành lên mọi dạng vật chất ([[electron]], [[proton]], [[neutron]], [[photon]], và các hạt khác). [[Vật lý trạng thái rắn]] và [[khoa học vật liệu]] chủ yếu hoàn toàn dựa vào cơ học lượng tử.<ref name=marvincohen2008>{{cite journal|last=Cohen|first=Marvin L.|title=Essay: Fifty Years of Condensed Matter Physics|journal=Physical Review Letters|year=2008|volume=101|issue=25|doi=10.1103/PhysRevLett.101.250001|url=http://prl.aps.org/edannounce/PhysRevLett.101.250001|access-date=31 March 2012|bibcode= 2008PhRvL.101y0001C|pmid=19113681|page=250001}}</ref>
 
Ở nhiều khía cạnh các công nghệ hiện đại hoạt động ở phạm vi mà các hiệu ứng lượng tử trở lên quan trọng. Các ứng dụng quan trọng của lý thuyết lượng tử bao gồm [[hóa học lượng tử]], [[quang học lượng tử]], [[tính toán lượng tử]], [[nam châm siêu dẫn]], [[LED|diode phát quang]], [[khuếch đại quang học]] và [[laser]], [[transistor]] và [[chất bán dẫn]] như [[vi xử lý]], [[hình ảnh y khoa|chụp ảnh nghiên cứu và y học]] như [[chụp cộng hưởng từ]] và [[kính hiển vi điện tử]].<ref>{{cite magazine|last1=Matson|first1=John|title=What Is Quantum Mechanics Good for?|url=http://www.scientificamerican.com/article/everyday-quantum-physics/|magazine=Scientific American|access-date=18 May 2016}}</ref> Nhiều sự giải thích cho nhiều hiện tượng vật lý và sinh học có nguồn gốc từ bản chất của liên kết hóa học, như nổi bật nhất là đại phân tử [[DNA]].
Lĩnh vực [[hóa học lượng tử]] được phát triển của những người tiên phong là [[Walter Heitler]] và [[Fritz London]]. Họ đã công bố các nghiên cứu về [[liên kết hóa học|liên kết hóa trị]] của [[phân tử hydrogen]] vào năm [[1927]]. Sau đó, hóa học lượng tử được phát triển rất mạnh trong đó có [[Linus Pauling]].
 
Đầu năm 1927, các cố gắng nhằm áp dụng cơ học lượng tử vào các lĩnh vực khác như là các hạt đơn lẻ dẫn đến sự ra đời của [[lý thuyết trường lượng tử]]. Những người đi đầu trong lĩnh vực này là [[Paul Dirac]], [[Wolfgang Ernst Pauli|Wolfgang Pauli]], [[Victor Weisskopf]] và [[Pascaul Jordan]]. Lĩnh vực này cực thịnh trong lý thuyết [[điện động lực học lượng tử]] do [[Richard Feynman]], [[Freeman Dyson]], [[Julian Schwinger]] và [[Sin-Itiro Tomonaga]] phát triển cvào những năm [[1940]]. Điện động lực học lượng tử là lý thuyết lượng tử về [[electron|điện tử]], [[phản điện tử]] và [[trường điện từ|điện từ trường]] và đóng vai trò quan trọng trong các lý thuyết trường lượng tử sau này.
 
[[Hugh Everett]] đưa ra giải thích đa thế giới vào năm [[1956]].
 
Lý thuyết [[thuyết sắc động lực học lượng tử|sắc động lực học lượng tử]] được hình thành vào đầu những năm [[1960]]. Lý thuyết này do [[H. David Politzer|Politzer]], [[David Gross|Gross]] và [[Frank Wilzcek|Wilzcek]] đưa ra vào năm [[1975]]. Dựa trên các công trình tiên phong của Schwinger, [[Peter Higgs]], Goldstone và những người khác, [[Sheldon Lee Glashow]], [[Steven Weinberg]] và [[Abdus Salam]] đã độc lập với nhau chứng minh rằng lực tương tác yếu và sắc động lực học lượng tử có thể kết hợp thành một [[lực điện-yếu]] duy nhất.
 
=== Các thí nghiệm quan trọng ===