Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 238:
=== Cải cách điền địa ===
{{chính|Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)#Cải cách lần 2 (Thời Đệ Nhị Cộng hòa)}}
[[Tập tin:Nguyen Van Thieu converses with two village elders (CC45537).jpg|nhỏ|upright|trái|Nguyễn Văn Thiệu thăm hỏi sức khỏe hai người lãocao tuổi trong chuyến thị sát tại tỉnh Phước Long]]
Ngay từ khi trở thành quốc trưởng vào năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu đã dành nhiều sự chú ý tới vấn đề nông thôn, tuyên bố rằng "đất đai phải thuộc về người trồng cấy".{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2017}} Tháng 1 năm 1967, ông chọn An Giang làm nơi thí điểm mô hình cải cách điền địa mới. Sau [[Sự kiện Tết Mậu Thân]] năm 1968, vì một vùng nông thôn rộng lớn đã lọt dướithuộc quyền kiểm soát của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]], giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa chú ý đến việc giành lại đất đai ở nông thôn.{{sfnp|Cao Văn Thân|2019|p=96–98}}{{sfnp|Trần Hữu Đính|1993|p=13}} Trong hội nghị giữa [[Richard Nixon]] và Nguyễn Văn Thiệu tại đảo Midway vào tháng 6 năm 1969, vấn đề nông thôn và cải cách điền địa cũng được đưa ra mổ xẻ bên cạnh chương trình [[Việt Nam hóa chiến tranh]]. Chương trình cải cách điền địa được ước tính sẽ tốn 400 triệu đô la Mỹ trong 10 năm,{{sfnp|Cao Văn Thân|2019|p=101}} phía Hoa Kỳ hứa sẽ viện trợ Việt Nam Cộng hòa 40 triệu đô la Mỹ để thực hiện chương trình này.{{sfnp|Lâm Quang Huyên|2002|p=128}}
 
Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh ban hành luật "[[Người cày có ruộng (luật)|Người cày có ruộng]]", ứng dụng các yếu tố cơ bản của mô hình thí nghiệm năm 1967, và gọi ngày hôm đó là "là ngày vui sướng nhất trong đời".{{sfnp|Prosterman|1970|p=751, 761}} Chương trình Người cày có ruộng được nhiều quan sát viên quốc tế đánh giá là một trong những chương trình cải cách ruộng đất thành công nhất ở các nước đang phát triển.{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2005|loc=Chương 5}} Tờ ''Washington Evening Star'' gọi đó là "tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật", còn tờ ''[[The New York Times|New York Times]]'' cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thế kỷ 20".{{sfnp|Prosterman|1970|p=751}}{{sfnp|Võ Văn Sen|1995|p=109}} Rút kinh nghiệm từ cuộc [[Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)#Cải cách lần 1 (Thời Đệ nhất Cộng hòa)|cải cách điền địa trước đó]] dưới thời [[Ngô Đình Diệm]], chương trình Người cày có ruộng không nhằm vào việc phục hồi tầng lớp địa chủ, mà hướng tới việc xóa bỏ chế độ tá canh, thực hiện việc cấp không ruộng đất cho nông dân, qua đó hướng tới tới mục tiêu là tạo ra một tầng lớp trung nông và tư sản nông thôn mới.{{sfnp|Trần Hữu Đính|1993|p=13–14}} Trong 3 năm thực hiện, 1970–1973, chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển.{{sfnp|Trần Hữu Đính|1993|p=17}} Nông dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất và năng suất lúa gạo tăng lên, đời sống của nhân dân vùng quê được cải thiện.{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2017}}