Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan họ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 67 làng Quan họ gốc ở xứ [[Kinh Bắc]]<ref>[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=67271&ChannelID=10 Khảo cứu sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du - Thêm một cách nhìn về từ "Quan họ"] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20090215180616/http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=67271&ChannelID=10 |date=2009-02-15 }}, Tin tức, Báo Nhân dân.</ref> Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân [[Kinh Bắc]], với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân [[Kinh Bắc]] thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ"<ref>Lối chơi Quan họ. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2006.</ref> Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.
- "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như: ''Vốn liếng em có 30 đồng'', ''Mời nước mời trầu'', ''Ngồi tựa song đào'', ''Cây trúc xinh'', ''Người ở đừng về'', ''Xe chỉ luồn kim'',...
 
=== Quan họ mới ===