Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà nước kiến tạo phát triển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
là sao ?
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại
n Đã lùi lại sửa đổi của Onggiavn (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của NguoiDungKhongDinhDanh
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
'''Nhà nước kiến tạo phát triển''', hoặc '''chính phủ kiến tạo''' (theo cách hiểu của [[Việt Nam]]<ref name="Bộ Nội vụ - Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước 2018">{{chú thích web | title=Nhà nước kiến tạo phát triển: mô hình và triển vọng | website=Bộ Nội vụ - Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước | date=ngày 10 tháng 11 năm 2018 | url=http://tcnn.vn/news/detail/38326/Nha_nuoc_kien_tao_phat_trien_mo_hinh_va_trien_vongall.html | language=vi | accessdate =ngày 27 tháng 12 năm 2019}}</ref>), là một thuật ngữ được dùng bởi ngành [[kinh tế chính trị quốc tế]] để đề cập về một mô hình xây dựng kinh tế vĩ mô ở [[Đông Á]] vào thế kỷ 20. Mô hình [[chủ nghĩa tư bản|tư bản]] này (thỉnh thoảng được đề cập tới như là chủ nghĩa phát triển tư bản), nhà nước mang tính chủ động hơn, nói cách khác là tự trị và mang nhiều quyền lực chính trị hơn, cũng như có quyền hơn trong điều tiết kinh tế. Nhà nước kiến tạo có sự can thiệp rất mạnh trong việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và quy hoạch. Thuật ngữ sau đó được dùng để mô tả các quốc gia ngoài khu vực Đông Á đã đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà nước kiến tạo. [[Botswana]], là một ví dụ, đã chứng tỏ được khả năng kinh tế của mình từ đầu những năm 1970.<ref>Leftwich, Adrian, "The Developmental State", Working Paper No. 6, University of York,1994</ref> Nhà nước kiến tạo ngược lại với nhà nước trấn lột hoặc nhà nước yếu.<ref>Evans, Peter. 1995. Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation. Princeton: Princeton University Press.</ref> Nhà nước kiến tạo phát triển là một hình thức của [[chủ nghĩa tư bản nhà nước]]. Nó được áp dụng ở Đông Á trong thời chiến tranh lạnh như là một mô hình chủ nghĩa tư bản trong đó nhà nước đóng vai trò lớn trong việc định hướng và hỗ trợ nền kinh tế. Mô hình này chịu ảnh hưởng của [[Liên Xô]] trong đó nhà nước là kiến trúc sư của quá trình phát triển kinh tế bằng việc hoạch định những kế hoạch và chiến lược kinh tế nhưng nó khác Liên Xô ở chỗ khu vực tư nhân là nguồn lực chính tạo ra tăng trưởng kinh tế còn nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ trợ cho nền kinh tế.
 
==Khái niệm==
Người đầu tiên đã nghiêm túc đưa ra khái niệm này là [[Chalmers Johnson]].<ref name="Leftwich, Adrian 1995, pages 400 - 427">Leftwich, Adrian, "Bringing politics back in: Towards a model of the developmental state", ''Journal of Development Studies'', Volume 31, Issue ngày 3 tháng 2 năm 1995, pages 400-427</ref> Johnson định nghĩa nhà nước kiến tạo là một nhà nước tập trung chủ yếu vào việc phát triển kinh tế và việc đưa ra yếu tố chính trị cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Ông bàn luận rằng kinh tế của Nhật Bản phát triển bị ảnh hưởng rất lớn bởi vì sự can thiệp sâu sắc của các viên chức, đặc biệt là những người trong Bộ Công Thương (MITI). Ông có viết trong cuốn sách của ông ''MITI và câu chuyện thần kỳ của Nhật Bản'' là:
<blockquote>''Một nhà nước đã chậm trễ để công nghiệp hóa, nên nhà nước đã tự để nó công nghiệp hóa, đó là thế, nó đã đạt được khả năng kiến tạo. Hai thứ này thay đổi định hướng của chúng tới hoạt động kinh tế tư nhân, định hướng điều tiết và định hướng kiến tạo phát triển, rồi tạo ra hai loại quan hệ khác nhau giữa doanh nghiệp và nhà nước. Hoa Kỳ là một ví dụ nhà nước điển hình mà trong đó việc điều tiết đứng đầu trên hết, trong khi Nhật Bản là một ví dụ nhà nước điển hình khác khi định hướng kiến tạo phát triển dẫn đầu các định hướng còn lại.''</blockquote>
Dòng 11:
Chính phủ trong nhà nước kiến tạo phát triển chủ động trong việc đầu tư và huy động vốn vào các lĩnh vực công nghiệp tiềm năng mà có [[hiệu ứng lan tỏa]] mạnh đối với xã hội. Sự hợp tác giữa nhà nước và các nhà đầu tư công nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ vững nền kinh tế vĩ mô. Theo ''Getting the Price Wrong'' của [[Alice Amsden]], sự can thiệp của nhà nước trong hệ thống thị trường như là sự giúp đỡ của tiền trợ cấp chính phủ để nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của công ty, điều tiết tỷ giá hối đoái, điều chỉnh mức tiền công và sự lôi kéo lạm phát để giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp làm tăng trưởng mạnh, thường được thấy nhiều nhất trong các nước [[công nghiệp hóa chậm]] và những nước phát triển sớm.<ref name="Amsden"/>
 
Để thực hiện các chức năng kiến tạo phát triển, nhà nước phải có bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có tính hợp pháp cao, được pháp luật cho phép và có sự đồng thuận, ủng hộ xã hội rộng rãi; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo những tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ ngày càng hoàn thiện. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ. Nhà nước còn phải có những nhà lãnh đạo và đội ngũ hoạch định chiến lược giỏi, tận tâm; có quyết tâm chính trị cao nhất đối với sự phát triển của đất nước, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân và trao cho họ những quyền quyết định tương đối. Bộ máy lãnh đạo có quyền độc lập tương đối trong việc theo đuổi các lợi ích quốc gia, hòa cùng các mối quan hệ xã hội và có mối liên hệ mật thiết với xã hội, có khả năng và dũng khí vượt qua những lợi ích cục bộ.<ref name="lyluan">[http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/1914-nha-nuoc-kien-tao.html Nhà nước kiến tạo], Tạp chí Lý luận Chính trị, 16 Tháng 3 2017</ref> Trong trường hợp của [[Nhật Bản]], quyền sở hữu doanh nghiệp rất ít, nhưng lĩnh vực tư nhân được chỉ rất dẫn khắt khe và bị giới hạn bởi những người cơ quan chính phủ có quyền lực. Những người này không được bầu cử chính thức và do đó sự ảnh hưởng của các tập đoàn và các nhóm lợi ích tới họ ít hơn trong quá trình xung đột. Sự xung đột trong vấn đề này là Bộ chính phủ có thể tự do quy hoạch kinh tế và có tầm nhìn lâu dài mà không có tập đoàn hay cá nhân nào trong ngắn hạn có thể phá vỡ được chính sách kinh tế của Bộ.
 
==Đông Á và Đông Nam Á==
Dòng 21:
 
Nói một cách cụ thể, điều làm ra chính phủ kiến tạo là chính phủ phải có một bộ máy tổ chức chặt chẽ và có quyền lực đạt được mục tiêu nó mong muốn.<ref>Chang, Ha-Joon. 1999. "The Economic Theory of the Developmental State." Pp. 182-199 in Meredith Woo-Cumings (ed.), ''The Developmental State.'' Ithaca, NY: Cornall University Press.</ref><ref>Cumings, Bruce. 1999. "Webs with No Spiders, Spiders with No Webs: The Genealogy of the Developmental State." Pp. 61-92 in Meredith Woo-Cummings (ed.), ''The Developmental State.'' Ithaca, NY: Cornall University Press.</ref><ref name=johnson1982>Johnson, Chalmers. 1982. ''MITI and the Japanese Miracle.'' Stanford, Calif.: Stanford University Press.</ref><ref>Pempel, T.J. 1999. "The Developmental Regime in a Changing World Economy." Pp. 137-181 in Meredith Woo-Cummings (ed.), ''The Developmental State.'' Ithaca, NY: Cornall University Press.</ref> Phải có một nhà nước có khả năng lãnh đạo nền kinh tế lâu dài và tổ chức một cách hiệu quả và có lý, cũng như quyền lực hỗ trợ chính sách kinh tế dài hạn. Tất cả những điều này đều quan trọng bởi vì nhà nước phải có khả năng chịu được sự yêu cầu bên ngoài của các [[công ty đa quốc gia]] để làm việc ngắn hạn với họ, cũng như vượt qua được sự kháng cự bên trong từ các nhóm có uy tín cố gắng bảo vệ những lợi ích ngắn hạn này, và điều chỉnh sự tranh chấp bên trong quốc gia liên quan đến ai sẽ là người có lợi nhiều nhất từ dự án phát triển này. Tại các nước Đông Á, nhà nước kiến tạo phát triển được lãnh đạo bởi một nhóm nhỏ quan chức tinh hoa được tuyển dụng từ những tài năng quản lý tốt nhất, những người đã đưa ra những chính sách công nghiệp hóa. Nhóm lãnh đạo này ban hành và thực hiện những chính sách công nghiệp không thay thế thị trường mà hợp lý hóa thị trường trong dài hạn với điều kiện nền chính trị cho phép giới tinh hoa ban hành và thực thi chính sách của họ.<ref>The Asian Developmental State, The Asian Developmental State: Ideas and Debates, pages 1-25, Yin-wah Chu, Palgrave Macmillan, New York</ref>
 
Nhà nước kiến tạo phát triển tại Đông Bắc Á tập trung vào việc tối đa hóa đầu tư và kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng. Trong khi tỷ lệ đầu tư cao được duy trì thường xuyên là một phần của mô hình phát triển như tại Hàn Quốc và Đài Loan, khả năng tồn tại của mô hình này bị hủy hoại bởi việc nền kinh tế thiếu khả năng tạo ra đủ cơ hội cho đầu tư sinh lời. Trong khi đó, di sản của hệ thống kiểm soát lao động gắn liền với nhà nước kiến tạo phát triển đã cản trở sự phát triển của cách tăng trưởng ổn định được dẫn dắt bởi tiền lương. Thay vào đó các nền kinh tế này trở nên dựa vào sự kết hợp thiếu ổn định của thặng dư tài khoản vãng lai và vay tiêu dùng để duy trì tăng trưởng. Những thay đổi trong cách tăng trưởng, việc định hướng lại khu vực tài chính từ cho doanh nghiệp vay sang cho gia đình vay và sự xuống cấp của chính sách công nghiệp khiến không thể tiếp tục xem Hàn Quốc và Đài Loan là những nhà nước kiến tạo phát triển.<ref>Korea and Taiwan: The Crisis of Investment-Led Growth and the End of the Developmental State, Iain Pirie, Journal of Contemporary Asia Issue 1, Volume 48, 2018 - Pages 133-158</ref>
===Nhật Bản===
Nhật Bản là trường hợp được nghiên cứu đầu tiên bởi [[Chalmers Johnson]] và là cơ sở chính cho sự hình thành ban đầu của khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Johnson, mặc dù dùng thuật ngữ “Mô hình Nhật Bản”, cũng đã cảnh báo về sự khái quát quá mức nếu chỉ dựa vào nghiên cứu Nhật Bản. Nói cách khác, việc gọi cách thức mà Chính phủ Nhật định hướng và dẫn dắt phát triển kinh tế là một “mô hình” cần phải được dùng một cách thận trọng vì tính khái quát lý thuyết còn rất thấp và do vậy tiếp tục nghiên cứu các trường hợp tương tự ở các nước NIC Đông Á cũng như tại chính nước Nhật. Các đặc điểm của mô hình Nhật Bản sau này cũng được đối chiếu và phân tích trong các trường hợp khác, đặc biệt là tại các nước NIC Đông Á.<ref>[http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-khai-niem-va-thuc-te-126548.html Nhà nước kiến tạo phát triển: Khái niệm và thực tế], Tạp chí Tài chính, 27/06/2017</ref>
 
Trong trường hợp của [[Nhật Bản]], quyền sở hữu doanh nghiệp rất ít, nhưng lĩnh vực tư nhân được chỉ rất dẫn khắt khe và bị giới hạn bởi những người cơ quan chính phủ có quyền lực. Những người này không được bầu cử chính thức và do đó sự ảnh hưởng của các tập đoàn và các nhóm lợi ích tới họ ít hơn trong quá trình xung đột. Sự xung đột trong vấn đề này là các Bộ của chính phủ có thể tự do quy hoạch kinh tế và có tầm nhìn lâu dài mà không có tập đoàn hay cá nhân nào trong ngắn hạn có thể phá vỡ được chính sách kinh tế của các Bộ.
 
===Thái Lan===
Vào cuối những năm 1990, một nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn 24 người doanh nghiệp lớn ở [[Thái Lan]] được sở hữu bởi tập đoàn [[Nhật Bản]] và Hoa Kỳ. Họ cho rằng đa số các người lao động trong những tập đoàn này làm nhiều hơn trung bình ở Thái Lan, và [[lương tối thiểu]] là $4,40 vào thời điểm này. Từ phân tích của các nhà nghiên cứu từ 1.000 bản câu hỏi cho thấy người lao động có lương thu và lợi ích cao hơn trung bình so với công ty được sở hữu bởi người Thái. Họ tìm thấy điều kiện lao động trong tất cả 24 công ty điều không hợp tiêu chuẩn trong đó có [[Nike, Inc.|Nike]] ở Đông Nam Á.<ref>Richter, Frank-Jurgen. 2000. ''The Asian Economic Crisis.'' New York: Quorum Press.</ref>
Hàng 58 ⟶ 53:
 
===Đài Loan===
Đài Loan là một nhà nước kiến tạo phát triển tư bản điển hình từ thập niên 1960 đến 1980<ref>Taiwan's Developmental State: After the Economic and Political Turmoil, Yu-Shan Wu, Asian Survey Vol. 47, No. 6 (November/December 2007), pp. 977-1001</ref>. Sự độc đáo của quá trình công nghiệp hóa tại Đài Loan là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu. Thị trường hơn là chính sách công nghiệp giải thích cho sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đài Loan. Chiến thuật của người lãnh đạo hơn là thể chế là nguồn gốc của khả năng định hướng của nhà nước và đã đem lại sự thành công của chính sách công nghiệp. Sự phát triển của Đài Loan là sự thành công công nghiệp lấy cảm hứng từ chính trị hơn là sự phát triển được nhà nước dẫn dắt.<ref>Rethinking the Taiwanese Developmental State, Yongping Wu, The China Quarterly No. 177 (Mar., 2004), pp. 91-114 (24 pages)</ref> Đài Loan trở thành nhà nước kiến tạo phát triển trong thập niên 1970 do những tác động từ bên ngoài như chương trình hạt nhân của Trung Quốc và những hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật của Mỹ. Những nỗ lực của các nhà kỹ trị Đài Loan trong việc thiết lập khung thể chế cho sự phối hợp giữa xã hội và công nghiệp như Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp và Công viên Khoa học Hsinchu đã tạo ra sự chuyển đổi chủ yếu của Đài Loan thành nhà nước kiến tạo phát triển. Những nhà hoạch định nhà nước quan tâm đến việc tối đa hóa việc sử dụng những nguồn lực có hạn của Đài Loan cho sự phát triển công nghiệp. Nhà nước kiến tạo phát triển dần dần xuất hiện như là kết quả của sự kết hợp giữa những nỗ lực của giới kỹ trị và giới học thuật cũng như những nhà tư vấn. Giới lãnh đạo chính trị sử dụng thẩm quyền của họ ủng hộ tầm nhìn của những nhà hoạch định chính sách đã tạo ra một nhà nước kiến tạo phát triển tại Đài Loan.<ref>The Origins of the Developmental State in Taiwan: Science Policy and the Quest for Modernization by Megan J. Greene (review), Wayne Soon, East Asian Science, Technology and Society: an International Journal, Duke University Press, Volume 8, Number 1, 2014, pp. 155-157</ref>
 
===Việt Nam===
Tại Việt Nam, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đang được xem có thể là sự lựa chọn phù hợp cho Việt Nam<ref>[http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Noi-ham-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-Mo-hinh-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-co-the-la--su-lua-chon-phu-hop-cho-Viet-Nam-12896 Nội hàm "nhà nước kiến tạo phát triển" (Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể là sự lựa chọn phù hợp cho Việt Nam)], Nguyễn Sĩ Dũng, Tạp chí Tia sáng, 25/10/2018</ref>. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về nhà nước kiến tạo<ref name="sidung"/>. Việt Nam đang cố gắng làm sáng tỏ nội dung của mô hình này, tại sao các nước Đông Á lại công nghiệp hóa nhanh chóng bằng mô hình này để áp dụng vào Việt Nam. Có quan điểm cho rằng Việt Nam có văn hóa tương đồng với các nước Đông Á nên mô hình nhà nước kiến tạo phát triển phù hợp với Việt Nam<ref name="sidung">[https://vnexpress.net/de-viet-nam-hoa-rong-4236975.html Để Việt Nam hoá rồng], VnExpress, 19/2/2021</ref>. Nhà nước Việt Nam đã có những đổi mới bước đầu trong hoạt động của mình hướng theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển sau khi họ đã thất bại trong việc [[công nghiệp hóa tại Việt Nam|công nghiệp hóa đất nước]] bằng mô hình cũ trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.<ref>[http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/mo-hinh-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-nhan-to-trung-tam-trong-xay-dung-va-thuc-thi-the-che-phat-trien-dat-nuoc.html Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển-nhân tố trung tâm trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển đất nước], Hội đồng lý luận Trung ương, 13/10/2018 </ref><ref>[http://tcnn.vn/news/detail/43299/Xay-dung-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-o-Viet-Nam.html Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam], Tạp chí tổ chức nhà nước, 11/06/2019 </ref><ref>[https://www.nhandan.com.vn/hangthang/chinh-tri/item/31846702-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien.html Nhà nước kiến tạo phát triển], Báo Nhân dân, 15/01/2017</ref> Tuy nhiên nhà nước Việt Nam lại có vẻ đang thiếu dứt khoát trong việc lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển<ref name="sidung"/>.