Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà nước kiến tạo phát triển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 21:
 
Nói một cách cụ thể, điều làm ra chính phủ kiến tạo là chính phủ phải có một bộ máy tổ chức chặt chẽ và có quyền lực đạt được mục tiêu nó mong muốn.<ref>Chang, Ha-Joon. 1999. "The Economic Theory of the Developmental State." Pp. 182-199 in Meredith Woo-Cumings (ed.), ''The Developmental State.'' Ithaca, NY: Cornall University Press.</ref><ref>Cumings, Bruce. 1999. "Webs with No Spiders, Spiders with No Webs: The Genealogy of the Developmental State." Pp. 61-92 in Meredith Woo-Cummings (ed.), ''The Developmental State.'' Ithaca, NY: Cornall University Press.</ref><ref name=johnson1982>Johnson, Chalmers. 1982. ''MITI and the Japanese Miracle.'' Stanford, Calif.: Stanford University Press.</ref><ref>Pempel, T.J. 1999. "The Developmental Regime in a Changing World Economy." Pp. 137-181 in Meredith Woo-Cummings (ed.), ''The Developmental State.'' Ithaca, NY: Cornall University Press.</ref> Phải có một nhà nước có khả năng lãnh đạo nền kinh tế lâu dài và tổ chức một cách hiệu quả và có lý, cũng như quyền lực hỗ trợ chính sách kinh tế dài hạn. Tất cả những điều này đều quan trọng bởi vì nhà nước phải có khả năng chịu được sự yêu cầu bên ngoài của các [[công ty đa quốc gia]] để làm việc ngắn hạn với họ, cũng như vượt qua được sự kháng cự bên trong từ các nhóm có uy tín cố gắng bảo vệ những lợi ích ngắn hạn này, và điều chỉnh sự tranh chấp bên trong quốc gia liên quan đến ai sẽ là người có lợi nhiều nhất từ dự án phát triển này. Tại các nước Đông Á, nhà nước kiến tạo phát triển được lãnh đạo bởi một nhóm nhỏ quan chức tinh hoa được tuyển dụng từ những tài năng quản lý tốt nhất, những người đã đưa ra những chính sách công nghiệp hóa. Nhóm lãnh đạo này ban hành và thực hiện những chính sách công nghiệp không thay thế thị trường mà hợp lý hóa thị trường trong dài hạn với điều kiện nền chính trị cho phép giới tinh hoa ban hành và thực thi chính sách của họ.<ref>The Asian Developmental State, The Asian Developmental State: Ideas and Debates, pages 1-25, Yin-wah Chu, Palgrave Macmillan, New York</ref>
 
Nhà nước kiến tạo phát triển tại Đông Bắc Á tập trung vào việc tối đa hóa đầu tư và kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng. Trong khi tỷ lệ đầu tư cao được duy trì thường xuyên là một phần của mô hình phát triển như tại Hàn Quốc và Đài Loan, khả năng tồn tại của mô hình này bị hủy hoại bởi việc nền kinh tế thiếu khả năng đủ cơ hội cho đầu tư sinh lời. Trong khi đó, di sản của hệ thống kiểm soát lao động gắn liền với nhà nước kiến tạo phát triển đã cản trở sự phát triển của cách tăng trưởng ổn định được dẫn dắt bởi tiền lương. Thay vào đó các nền kinh tế này trở nên dựa vào sự kết hợp thiếu ổn định của thặng dư tài khoản vãng lai vay tiêu dùng để duy trì tăng trưởng. Những thay đổi trong cách tăng trưởng, việc định hướng lại khu vực tài chính từ cho doanh nghiệp vay sang cho gia đình vay và sự xuống cấp của chính sách công nghiệp khiến không thể tiếp tục xem Hàn Quốc và Đài Loan là những nhà nước kiến tạo phát triển.<ref>Korea and Taiwan: The Crisis of Investment-Led Growth and the End of the Developmental State, Iain Pirie, Journal of Contemporary Asia Issue 1, Volume 48, 2018 - Pages 133-158</ref>
===Nhật Bản===
Nhật Bản là trường hợp được nghiên cứu đầu tiên bởi [[Chalmers Johnson]] và là cơ sở chính cho sự hình thành ban đầu của khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Johnson, mặc dù dùng thuật ngữ “Mô hình Nhật Bản”, cũng đã cảnh báo về sự khái quát quá mức nếu chỉ dựa vào nghiên cứu Nhật Bản. Nói cách khác, việc gọi cách thức mà Chính phủ Nhật định hướng và dẫn dắt phát triển kinh tế là một “mô hình” cần phải được dùng một cách thận trọng vì tính khái quát lý thuyết còn rất thấp và do vậy tiếp tục nghiên cứu các trường hợp tương tự ở các nước NIC Đông Á cũng như tại chính nước Nhật. Các đặc điểm của mô hình Nhật Bản sau này cũng được đối chiếu và phân tích trong các trường hợp khác, đặc biệt là tại các nước NIC Đông Á.<ref>[http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-khai-niem-va-thuc-te-126548.html Nhà nước kiến tạo phát triển: Khái niệm và thực tế], Tạp chí Tài chính, 27/06/2017</ref>