Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 242:
Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử tổng thống một lần nữa.{{sfnp|Minh Tân|1971|p=1, 3}}{{sfnp|Đặng Văn Sung|1971|p=1, 11}} Để nắm chắc phần thắng, Nguyễn Văn Thiệu tìm mọi cách giới hạn số người ra ứng cử.{{sfnp|Lovell|2013|p=198}} Do đó, hai đối thủ đáng chú ý nhất còn lại của ông trong cuộc bầu cử năm 1971 chỉ còn Phó Tổng thống [[Nguyễn Cao Kỳ]] và Đại tướng [[Dương Văn Minh]].{{sfnp|Berman|2001|p=92}} Trước thềm bầu cử, ông Kỳ cáo buộc ông Thiệu dung túng tham nhũng và chỉ trích những sai lầm chiến lược dẫn tới [[Chiến dịch Lam Sơn 719|Cuộc hành quân Hạ Lào]] thảm họa đầu năm 1971.{{sfnp|Lovell|2013|p=192}} Về phần Hoa Kỳ, họ bày tỏ thái độ ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu, cho rằng ông chính là một "[[nhà lãnh đạo mạnh mẽ]]" mà Việt Nam Cộng hòa đang cần.{{sfnp|Lovell|2013|p=200–201}} Dương Văn Minh mong muốn đàm phán hòa bình với [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và bị cho là quá "yếu đuối".{{sfnp|Lovell|2013|p=194}} Nguyễn Cao Kỳ tuy tuyên bố sẽ tiến hành Bắc phạt nếu đắc cử, song ông bày tỏ thái độ lạnh nhạt với Hoa Kỳ và muốn họ phải rời khỏi Việt Nam hoàn toàn vào cuối năm 1972, đầu năm 1973.{{sfnp|Lovell|2013|p=192–93}} Cho rằng những đối thủ của ông Thiệu đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ, một số quan chức Mỹ đã bí mật hậu thuẫn kinh tế cho chiến dịch tái tranh cử của vị tổng thống đương nhiệm.{{sfnp|Lovell|2013|p=188}}
 
Nguyễn Văn Thiệu đứng chung liên danh cùng [[Trần Văn Hương]] – đối thủ của ông trong đợt bầu cử năm 1967.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=226}} Lo ngại bị chia phiếu với ông Kỳ, ông Thiệu lợi dụng quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện để áp đặt luật bầu cử mới, yêu cầu ứng cử viên phải được một số dân biểu nhất định ký tên giới thiệu, qua đó loại bỏ người này ra khỏi cuộc đua.{{sfnp|Lovell|2013|p=199}} Như vậy, danh sách ứng cử viên tổng thống chỉ còn mỗi Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=217}} Tuy nhiên, do cho rằng ông Thiệu đã bố trí guồng máy gian lận kết quả, ông Minh tuyên bố rút tư cách ứng cử viên.{{sfnp|Lovell|2013|p=200}} Trước nguy cơ "tự tranh cử với chính mình", ông Thiệu tìm cách đưa ông Kỳ trở lại cuộc đua, song người này từ chối và tuyên bố tẩy chay đợt bầu cử.{{sfnp|Lovell|2013|p=202}} Nhà Trắng tuy không hài lòng với cuộc bầu cử thiếu tính cạnh tranh tại miền Nam Việt Nam, nhưng không có hành động nào để can thiệp vào chuyện nội bộ nước này.{{sfnp|Lovell|2013|p=203, 205}}

Là người duy nhất tham gia tranh cử, Nguyễn Văn Thiệu dễ dàng tái đắc cử với 94% số phiếu vào ngày 3 tháng 10.{{sfnp|Penniman|1972|p=126–46}}{{sfnp|FitzGerald|2002|p=528}} Được xem là một cuộc "bầu cử độc diễn",{{sfnp|Lovell|2013|p=17}} đợt bầu cử năm 1971 đã đặt dấu chấm hết hoàn toàn cho cuộc thử nghiệm lập hiến và nền chính trị đa nguyên ở miền Nam Việt Nam vốn từng được xem là đầy hứa hẹn vào năm 1967.{{sfnp|Fear|2017}}
 
== Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (1971–1975) ==