Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cử tạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 148:
 
=== Thủ tục chính thức ===
Trong mỗi hạng cân, các lực sĩ đều phải tranh tài trong cả cử giật và cử đẩy với ba lần cử cho mỗi nội dung. Giải thưởng thường được trao cho các lực sĩ dẫn đầu trong mỗi nội dung hay trong thành tích tổng. Khi thi đấu, các lực sĩ đăng kí mức tạ nhẹ nhất được xếp đấu trước và chỉ có một lực sĩ nâng tạ chính thức trong một thời điểm. Nếu lực sĩ nào không thực hiện thành công mức tạ đã đăng kí, lực sĩ đó sẽ phải thực hiện lại mức tạ đó hoặc thử sức với mức tạ cao hơn sau khi các lực sĩ khác thực hiện các mức tạ nhẹ hơn mức tạ mới của lực sĩ cử hỏng đó. Trong cuộc thi đấu, tạ được lắp với khối lượng có xu hướng tăng dần với khối lượng phải là số tự nhiên (tính theo đơn vị kg). Nếu hai lực sĩ có thành tích tổng cử như nhau, lực sĩ nào có khối lượng cơ thể nhẹ hơn thì sẽ có thứ hạng cao hơn.
 
Trong các cuộc thi chính thức của Cử tạ, bao giờ nội dung Cử giật cũng được tiến hành trước, sau đó là Cử đẩy, ở giữa hai nội dung là một khoảng thời gian tạm nghỉ. Nếu lực sĩ nào thất bại ở cả 3 lần ở Cử giật sẽ bị loại và không được thi Cử đẩy và nếu lực sĩ nào dự thi Cử đẩy mà thất bại cả 3 lần sẽ không được tính tổng cử. Đội ngũ trọng tài bao gồm 3 người, hai người ngồi hai bên và người còn lại ngồi phía trước mặt lực sĩ đang thi đấu. Họ sẽ cùng quyết định màn nâng tạ của các lực sĩ là "thành công" hay "thất bại" dựa vào luật lệ của IWF và bằng tín hiệu đèn - đèn trắng ứng với "thành công" và đèn đỏ ứng với "thất bại". Màn nâng tạ của lực sĩ được coi là thành công khi có tối thiểu hai trọng tài chấp nhận.
 
== Xem thêm ==