Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong thủy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 101.99.13.17 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Phương Huy
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 6:
Sách ''Táng thư'' viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở [[Đông Á|Á Đông]], thuật phong thủy cũng dựa vào [[dịch lý]], thuyết [[âm dương]], [[ngũ hành]].
 
Phong thủy là một trong Ngũ thuật của Siêu hình học Trung Quốc, được xếp vào loại thuật xem tướng (quan sát tướng mạo thông qua các công thức và phép tính). Phong thủy học luận về kiến trúc dưới góc độ "lực lượng vô hình" liên kết vũ trụ, trái đất và con người với nhau, được gọi là ''khí''.
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng Phong thủy là có thật, và nó bị cộng đồng khoa học xếp vào nhóm [[giả khoa học]] bởi vì nó đưa ra các quan điểm trái ngược với lí luận khoa học, các khẳng định về cách thức thế giới hoạt động của nó mâu thuẫn với các kết quả nghiên cứu bằng [[phương pháp khoa học]]. Phong thủy có thể tiệm cận đến khoa học hoặc tiệm cận đến [[mê tín dị đoan]] là tùy thuộc vào người sử dụng nó cho mục đích tốt hay xấu.
 
Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi để định hướng các tòa nhà - thường là các công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh như lăng mộ, nhưng cũng có thể là nhà ở và các công trình kiến ​​trúc khác - theo cách tốt lành. Tùy thuộc vào phong cách phong thủy cụ thể đang được sử dụng, một vị trí tốt có thể được xác định bằng cách tham khảo các đặc điểm địa phương như các vùng nước, các vì sao hoặc la bàn.
 
== Địa lý phong thủy ==