Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lai xa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tác giả đầu tiên của "Lai xa"
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 10:36, ngày 19 tháng 7 năm 2021

Lai xa là quá trình lai giữa các giống sinh vật khác hẳn nhau về nguồn gốc.[1][2][3] Quá trình này có thể xảy ra trong thiên nhiên hoang dã hoặc do con người tiến hành. Thuật ngữ tiếng Anh tương đương là outcrossing.[3]

  • Trong tự nhiên, ví dụ về lai xa hay được đưa vào các sách giáo khoa hoặc giáo trình Sinh học nhiều nhất là lai tự nhiên giữa ngựalừa, sinh ra la.[1][4] Vì ngựa và lừa là hai loài khác nhau, nên kiểu lai xa này gọi là lai khác loài.
  • Trong lai nhân tạo, một phép lai xa tạo thành loài thực vật nhân tạo đầu tiên trên Thế giới là cải bắp lai cải củ. Kiểu lai xa này gọi là lai khác chi. Ngoài ra, lai xa thường gặp nhiều trong lai khác dòng, như lai chó săn vịt (Poodle) với chó tha mồi (Labrador Retriever).
Giống chó "Labradoodle" là kết quả lai xa giữa chó Poodle với chó Labrador Retriever

Nếu lai khác loài và lai khác chi thường sinh ra con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản), thì lai khác dòng là kỹ thuật cơ bản để tạo ra ưu thế lai. Do đó, lai xa làm tăng tính đa dạng di truyền, làm giảm xác suất biểu hiện của các alen lặn có hại gây ra bệnh hoặc bất thường di truyền.

Nguồn trích dẫn

  1. ^ a b Sách giáo khoa (2019). Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  2. ^ Campbell (2010). Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  3. ^ a b “Outcross”.
  4. ^ Phạm Thành Hổ (1998). Di truyền học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.