Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: CozakCossack using AWB
n Tính năng gợi ý liên kết: 4 liên kết được thêm.
Dòng 1:
Đầu [[thế kỷ 17]], Đế quốc Ottoman bắt đầu suy yếu. Các sultan vào lúc này thường chỉ vui hưởng trong hậu cung, ngoài ra, binh đoàn [[Janissary]] thường hay nổi dậy. Bên ngoài, quyền lực của đế quốc Ottoman bị suy giảm trầm trọng đến nỗi tàu thuyền của người [[Venezia]] và người [[Cossack]] thường xuyên quấy phá. Đế quốc được cứu nguy do tài năng của một đại gia đình làm quan [[Tể tướng]] gồm cha, con trai và em rể - đó là gia đìng Köprülü.
 
Năm [[1656]], dưới triều [[Mehmed IV]] (1648-1687), trong khi đế quốc gần bị sụp đổ,<sup>[''[[Wikipedia:Chú thích nguồn gốc|cần dẫn nguồn]]'']</sup> hậu cung đành phải cử một người [[Albania]] 71 tuổi, Köprülü Mehmed Pasha làm tể tướng (1656-1661). Ông này ra lệnh xử tử 50.000-60.000 người để bài trừ tham nhũng. Năm năm sau, lúc ông qua đời, tình hình có phần ổn định. Dưới quyền Tể tướng của con trai ông, Köprülü Fazıl Ahmed Pasha (1661-1676), và sau đó em rể ông, Kara Mustafa Pasha (1676-1683), uy quyền của Ottoman được hồi phục. Các hạm đội và lục quân của [[Venezia]], [[Ba Lan]], [[Áo]] và [[Nga]] bị đẩy lui. Quân đội Ottoman xâm chiếm [[Ukraina]] và Podolia. Năm [[1680]], đế quốc Ottoman đã đạt tới lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử đế quốc (11.5 triệu km²).
Dòng 5:
[[Trận Wien|Cuộc bao vây Wien]] lần hai, năm 1683.
 
Năm [[1683]], đáp lời kêu gọi của [[Hungary]] chống lại hoàng đế [[Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh)|Leopold I nhà Habsburg]], sultan Mehmed IV đã ra lệnh cho tể tướng Kara Mustafa phái 200.000 quân ngược dòng sông [[sông Donau]], và lần thứ hai trong lịch sử, quân Ottoman tiến đến chân tường thành của Wien, nhưng cuối cùng bị liên minh các nước [[Tây Âu]] (''Liên minh Thần thánh''), do vua[[Ba Lan]] [[Jan III Sobieski]] chỉ huy, đánh bại. Năm 1683, tại [[Beograd]], sultan Mehmed IV ra lệnh thắt cổ tể tướng Kara Mustafa. Trận Wien đánh dấu sự bắt đầu của cuộc [[Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ]] (1683-1699) ở châu Âu.
 
Trong những năm tiếp theo, quân Ottoman bị đại bại do sức tiến công từ Wien. Quân Venezia công hãm [[Athena]]. Trong đợt pháo kích của họ ngày [[26 tháng 9]] năm [[1687]], một quả đạn rơi trúng ngôi đền [[Parthenon]] được xây vào [[thế kỷ 5 TCN]], lúc ấy được quân Ottoman dùng làm kho chứa [[thuốc súng]]. Ngôi đền còn khá nguyên vẹn lúc ấy bị nổ tung, để lại tình trạng cho đến bây giờ.
 
Cuộc đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với [[Hiệp ước Karlowitz]] ngày [[26 tháng 1]] năm [[1699]], và theo hiệp ước này, Đế quốc Ottoman phải nhượng cho Đế quốc Áo một số vùng lãnh thổ như Hungary thuộc Ottoman.<sup>[[Đế quốc Ottoman#cite note-7|[7]]]</sup>